Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Tình hình phát triển:

+ Giao thông đường biển đảm nhiểm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa trong tổng khối lượng của tất cả các phương tiện giao thông tải hàng hóa trên thế giới (chủ yếu là dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ).

+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng công-te-nơ không ngừng tăng và trở nên thông dụng.

+ Năm 2019, có hơn 2 triệu chiếc tàu biển trên thế giới.

+ Ngành vận tải đường biển hướng tới quy trình chặt chẽ, hạn chế rủi ro và bảo vệ hành hóa an toàn trong quá trình vận chuyển, đồng thời chú ý bảo vệ môi trường biển và đại dương.

- Phân bố:

+ Các tuyến đường biển sôi động nhất là tuyến kết nối giữa châu Âu với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các tuyến kết nối hai bên bờ Đại Tây Dương

+ Các cảng biển có lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất nằm 2019 đều nằm ở châu Á: Thượng Hải (Trung Quốc),  Xin-ga-po, Ninh Ba - Chu Sơn (Trung Quốc), Thẩm Quyến (Trung Quốc), Busan (Hàn Quốc),…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Tình hình phát triển giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới

- Ưu thế: tiện lợi, cơ động và dễ kết nối với các loại hình vận tải khác.

- Tổng chiều dài không ngừng tăng, từ 27 803,8 nghìn km (2000) lên 38 016,5 nghìn km (2019).

- Số lượng phương tiện vận tải ngày càng tăng.

- Các quốc gia đã và đang hướng tới phát triển các phương tiện thân thiện với môi trường, giao thông thông minh.

* Phân bố giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới

- Mạng lưới đường ô tô phân bố rộng rãi khắp trên thế giới trừ những vùng vĩ độ cao, băng tuyết bao phủ quanh năm.

- Mật độ và chiều dài đường ô tô phân bố rất khác nhau giữa các châu lục:

+ Mạng lưới dày đặc và tỉ trọng chiều dài đường ô tô lớn nhất thuộc về châu Á (với 42,1% năm 2019). 

+ Tiếp đến châu Mỹ với 29,8 %, mật độ đường ở Nam Mỹ dày hơn so với Bắc Mĩ. 

+ Châu Âu chiếm 17,7%, Châu Phi 7,8%, châu Đại Dương 2,6 % (chủ yếu ở ven biển phía nam lục địa Ô-xtrây-li-a).

- Các quốc gia có chiều dài đường ô tô lớn nhất thế giới là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên bang Nga. Riêng các quốc gia này đã chiếm ½ tổng chiều dài đường bộ của thế giới.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Tình hình phát triển:

+ Vận tải trên sông, hồ xuất hiện từ rất sớm dựa trên hệ thống sông, hồ tự nhiên và ngày càng thuận lợi nhờ các hoạt động cải tạo của con người.

+ Cải tạo cơ sở hạ tầng đường thủy, kết nối vận tải đường thủy và cảng biển công-te-nơ, ứng dụng công nghệ cao,… là xu hướng phát triển của ngành vận tải đường sông hồ trong tương lai.

- Sự phân bố:

+ Các quốc gia phát triển mạnh giao thông vận tải đường sông, hồ là Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Ca-na-đa.

+ Các hệ thống sông, hồ có tiềm năng lớn về giao thông là Đa-nuýp, Rai-nơ, Von-ga,… (châu Âu); Mê Kông, Dương Tử,.. (châu Á), Mi-xi-xi-pi và Ngũ Hồ (châu Mỹ).

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Bưu chính

-  Gồm các dịch vụ vận chuyển thư tín, bưu phẩm, chuyển tiền và điện báo. Mạng lưới bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp.

- Chất lượng không ngừng được nâng cao với nhiều dịch vụ hiện đại mới ra đời: chuyển phát nhanh, khai thác dữ liệu qua bưu chính, bán hàng qua bưu điện,....

- Mạng lưới bưu cục được mở rộng nhưng vẫn chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp.

* Viễn thông

- Viễn thông phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế, chủ yếu là điện thoại và internet.

- Điện thoại:

+ Tính đến năm 2019 có 5 tỉ người dùng điện thoại cá nhân với 8 tỉ thuê bao di động. Bình quân số máy điện thoại trên thế giới là 107,7/100 dân, riêng điện thoại thông minh là 68,9/100 dân.

+ Các quốc gia có số thuê bao nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga.

- Internet:

+ Ra đời năm 1989, internet đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành viễn thông thế giới nhờ thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin toàn cầu.

+ Số người sử dụng internet ngày càng đông, năm 2019 có hơn 4,3 tỉ người trên thế giới sử dụng internet.

+ Một số quốc gia đứng đầu như : Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Trung Đông,...

+ Khu vực Nam Á và châu Phi có tỉ lệ sử dụng internet rất thấp phổ biến mức dưới 50% dân.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Tình hình phát triển

- Ngành du lịch trên thế giới phát triển nhanh từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay.

- Số lượt khách du lịch không ngừng tăng lên từ 455,9 triệu lượt người (năm 1990) lên 687,3 triệu lượt người (năm 2000) và 1460 triệu lượt người (năm 2019).

- Doanh thu du lịch tăng năm 2019 đạt 1482 tỉ USD, chiếm 7% GDP của thế giới nhờ lượng khách du lịch tăng và chi tiêu của khách cũng tăng.

- Các loại hình du lịch ngày càng trở nên phong phú.

- Tuy nhiên, sự bùng nổ của ngành du lịch đang gây ra nhiều tác động đến môi trường, do vậy du lịch bền vững đang là xu hướng được các quốc gia quan tâm.

* Phân bố

Những quốc gia có ngành du lịch phát triển thì sẽ có số lượt khách và doanh thu du lịch cao như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Tình hình phát triển: 

+ Năm 2019, toàn thế giới có trên 15,0 nghìn sân bay, trong đó tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á. 

+ Các sân bay quốc tế tăng lên không ngừng cả về số sân bay và số lượt hành khách vận chuyển, từ 30 sân bay có số lượt khách là 25 triệu lượt trở lên năm 2000 đã tăng lên 92 sân bay vào năm 2019.

+ Đường hàng không đã vận chuyển trên 4,2 tỉ lượt hành khách, trong đó khoảng 40% là khách du lịch quốc tế (năm 2019).

- Phân bố: Các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất là tuyến vượt Đại Tây Dương nối châu Âu với Bắc Mỹ và Nam Mỹ, các tuyến nối Hoa Kỳ với các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
2 tháng 9 2023 lúc 9:20

Phương pháp giải:

Quan sát hình 34.2, đọc thông tin mục 5 (Đường hàng không) và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Tình hình phát triển và phân bố của đường hàng không trên thế giới

- Tình hình phát triển:

+ Ngành giao thông vận tải non trẻ nhưng có bước phát triển thần tốc nhờ tiến bộ của khoa học - công nghệ và tính ưu việt về tốc độ di chuyển.

+ Số lượng các máy bay dân dụng trên thế giới không ngừng tăng lên với khoảng 35 000 chiếc đang hoạt động. Các máy bay ngày càng hiện đại, vận chuyển được khối lượng lớn hơn, bay quãng đường xa hơn với tốc độ nhanh và an toàn hơn.

- Phân bố:

+ Hiện nay, thế giới có hơn 15 000 sân bay dân dụng đang hoạt động, tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.

+ Các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất là tuyến vượt Đại Tây Dương kết nối châu Âu với châu Mỹ, tuyến nối Hoa Kỳ với các nước châu Á – Thái Bình Dương. 

* Các sân bay và các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất trên thế giới hiện nay

+ Sân bay: sân bay quốc tế Bắc Kinh (Trung Quốc), sân bay quốc tế Denver (Hoa Kỳ), sân bay quốc tế Dallas-For Worth, sân bay quốc tế King Fahd (Ả Rập Xê-út),…

+ Tuyến đường hàng không: tuyến vượt Đại Tây Dương kết nối châu Âu với châu Mỹ, tuyến nối Hoa Kỳ với các nước châu Á – Thái Bình Dương.

Bình luận (0)

- Tình hình phát triển:

+ Hàng không là ngành giao thông vận tải non trẻ nhưng có bước phát triển thần tốc nhờ tiến bộ của khoa học - công nghệ và tính ưu việt về tốc độ di chuyển.

+ Số lượng các máy bay dân dụng trên thế giới không ngừng tăng lên với khoảng 35 000 chiếc đang hoạt động.

+ Các máy bay ngày càng hiện đại, vận chuyển được khối lượng lớn hơn, bay quãng đường xa hơn với tốc độ nhanh và an toàn hơn.

- Phân bố

+ Hiện nay, thế giới có hơn 15 000 sân bay dân dụng đang hoạt động, tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.

+ Các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất là tuyến vượt Đại Tây Dương kết nối châu Âu với châu Mỹ, tuyến nối Hoa Kỳ với các nước châu Á - Thái Bình Dương.

- Các sân bay nhộn nhịp nhất trên thế giới hiện nay: Changi Singapore, Doha (Qatar), Incheon (Hàn Quốc), Dubai (UAE), Sangster (Jamaica), Chhatrapati Shivaji Maharaj - Mumbai (Ấn Độ), Zurich (Thụy Sỹ), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ),…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Nội thương:

+ Cùng với sự phát triển của sức sản xuất và quy mô dân số, hoạt động thương mại trong các quốc gia ngày càng phát triển về cả không gian trao đổi sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm.

+ Quy mô thị trường hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng.

+ Việc mua bán hàng hóa thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

+ Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi thương mại truyền thống.

- Ngoại thương:

+ Thị trường thế giới hiện nay là thị trường toàn cầu, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang là xu hướng quan trọng nhất trong nền kinh tế thế giới.

+ Thương mại quốc tế ngày càng tăng về khối lượng và giá trị hàng hóa.

+ Các mặt hàng xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ô tô, lương thực và dược phẩm.

- Các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu lớn trên thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Canada,...

- Hiện nay các quốc gia thuộc một khu vực có xu hướng liên kết với nhau và hình thành các tổ chức thương mại khu vực như EU, USMCA, MERCOSUR, ASEAN, APEC,....

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
2 tháng 9 2023 lúc 8:49

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3 (Đường sông, hồ) và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới

- Tình hình phát triển:

 + Phát triển từ rất sớm.

+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ. 

 + Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.

- Phân bố:

+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi. 

+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.

* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam

- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…

- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…

Bình luận (0)

* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới

- Tình hình phát triển:

 + Phát triển từ rất sớm.

+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ. 

 + Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.

- Phân bố:

+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi. 

+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.

* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam

- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…

- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…

Bình luận (0)