Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò

+ Cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, uống hằng ngày của con người.

+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.

+ Là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác.

+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Đặc điểm

+ Đa dạng về cơ cấu ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt,…

+ Vốn đầu tư thường ít, thời gian thu hồi vốn nhanh.

+ Phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.

- Phân bố: Đây là ngành đang phát triển mạnh và phân bố rộng rãi trên thế giới -> Sự phân bố này chủ yếu do vài trò và đặc điểm của ngành tạo ra.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Phân biệt vai trò của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Điểm công nghiệp:

+ Đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác.

+ Giải quyết việc làm tại địa phương.

+ Đóng góp vào nguồn thu của địa phương.

+ Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.

- Khu công nghiệp:

+ Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại.

+ Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

+ Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Trung tâm công nghiệp: góp phần định hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ và tạo động lực phát triển cho khu vực lân cận.

- Vùng công nghiệp: thúc đẩy hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ, góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực theo lãnh thổ.

* Phân biệt đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Điểm công nghiệp:

+ Hình thức tổ chức đơn giản nhất, gồm một số cơ sở sản xuất nằm trong phạm vi của một điểm dân cư hoặc xa điểm dân cư.

+ Các cơ sở sản xuất thường phân bố gần nguồn nhiên, nguyên liệu (hoặc vùng nông sản).

+ Giữa các cơ sở sản xuất không có hoặc có rất ít mối liên hệ với nhau.

- Khu công nghiệp tập trung:

+ Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.

+ Vị trí phân bố thuận lợi để vận chuyển hàng hóa và liên hệ với bên ngoài.

+ Tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. Các cơ sở này sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất; được hưởng quy chế riêng, ưu đãi sử dụng đất, thuế quan; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất; có, khả năng hợp tác sản xuất cao,…

+ Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ.

+ Nhiều hình thức: đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, công viên khoa học,...

- Trung tâm công nghiệp:

+ Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.

+ Gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp => mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

+ Trong trung tâm công nghiệp gồm nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và bổ trợ.

- Vùng công nghiệp:

+ Hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

+ Có không gian rộng lớn, gồm nhiều điểm, khu và trung tâm công nghiệp, có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất.

+ Có một số hạt nhân tạo vùng tương đồng.

+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò

+ Có vị trí then chốt trong nền kinh tế, tác động mạnh mẽ đến các ngành CN khác.

+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

+ Thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều ngành có hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao.

+ Làm thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động trên thế giới.

- Đặc điểm

+ Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển bùng nổ từ năm 1990 trở lại đây.

+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học khá đa dạng (các linh kiện điện tử; máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, thiết bị truyền thông,…).

+ Yêu cầu nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, hoạt động sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.

- Phân bố

+ Phân bố ở hầu hết các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển.

+ Một số nước phát triển mạnh như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 7 2023 lúc 21:09

- Công nghiệp là ngành kinh tế quan trong hàng đầu tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc. Ngành công nghiệp đạt mức độ tăng trưởng cao, GPA công nghệp năm 2020 tăng gấp 10 lần so với năm 2010.

Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Công nghiệp sản xuất ô tô phát triển rất nhanh. Công nghiệp hàng không vũ trụ được đầu tư mạnh và có hệ thống.

- Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc phân boos chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là vùng Duyên hải với các trung tâm như Bắc Kinh, Nam Kinh, thượng Hải,...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò:

+ Tạo ra những thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, đời sống xã hội, cũng như hỗ trợ tái tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên.

+ Ngành công nghiệp mũi nhọn ở nhiều nước, đem lại giá trị tăng cao, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

- Đặc điểm:

+ Ngành công nghiệp trẻ, đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.

+ Sản phẩm phong phú, đa dạng, luôn thay đổi về chất lượng và mẫu mã theo hướng hiện đại hóa.

+ Ngành ít gây ô nhiễm môi trường.

- Phân bố: tập trung hầu hết ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ,….

=> Do đây là ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ công nghệ và tính chính xác cao, bên cạnh đó cần lực lượng lao động có trình độ, chuyên môn – kĩ thuật tốt.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực

- Vai trò:

+ Là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế.

+ Nhân tố quan trọng trong phân bố các ngành công nghiệp hiện đại.

+ Góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia.

- Đặc điểm: 

+ Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian.

+ Giai đoạn 1990 - 2020, điện sản xuất từ than, thủy điện, dầu mỏ, điện nguyên tử có xu hướng giảm tỉ trọng; điện sản xuất từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo có xu hướng tăng tỉ trọng.

* Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện lực trên thế giới

- Sản lượng điện toàn thế giới không ngừng tăng lên, đến năm 2020 đạt 25 865 tỉ kWh.

- Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, LB Nga, Nhật Bản,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò: 

+ Cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu về ăn, uống của con người.

+ Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

+ Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Đặc điểm:

+ Sản phẩm của ngành rất phong phú, đa dạng.

+ Nguyên liệu chủ yếu từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. 

+ Các yêu cầu về đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng trong quá trình chế biến, bảo quản.

- Phân bố: có mặt ở mọi quốc gia nhưng phát triển nhất ở quốc gia có nguồn nguyên liệu dồi dào, hoặc có nhu cầu tiêu thụ lớn, đó là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, các nước EU, Ô-xtrây-li-a.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò:

+ Điện là nguồn năng lượng không thể thiếu trong xã hội hiện đại.

+ Cơ sở để tiến hành cơ khí hóa, tự động hoá trong sản xuất.

+ Điều kiện thiết yếu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong đời sống xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Các nước có cơ cấu điện năng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ kĩ thuật, chính sách phát triển,…

+ Đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện.

+ Sản phẩm không lưu giữ được.

- Phân bố: Tập trung ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Ấn Độ, Ca-na-đa, Đức, Hàn Quốc,…) do nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và đời sống ở các nước này lớn.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 11:45

Tham khảo!

- Yêu cầu số 1: Điểm nổi bật về ngành công nghiệp

+ Cộng hòa Nam Phi là quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi.

+ Ngành công nghiệp đóng góp khoảng 24,5% GDP và thu hút khoảng 22% lao động (năm 2021).

+ Cộng hòa Nam Phi có hoạt động sản xuất công nghiệp đa dạng, bên cạnh ngành công nghiệp khai thác thì ngành công nghiệp chế biến cũng đang được chú trọng phát triển. Ngoài ra, Cộng hòa Nam Phi còn phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng khác như cơ khí, hóa dầu, hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu,...

+ Cộng hòa Nam Phi đã hình thành các trung tâm công nghiệp quan trọng với hoạt động sản xuất đa dạng.

- Yêu cầu số 2:

+ Một số trung tâm công nghiệp lớn của Cộng hòa Nam Phi là: Đuốc-ban; Kếp-tao; Po Ê-li-da-bét; Blô-em-phôn-tên; Xu-ên; Giô-han-ne-xbớc,…

+ Các ngành công nghiệp quan trọng của Cộng hòa Nam Phi là: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, cơ khí, hóa dầu, hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu,...

Bình luận (0)