Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 8 2023 lúc 12:37

Ví dụ: Ngoài các biện pháp bón phân, thủy lợi và canh tác, còn có thể cải tạo đất chua bằng cách:

- Trong đất chua còn có nhiều lưu huỳnh ở các dạng khác nhau, trong đó có những dạng gây độc cho cây trồng như sunfua, sunfit, sunfat, ... do đó không nên bón những loại phân có chứa lưu huỳnh như đạm sunfat hay phân 16 – 16 – 8 – 13S. 

- Bón phân lân: bón lân ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng còn có tác dụng hạ độc phèn rất hiệu quả. Có thể sử dụng super lân hoặc kết hợp phun phân bón lá có chứa lân.

- Bón phân hữu cơ đã hoai mục: bón phân hữu cơ hoai mục rất quan trọng do phân hữu cơ cũng có tác dụng cải tạo đất tơi xốp, … Ngoài ra, phân hữu cơ còn có tác dụng như lân là khi bón vào đất sẽ kết hợp với các độc chất làm hạ độc phèn giảm độc đối với cây trồng. 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 8 2023 lúc 10:56

Công nghệ Internet of Things (IoT - Internet vạn vật) và Artifical Intelligence (AI - trí tuệ nhân tạo) vào giám sát, điều khiển môi trường chăn nuôi, chăm sóc sức khỏe vật nuôi đã được áp dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt cho người chăn nuôi. 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 12:45

Phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi truyền thống đối với các nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương là: bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho.

Ví dụ: Thức ăn đóng bao được đóng gói với chất liệu bao đủ bền, an toàn, có khả năng chống ẩm, không để trực tiếp xuống sàn...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 11 2023 lúc 20:48

Biện pháp khí sinh học và hố sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:

Chất thải chăn nuôi được đưa về hầm, túi hoặc hố lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí, giúp phân giải chất hữu cơ thành khí sinh học, tiêu diệt các sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 14:48

Quy trình bảo quản sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp bảo quản lạnh:

Bước 1: Thịt gia súc, gia cầm sau khi giết mổ, làm sạch đưa vào phòng lạnh. Tuỳ theo kích thước con vật mà xé nhỏ hoặc để nguyên. Gia cầm để cả con và bao gói trước khi bảo quản.

Bước 2: Các súc thịt được treo trên các móc sắt hay đóng hòm và xếp thành từng khối.

Bước 3: Làm lạnh sản phẩm, thời gian làm lạnh phụ thuộc vào tính chất và khối lượng thịt.

Bước 4: Sau khi làm lạnh, sản phẩm đưa sang phòng bảo quản. Nhiệt độ trong phòng bảo quản từ 0oC đến 20oC, độ ẩm thấp hơn 85%.

Bảo quản thịt lợn 17 ngày, thịt bò 28 ngày, thịt bê 14 ngày, thịt gà 15 ngày.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 8 2023 lúc 14:51

Quy trình bảo quản sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp bảo quản lạnh:

- Bước 1: Thịt gia súc, gia cầm sau khi giết mổ, làm sạch đưa vào phòng lạnh. Tuỳ theo kích thước con vật mà xé nhỏ hoặc để nguyên. Gia cầm để cả con và bao gói trước khi bảo quản.

- Bước 2: Các súc thịt được treo trên các móc sắt hay đóng hòm và xếp thành từng khối.

- Bước 3: Làm lạnh sản phẩm, thời gian làm lạnh phụ thuộc vào tính chất và khối lượng thịt.

- Bước 4: Sau khi làm lạnh, sản phẩm đưa sang phòng bảo quản. Nhiệt độ trong phòng bảo quản từ 0oC đến 20oC, độ ẩm thấp hơn 85%.

Bảo quản thịt lợn 17 ngày, thịt bò 28 ngày, thịt bê 14 ngày, thịt gà 15 ngày.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 12:35

- Bò Hà Lan lượng sữa bình quân 1 chu kì 300 ngày đạt 5 000 kg. Tỉ lệ mỡ sữa 3,32%.

- Bò lai Xin sản lượng sữa bình quân 918,9 – 1 000 kg trong 1 chu kì 290 ngày. Tỉ lệ mỡ sữa cao 5,5 – 6%.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 8 2023 lúc 12:44

Biện pháp ủ kiềm hóa rơm: 

a) Chuẩn bị nguyên vật liệu: Rơm khô, đạm urea + nước sạch, găng tay, ô doa, vôi, muối ăn, cào, xẻng, bể, bao tải…

b) Phương pháp ủ: 

Công thức:

- Rơm khô: 100 kg, urea: 2,5 kg; vôi: 0,5 kg; muối ăn: 0,5 kg; nước sạch: 70 - 80 lít.

- Urea, vôi, muối được hoà tan vào 70 - 80 lít nước cho tan đều; sau đó, tưới vào 100 kg rơm cho tất cả rơm được thấm nước hỗn hợp urea, vôi, muối.

Cách ủ: Dùng sân sạch, nilon rộng khoảng 2 - 3 m2, trải từng lớp rơm dày khoảng 15 - 20 cm; sau đó, tưới nước đã hòa tan urea, vôi, muối cho thấm đều tất cả lớp rơm rồi lại cho lớp khác và tưới đều. Lần lượt như vậy, tưới cho ẩm hết lượng rơm. Các lớp dưới nên tưới ít, các lớp trên tưới nhiều hơn, phần dư thừa sẽ thấm xuống các lớp dưới không gây lãng phí. Sau khi rơm được tưới đều, ta cho chúng vào các bao tải có bao nilon, nén thật chặt. Buộc chặt để giữ cho rơm chế biến sạch sẽ, tránh nắng mưa, ẩm ướt.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 12:48

Tác dụng của một số loại vắc xin trong phòng bệnh cho vật nuôi:

- Vắc xin phòng bệnh dại ở chó, mèo.

- Vắc xin phòng cúm ở gà

- Vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng ở lợn, dê, trâu bò

- Vắc xin phòng dịch tả vịt

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 8 2023 lúc 12:48

Một số bệnh có thể lây từ động vật sang người là: bệnh dịch hạnh (lây từ chuột), bệnh Ebola (lây từ khỉ), bệnh cúm gia cầm do virus H5N1, H5N6 gây ra...

Bình luận (0)