Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có vai trò quan trọng. Sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp; tạo mặt hàng xuất khẩu,…

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Ngành công nghiệp có đặc điểm và những vai trò riêng biệt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.

- Cơ cấu ngành công nghiệp có nhiều cách phân loại khác nhau (công nghiệp nặng, nhẹ; công nghiệp chế biến, khai thác,…).

- Các nhân tố ảnh hưởng: vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Đặc điểm của ngành lâm nghiệp và thuỷ sản

+ Chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm là đặc điểm mang tính đặc thù của cây lâm nghiệp.

+ Hoạt động lâm nghiệp bao gồm: trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng,...

+ Sản xuất thuỷ sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.

+ Sản xuất thuỷ sản ngày càng áp dụng công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

- Sự phát triển, phân bố của ngành lâm nghiệp và thuỷ sản

+ Trên phạm vi toàn thế giới, sản lượng gỗ khai thác hằng năm có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các năm và giữa các nhóm nước.

+ Các quốc gia có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất năm 2019 là: Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, Ai Cập, Na Uy, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á,...

Bình luận (0)
Minh Tuyết
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 9 2023 lúc 23:52

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của ngành.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình (dạng địa hình, độ cao, độ dốc,…): ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất của ngành.

Ví dụ:

Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.

Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.

+ Đất đai (quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất): ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.

Ví dụ: Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.

+ Khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,..): ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.

Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH do có mùa đông lạnh nên chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm, trong khi đó vùng ĐBSCL có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm.

+ Nguồn nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thủy sản.

+ Sinh vật: nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành.

Ví dụ: Các thành phố đông dân cư là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.

+ Nguồn lao động, trình độ lao động, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất của ngành.

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 9 2023 lúc 20:22

* Tự nhiên:

- Tính chất và độ phì của đất ảnh hưởng tới năng suất và phân bố cây trồng.

=> Ví dụ:

+ Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.

+ Đất phù sa phù hợp với việc trồng lúa nước, đất badan thích hợp trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su,…).

- Địa hình ảnh hưởng đến quy mô và cách thức canh tác.

=> Ví dụ:

+ Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.

+ Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.

- Khí hậu ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng, tính mùa vụ và hiệu quả sản xuất.

=> Ví dụ: Miền Bắc nước ta có 1 mùa đông lạnh thích hợp để đa dạng cơ cấu cây trồng, phát triển các loài cây nguồn gốc ôn đới.

- Nguồn nước cung cấp phù sa, nước tưới cho sản xuất, là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất thủy sản.

- Sinh vật tự nhiên là cơ sở để tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.

* Kinh tế - xã hội:

- Dân cư vừa là nguồn lao động, lực lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Quan hệ sở hữu ruộng đất, các chính sách phát triển nông nghiệp định hướng phát triển và quy định các hình thức sản xuất.

=> Ví dụ: Việt Nam có các chính sách ưu đãi về thuế đối với nông nghiệp nhằm khuyết khích đầu tư phát triển nông nghiệp.

- Tiến bộ khoa học – công nghệ làm thay đổi sâu sắc cách thức sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, giá trị nông sản.

=> Ví dụ: Ở Hốc-cai-đô (hòn đảo lạnh nhất phía bắc Nhật Bản) lại có sản lượng nông nghiệp lớn nhất nhờ áp dụng nông nghiệp trong nhà kính.

- Công nghiệp chế biến và các ngành khác thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Thị trường điều tiết sản xuất, góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 9 2023 lúc 20:27

Ví dụ: Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động.

- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...

- Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Vai trò và đặc điểm ngành bưu chính viễn thông:

* Vai trò

- Hoạt động bưu chính: chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,… Hoạt động viễn thông: truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.

- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

* Đặc điểm

- Gồm hai ngành là bưu chính và viễn thông.

+ Ngành bưu chính: nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,… từ nơi gửi đến nơi nhận.

+ Ngành viễn thông sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.

- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,...), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,...).

- Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.

Tình hình phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông:

- Bưu chính: ngày càng phát triển với nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới xuất hiện. Mạng lưới bưu cục và các dịch vụ bưu chính phát triển rộng khắp trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,… có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới

- Viễn thông: đang phát triển nhanh chóng dưới tác động của khoa học - công nghệ, trong đó nổi bật nhất là điện thoại và internet.

+ Điện thoại được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, chiếm ưu thế trong ngành viễn thông. Hiện nay, có hơn 5 tỉ người trên thế giới đang sử dụng điện thoại cá nhân. Các nước có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga,...

+ Internet tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành viễn thông thế giới. Sự phát triển của các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI),...đã tạo ra thời kì vạn vật kết nối, làm thay đổi sâu sắc ngành viễn thông thế giới.

Bình luận (0)