Viết 1 bài văn nghị luận mở bài trao duyên 14 câu tiếp theo (chiếc vành với bức...⁷
Bài 2: Hãy viết 3 mở bài gián tiếp theo 3 cách khác nhau cho đề văn nghị luận sau:
“Trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.”
Bài 3: Giả sử em là tác giả cuốn sách mang tên Facebook - “con dao hai lưỡi”, bàn về lợi ích và tác hại của mạng xã hội Facebook.
Vận dụng những kiến thức đã học về cách viết mở bài cho bài văn nghị luận, em hãy viết lời giới thiệu cho cuốn sách trên của mình theo hai cách (trực tiếp và gián tiếp).
Viết bài văn nghị luận giải thích :
" Đi một ngày đàng , học một sàng khôn " .
mình gửi các bước lm đây ạ
Các bước làm bài văn nghị luận
Mở bài:
-Câu dẫn dắt
-Trích dẫn nguyên câu nói của đề bài “câu tục ngữ” Thân bài :
Bước 1: Câu dẫn dắt (câu nói trên /câu tục ngữ trên đem đến cho em cảm xúc , bài học hay….) ?
Bước 2: Giải thích nghĩa - Nghĩa đen: (giải thích từ ngữ trong câu ) - Nghĩa bóng :( nghĩa khai quát /bài học / lời khuyên )
Bước 3 : Trả lời câu hỏi vì sao ? - Vậy vì sao lại có câu tục ngữ này / câu nói này ? sở dĩ là vì ? ( Nêu lí do / đưa ra lí lẽ / dẫn chứng )
Bước 4 : Mở rộng đề bài
- Những người như thế thì sao ?
- Những người không như thế thì sao ?
Bước 5 : Liên hệ thực tế
Bước 6 : Đưa ra phương pháp hành động
Bước 7 : Liên hệ bản thân
- Kể một câu chuyên của bản thân .
- Là mộ học sinh …….?
Kết bài :
- Khẳng định lại vấn đề ( tóm gọn /nội dung )
- Nêu suy nghĩ của bản thân .
Tham khảo :Cuộc sống là một hành trình dài, với nhiều những thử thách. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã đem đến một bài học quý giá dành cho mỗi người.
Câu tục ngữ bao gồm hai vế câu “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Ở vế câu đầu tiên, “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Hiểu sâu xa hơn thì đi một ngày đàng có nghĩa là đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa có hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Như vậy, câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
Mỗi hành trình đều đem đến cho con người những bài học vô cùng quý giá. Từ những bước đi đầu tiên, chúng ta cũng sẽ học hỏi được một điều gì đó. Dân tộc Việt Nam sẽ không quên được những bước đi đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville, Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Trong suốt “hành trình ngàn dặm” đó, Người đã đi qua nhiều nước phương Tây, phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Con đường ấy tuy đầy khó khăn và trắc trở. Nhưng đến cuối cùng, Bác cũng tìm đến được với ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nếu như không chịu bước đi, vị trí của con người sẽ mãi ở vạch xuất phát. Mỗi bước đi cho dù có nhỏ bé, ngắn ngủi nhưng từ những bước đi nhỏ ấy chúng ta mới đi qua một cuộc hành trình ngàn dặm. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Thành công của con người được tích lũy từ những trải nghiệm trong cuộc sống.
Bên cạnh đó vẫn có những người sống thụ động, hèn nhát. Họ không dám tiến bước về phía trước, thoát khỏi vùng an toàn của mình để chinh phục mục tiêu của bản thân. Ngược lại họ chỉ trông chờ vào những điều may mắn theo tâm lý: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” hay “Há miệng chờ sung”. Đó quả thật là lối sống đáng phê phán trong xã hội hiện đại.
Đối với một học sinh, chúng ta cần phải tích cực trải nghiệm nhiều hơn. Mỗi một hành trình đều sẽ giúp nâng cao kiến thức, tích lũy kỹ năng cần thiết để tiến tới thành công.
Như vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Không ngừng học tập, khám phá tri thức là một điều vô cùng quan trọng để vươn tới thành công.
Viết đoạn văn nghị luận giá trị hiện thực của trao duyên
cíu mình với ạ
Tham khảo
Gợi ý:
-Nhân đạo ở chỗ:
+ Trân trọng vẻ đẹp của con người
-Vẻ đẹp ngoại hình:Nguyễn Du đã dành nhiều ưu ái khi xây dựng chân dung nhân vật
-Vẻ đẹp đức hạnh: Cả Thúy Kiều và Thúy Vân đều có đức hạnh đoan trang, đúng mực
-Vẻ đẹp tài năng: Tiến bộ hơn các nhà thơ thời Trung Đại, Nguyễn Du còn đề cao người phũ nữ ở phương diện tài năng
+ Thương xót cho số phận đau thương của con người
-Đau xót cho thân phận con người bị chà đạp, khinh rẻ, bị biến thành một món hàng
+ Tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con người
Nguyễn Du đã sử dụng ngòi bút hiện thực để vạch trần bản chất xấu xa của những kẻ bất nhân trong xã hội xưa, những kẻ “buôn thịt bán người”, kiếm sống trên thân xác của những cô gái vô tội, tiêu biểu là Mã Giám Sinh.
+Thấu hiểu ước mơ của con người
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện một ước mơ cao cả: ước mơ một cuộc sống công bằng, cái thiện được khuyến khích, nâng niu, cái ác phải bị trừng phạt, phải trả giá
viết mở bài cho bài văn nghị luận về câu " Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
Câu 2: Câu văn nào giữ vai trò là câu chốt thâu tóm ND vấn đề nghị luận trong bài ?
Câu 3: Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài ?
III. Tìm hiểu văn bản
1. Nhận định chung về lòng yêu nước
a. Nội dung
Câu 1: Ngay ở phần mở bài, HCM trong cương vị Chủ tịch nước đã thay mặt toàn Đảng toàn dân ta khẳng định một chân lí, đó là chân lí gì?
Câu 2: Em có nhận xét gì về cách viết câu văn của tác giả ?
Câu 3: Cách nêu luận điểm của tác giả HCM có gì đặc biệt ?
Câu 4: Lòng yêu nước của nhân dân ta được nhấn mạnh trên lĩnh vực nào? Vì sao ?
Bài này là bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Giúp mình với a
Câu 4. Đây là câu mở đầu một đoạn văn nghị luận trong bài làm của học sinh: "Với Thúy Kiều, Nguyễn Du vừa gợi tả vẻ đẹp hình thức vừa nhấn mạnh vẻ đẹp tài năng, tâm hồn của nàng". Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phương thức Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp, trong đoạn có sử dụng 1 câu ghép
Bài 1: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo lập luận quy nạp bàn về lòng hiếu thảo.
Tham khảo ạ !!
Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.
Tham khảo !
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Tham khảo ạ:
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Đó còn là hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm mà còn biểu hiện trong những hành động cụ thể.Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng. Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi già yếu th, ốm đau thì hết lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ cúng. Con người chúng ta ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc. Chính vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ thể hiện niềm tri ân đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống và môi trường tràn ngập yêu thương, sự kính trọng đối với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con không thể hiện ở sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao quý của nền văn hóa Việt Nam.
2. Tìm hiểu văn bản.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
Bài văn có bố cục ba phần:
- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Tìm hiểu văn bản.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng
Câu Chiếc vành với bức tờ mây – Duyên này thì giữ vật này của chung có thể giải nghĩa như thế nào?
A. Thực ra Kiều không trao duyên mà chỉ trao kỉ vật cho Thúy Vân giữ hộ.
B. Kiểu không đành lòng lìa bỏ những kỉ vật tình yêu giữa nàng và Kim Trọng.
C. Từ sâu thẳm trong lòng, Kiều chưa nỡ trao hẳn cả tình yêu và kỉ vật cho Thúy Vân, hình như chỉ muốn nhờ Vân giữ hộ.
D. Kiều chỉ trao duyên cho Vân, nhờ Vân định liệu, còn các kỉ vật thì nàng xin giữ lại.