Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
trương đăng bảo
Xem chi tiết
Minh Nhân
8 tháng 1 2021 lúc 20:30

Cha ông ta đã từng dạy con cháu Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng để nhắc nhở mỗi chúng ta về sự ảnh hưởng của những người mà ta chơi tới chính bản thân mình. Trong lớp em có bạn Minh - một người bạn vừa học giỏi lại hay giúp đỡ bạn bè.

Minh là một cậu bé với vóc dáng phổng phao. So với các bạn cùng trang lứa, Minh cao lớn hơn hẳn. Nhìn Minh đứng trong hàng cùng với các bạn lớp em, ai cũng nghĩ bạn ấy là học sinh lớp 8 lớp 9 chứ không ai nghĩ bạn ấy mới chỉ là học sinh lớp 6. Tuy là cao lớn Minh có dáng người hơi mập mạp, nhìn bạn ấy đáng yêu giống hệt chú mèo máy Doreamon vậy. Vì thế mà cả lớp em chẳng ai gọi tên, toàn gọi bạn ấy là Doreamon thôi. Minh cũng thật vui vẻ nhận biệt danh ấy. Mái tóc của Minh hơi xoăn nhưng được cắt tỉa rất gọn gàng. Minh có một đôi mắt rất đẹp. Bố bạn ấy là người Ấn Độ nên mắt của Minh rất sâu và lôi cuốn được ánh nhìn của người đối diện. Nụ cười của Minh trong veo, gần gũi và ấm áp. Mỗi lần bạn ấy cười, đôi mắt khẽ nheo lại, miệng lộ ra hàm răng trắng đều tăm tắp.

Minh học rất giỏi. Hồi cấp I, chưa năm nào bạn ấy không được ở trong đội tuyển học sinh giỏi của trường. Sở trường của Minh là Toán. Bạn ấy quả thực rất mẫn cảm với những con số. Bài toán khó nào vào trong tay Minh cũng chỉ một lát là xong, trong khi bọn em phải ngồi suy nghĩ cả buổi cũng chưa chắc đã tìm ra cách giải. Minh rất thông minh. Những kiến thức trên lớp, thầy cô chỉ cần giảng một lần là bạn ấy có thể nhớ kĩ và vận dụng nó một cách thuần thục trong việc giải Toán. Minh được cả lớp bầu làm lớp trưởng, kiêm lớp phó học tập phụ trách môn Toán. Từ khi có Minh phụ trách, môn Toán của lớp tôi tốt hơn hẳn. Bởi Minh nhiệt tình giúp đỡ các bạn, đặc biệt là những bạn học yếu, kém trong lớp. Em chưa thấy có người nào kiên nhẫn giống như Minh. Với các bạn yếu kém, Minh để các bạn học lí thuyết và nắm thật chắc trước, xong mới để các bạn vận dụng vào làm bài tập. Chỗ nào chưa hiểu, Minh sẽ giảng lại cho đến khi các bạn hiểu hẳn mới thôi.

Là một người tốt bụng, Minh sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong lớp, một cách nhiệt tình. Trong lớp em có bạn Bình, nhà bạn khó khăn. Lúc trước, Bình sinh non, mẹ Bình sinh bạn ấy xong thì mất. Cho nên từ bé sức khỏe của Bình đã không tốt. So với những bạn nam khác trong lớp, Bình yếu hơn rất nhiều. Năm nay Bình đã học lớp 6 nhưng nhìn nhỏ, gầy tong teo, xanh xao lắm. Minh thấy thế đã nghĩ cách giúp bạn. Bạn vừa giúp đỡ Bình trong học tập, vừa lên kế hoạch giúp Bình cải thiện sức khỏe của mình. Minh rủ Bình đi chạy vào mỗi buổi chiều. Em và Minh là bạn thân nên cũng tham gia vào kế hoạch ấy của Minh. Mỗi buổi chiều, em, Bình và Minh rủ nhau ra công viên gần nhà ba đứa, cùng nhau chạy quanh hồ. Lúc đầu Bình không theo kịp tốc độ chạy của hai đứa em, bạn ấy thở dốc và thường xuyên bảo nghỉ giữa chừng. Ban đầu còn đỡ, nhưng vừa chạy được một lúc Bình đã muốn nghỉ, em cũng thấy bực bội, khó chịu. Thế này thì đến bao giờ mới có thể chạy xong một vòng? Em quay sang cáu gắt cả với Minh. Thế nhưng hoàn toàn khác với sự khó chịu và bực bội của em, Minh lại bình tĩnh hơn nhiều. Bạn ấy đến gần và ngồi xuống cạnh Bình, nhìn Bình rồi hỏi:

- Cậu mệt lắm không? Có chạy tiếp được không?

- Được... - Bình vừa nói vừa thở - Được Minh ạ, nhưng giờ tớ mệt quá. Phải nghỉ một lát mới chạy tiếp được.

Minh đưa cho Bình một chai nước rồi gọi em quay lại cùng đợi Bình. Em thấy xấu hổ trước hành động của Minh quá. Em cảm thấy mình là một đứa thật nhỏ nhen và ích kỉ. Minh đang cố giúp Bình cơ mà, còn em thì chỉ đang cố phá hỏng kế hoạch và lòng tốt của Minh thôi. Cuối cùng, nhờ sự kiên trì của Minh và lòng quyết tâm của Bình, sức khỏe của Bình đã tốt hơn rất nhiều. Bạn ấy đã có thể chạy một vòng hồ mà không nghỉ. Lực học của Bình cũng được cải thiện rõ rệt. Còn riêng với em, em cảm thấy mình đã bớt ích kỉ và biết nghĩ cho người khác nhiều hơn. Đúng là chơi với những người bạn tốt, chúng ta cũng có thể học được thật nhiều điều từ họ.

Chúng em sắp sửa kết thúc học kì I và bước vào tuần lễ nghỉ Tết. Sắp phải chia tay nhau gần 10 ngày, em sẽ nhớ Minh và Bình lắm. Em tự hứa với lòng, sẽ cố gắng trở thành một người giống như  Minh. Dù không thể học giỏi như bạn ấy, em cũng sẽ là một người tốt bụng và kiên trì.

 
edocawa nhưng ko phải cô...
8 tháng 1 2021 lúc 20:35

em rất hâm mộ một bạn lớp em vì...đơn giản là nó có IQ là 8 để ngang

ⒸⒽÁⓊ KTLN
8 tháng 1 2021 lúc 20:50

Đến bây giờ, dù hai đứa học hai trường khác nhau nhưng tôi vẫn đến nhà và chơi với Sinh. Tôi rất cảm phục Sinh vì những việc mà Sinh đã làm cho Mai -người hàng xóm và cũng là bạn học của tôi và Sinh hồi tiểu học.

Ngày ấy tôi lên lớp Năm. Lớp tôi học có nhiều bạn chuyển đến lắm, nên lớp không được đoàn kết. Giờ ra chơi, ai mới chuyển đến, không quen biết bạn thì phải chơi một mình, còn những người học lớp cũ thì có bạn cũ để chơi. Tôi chơi thân với Mai từ hồi học mẫu giáo. Hai đứa nhà đều gần nhau, bố mẹ lại là bạn thân nên tôi coi Mai như em. Gia đình hai nhà khá giả nên tôi và Mai được đi học thêm ở nhiều nơi và tham gia nhiều câu lạc bộ thể thao, văn hóa. Lúc nào hai đứa cũng liền với nhau. Trong số những bạn mới vào lớp có bạn tên là Sinh, vừa ở quê ra. Chắc vì hay đi chơi nên da bạn đen nhưng khỏe. Sinh lầm lì, ít giao tiếp nhưng học rất giỏi và có tài. Sinh biết đánh đàn óc-gan. Cứ đến giờ hát là Sinh lên đánh đàn, lại hát mẫu cho cả lớp. Chúng tôi phục Sinh lắm. Một lần tôi và Mai ra Hồ Tây chơi. Thấy nước mát, Mai đi xuống những bậc thang dưới hồ múc nước rửa tay. Mai cúi xuống bỗng trượt chân ngã. “Mai không biết bơi”. Tôi nhớ ra. Tôi định trèo xuống, bơi cứu Mai thì chân tôi bị chuột rút. Tôi sợ quá, kêu to: “Cứu, cứu với, có người chết đuối”. Chưa kêu hết câu, tôi thấy có bóng đen lao xuống nước. Tôi lết ra, Sinh, đúng cậu ấy. Sinh dìu Mai vào bờ. Mai ngất đi. Tôi phải hô hấp nhân tạo cho Mai và hét to: “Đi gọi bác sĩ”. Sinh vù đi. Năm phút sau, bác sĩ đến... Mai nằm khóc, bố mẹ Mai cũng thế. Tôi ngồi nắm chặt tay Mai. Mẹ Mai dựa đầu vào vai bố Mai nấc lên từng tiếng rõ rệt. Bác sĩ đã cố hết sức, nhưng cánh tay phải của Mai đã vĩnh viễn không cử động được. Từ đó Mai lầm lì, mặc cảm với chính mình.

Chỉ có tôi và Sinh - ân nhân của Mai - là có thể lại gần Mai. Làm sao Mai có thể đi học? Tôi hỏi Sinh, Sinh trả lời ngay: Tập viết lại bằng tay trái. Hằng ngày, dưới sự hướng dẫn của Sinh và góp ý của tôi, Mai phải tập viết. Năm tháng trôi mau, Mai phục hồi nhanh chóng và chẳng bao lâu đã thích ứng với hoàn cảnh. Tôi luôn bên Mai an ủi và Sinh luôn có mặt kịp thời, khi có kẻ nào chế giễu Mai hay trêu chọc hai chúng tôi. Mai vui dần lên, cười nhiều hơn và học vẫn giỏi như xưa. Cho đến cuối năm học, tôi và Sinh được nêu gương tốt toàn trường. Tất nhiên cả ba đứa đều là học sinh xuất sắc. Vài hôm sau đó, Sinh hớt hải chạy đến nhà Mai, vui mừng giơ tờ giấy vẫy vẫy, hét to: “Có tin mừng, Mai, Lan ơi!”. Tôi giật giấy, đọc lướt nhanh và hét lên: “Mai ơi, Bác sĩ bảo nếu cố gắng luyện tập, tay phải của cậu sẽ cử động được đấy”. Khỏi nói bạn cũng biết sự vui mừng của tôi và Mai, cả Sinh nữa. Tôi cảm ơn Sinh, cảm ơn bác sĩ là ba Sinh. Mai cố bóp tay, động tác đơn giản nhất. Rồi dần dà, Sinh cho Mai tập gập tay, cử động ngón tay và cuối cùng là cầm bút viết. Mai đã thành công.

Qua năm lớp 6, Mai đã hoàn tất bình phục. Bây giờ, tuy không học cùng Mai, Sinh nữa, nhưng tôi sẽ nhớ mãi kỷ niệm đẹp của ba đứa chúng tôi.

Yến Nhi
Xem chi tiết
thuy ngan
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Ngân
31 tháng 10 2017 lúc 18:43

ten giong toi do,toiten la nguyen quynh ngan

thuy ngan
31 tháng 10 2017 lúc 18:56
biết thì trả lời giúp mình không biết thì tránh chỗ khác
@H>PT1202!
Xem chi tiết
Phan Lạc Tùng
5 tháng 1 lúc 21:12

Trong nước mưa có axit và có khí độc như SO2,NOx,H2S...Nên nếu em là nước mưa thì em sẽ không mưa nữa.

dảk dảk bruh bruh lmao
6 tháng 1 lúc 19:57

có 1 hạt mưa chẳng giúp đc gì cũng chẳng hại cái gì nên cứ rơi xuống thôi

Trung Quang
Xem chi tiết
Trung Quang
Xem chi tiết
nguyễn thị thu
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hương
3 tháng 4 2018 lúc 21:02

Trong cuộc sống, có rất nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn luôn biết vươn lên phấn đấu không ngừng được nhiều người ngưỡng mộ. Em đã từng nghe và đọc nhiều trên sách báo về tấm gương vượt khó trong học tập. Và mới đây, được tận mắt thấy mắt chứng kiến một tấm gương như thế em mới thấy càng thấy trân trọng và khâm phục người bạn ấy.

Minh là một người bạn cùng lớp của em. Đầu năm học năm lớp bốn, bạn được chuyển vào lớp. Khi vừa bước vào và được cô giới thiệu, cả lớp em đã ồ lên xôn xao về bạn. Qua lời kể của cô thì cả lớp biết được bạn ở trong miền Nam mới chuyển ra Bắc học tập và sinh sống. Minh tuy cùng tuổi với chúng em nhưng bạn nhỏ con lắm, bạn có nước da ngăm ngăm, gương mặt hiền lành và nụ cười như tỏa nắng. Điều đáng buồn là từ khi sinh ra Minh đã không có tay trái, bạn chỉ có một cánh tay phải duy nhất mà thôi.

Từ khi trở thành một thành viên trong lớp, nhóm bạn cá biệt trong lớp thường hay chế giễu Minh vì chỉ có một tay, có bạn còn ác khẩu hơn khi nói Minh là dị nhân rồi hả hê cười vui sướng. Những lúc như vậy, em thấy bạn cúi gằm xuống bàn, đôi mắt buồn trĩu xuống thật tội nghiệp. Mặc dù thế, Minh không hề đôi co với các bạn xấu trong lớp vì giữ đoàn kết lớp học, bạn vẫn luôn hăng hái phát biểu trong giờ học xây dựng bài. Lần nào kiểm tra Minh cũng có số điểm cao gần nhất lớp.

Một ngày nọ không thấy Minh đi học, cô giáo gọi điện cho mẹ của Minh thì biết rằng mẹ Minh bị ốm, Minh nghỉ học để phụ mẹ bán trà đá vỉa hè. Cô giáo và các bạn đến thăm thì thấy Minh ngồi vỉa hè với gánh nước, nhiệt tình mời khách rồi nhanh tay dọn bàn ghế mỗi lân khách đứng dậy. Nhìn thấy cô và các bạn, Minh ngại ngùng quay mặt đi, còn cô thì ôm lấy Minh không nói được điều gì. Sau ngày hôm đó chúng em cùng cô đến thăm nơi Minh ở thì được biết bạn sống trong một căn phòng trọ thuê chật hẹp. Cô giáo đã xin nhà trường miễn học phí cho trường hợp khó khăn của bạn và giúp đỡ mẹ Minh.

Mẹ bạn khỏi ốm, Minh quay lại trường học với niềm vui và phấn khởi khi biết được miễn học phí. Minh vẫn hăng say học tập và chấp hành tốt mọi nội quy trường lớp. Bạn vươn lên học tốt và có số điểm cao nhất lớp, không những thế còn đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp thành phố. Cuối năm học Minh được nhà trường tặng danh hiệu học sinh nghèo vượt khó.

Em rất yêu mến và khâm phục nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập của Minh. Bạn chính là một tấm gương sáng để em noi theo.

Bạn đã vào tầm ngắm
3 tháng 4 2018 lúc 21:01

Minh là một người bạn cùng lớp của em. Đầu năm học năm lớp bốn, bạn được chuyển vào lớp. Khi vừa bước vào và được cô giới thiệu, cả lớp em đã ồ lên xôn xao về bạn. Qua lời kể của cô thì cả lớp biết được bạn ở trong miền Nam mới chuyển ra Bắc học tập và sinh sống. Minh tuy cùng tuổi với chúng em nhưng bạn nhỏ con lắm, bạn có nước da ngăm ngăm, gương mặt hiền lành và nụ cười như tỏa nắng. Điều đáng buồn là từ khi sinh ra Minh đã không có tay trái, bạn chỉ có một cánh tay phải duy nhất mà thôi.

Từ khi trở thành một thành viên trong lớp, nhóm bạn cá biệt trong lớp thường hay chế giễu Minh vì chỉ có một tay, có bạn còn ác khẩu hơn khi nói Minh là dị nhân rồi hả hê cười vui sướng. Những lúc như vậy, em thấy bạn cúi gằm xuống bàn, đôi mắt buồn trĩu xuống thật tội nghiệp. Mặc dù thế, Minh không hề đôi co với các bạn xấu trong lớp vì giữ đoàn kết lớp học, bạn vẫn luôn hăng hái phát biểu trong giờ học xây dựng bài. Lần nào kiểm tra Minh cũng có số điểm cao gần nhất lớp.

ngồi vỉa hè với gánh nước, nhiệt tình mời khách rồi nhanh tay dọn bàn ghế mỗi lân khách đứng dậy. Nhìn thấy cô và các bạn, Minh ngại ngùng quay mặt đi, còn cô thì ôm lấy Minh không nói được điều gì. Sau ngày hôm đó chúng em cùng cô đến thăm nơi Minh ở thì được biết bạn sống trong một căn phòng trọ thuê chật hẹp. Cô giáo đã xin nhà trường miễn học phí cho trường hợp khó khăn của bạn và giúp đỡ mẹ Minh.

Mẹ bạn khỏi ốm, Minh quay lại trường học với niềm vui và phấn khởi khi biết được miễn học phí. Minh vẫn hăng say học tập và chấp hành tốt mọi nội quy trường lớp. Bạn vươn lên học tốt và có số điểm cao nhất lớp, không những thế còn đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp thành phố. Cuối năm học Minh được nhà trường tặng danh hiệu học sinh nghèo vượt khó.

Em rất yêu mến và khâm phục nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập của Minh. Bạn chính là một tấm gương sáng để em noi theo.

huyền Nguyễn khánh
Xem chi tiết
Trần Thị Lan Anh
Xem chi tiết
๖ۣۜҨž乡яσяσиσα zσяσღ
29 tháng 12 2017 lúc 15:40

tham khảo nhé bạn

Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ mọi người mà em biết

Có được thành tích học tập tốt như vậy thì không thể không kể đến đức tính cần cù, chịu khó của Mai Phương, bạn luôn chú tâm vào việc học, kiên trì cho đến cuối cùng, dù có những khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng Mai Phương không hề bỏ cuộc mà tìm ra những giải pháp để cho việc làm ấy có được những kết quả tốt nhất có thể. Em rất ngưỡng mộ đức tính ấy của bạn và luôn muốn học tập, noi gương và lấy đó làm động lực để em phấn đấu, nỗ lực. Với tư cách là một cán bộ lớp, Mai Phương là một lớp trưởng đầy mẫu mực.

Phương luôn có ý thức trong học tập, rèn luyện, làm mẫu cho các thành viên khác trong lớp, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua về học tập, người tiên phong trong các hoạt động chung của lớp. Điều đáng nói ở đây là Mai Phương luôn khiên tốn, chân thành, bạn đốc thúc mọi người cùng tham gia với thái độ hòa nhã, thân thiện như những người bạn thân chứ không phải với tư cách của một lớp trưởng. Chẳng những vậy mà từ khi Mai Phương đảm nhiệm vị trí lớp trưởng thì lớp chúng em liên tục được xướng tên trong danh sách những lớp có thành tích thi đua xuất sắc nhất trường.

Không chỉ là một người học trò ngoan, người lớp trưởng gương mẫu, Mai Phương còn là một người có tấm lòng nhân hậu, ấm áp luôn giúp đỡ những thành viên trong lớp. Trong một lớp học sẽ có rất nhiều những hoàn cảnh khác nhau, có bạn gia đình có điều kiện nhưng cũng sẽ có rất nhiều bạn gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Chúng em tuy học chung một lớp nhưng mỗi người lại ở những địa phương khác nhau nên không thể hiểu chi tiết, cụ thể về hoàn cảnh gia đình của từng bạn.

Mặt khác, dù có những khó khăn nhưng các bạn đều không thể hiện ra bên ngoài, vì vậy mà chúng em không thể nhận biết, cũng không thể có những hành động giúp đỡ thiết thực nào. Nhưng Mai Phương thì không vậy, bạn luôn quan tâm đến từng thành viên trong lớp, qua trò chuyện, tìm hiểu thì Phương biết được những hoàn cảnh của các bạn, từ đó kêu gọi những thành viên khác trong lớp cùng giúp đỡ, giúp các bạn có hoàn cảnh kém may mắn vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập.

Sự kiện em nhớ nhất, đó chính là một lần Mai Phương kêu gọi mọi người trong lớp cùng ủng hộ, giúp đỡ bạn Minh, một thành viên trong lớp. Lúc ấy chúng em đều rất ngơ ngác, không hiểu chuyện gì thì Mai Phương đã kể về hoàn cảnh khó khăn của gai đình Minh, những ngày gần đây Minh không đi học không phải do lười biếng mà vì mẹ Minh đang bị bệnh nặng, Minh phải nghỉ học chăm sóc mẹ, bởi bố Minh mất sớm, nhà chỉ có hai mẹ con sống nương tựa vào nhau. Minh dùng sách vở cũ không phải không nghe lời thầy cô mà do hoàn cảnh khó khăn, bạn không có điều kiện mua sách mới.

Nghe Mai Phương nói về hoàn cảnh của Minh, chúng em một mặt cảm thấy bất ngờ, bất ngờ vì Minh luôn vui vẻ, hòa đồng, là một học sinh xuất sắc của lớp, không ai ngờ được Minh có hoàn cảnh khó khăn như vậy. Mặt khác, chúng em cảm thấy có lỗi vì đã không quan tâm nhiều hơn đến bạn bè, thế nên chúng em càng cảm phục trước Mai Phương, bạn luôn chân thành quan tâm đến mọi người. Nếu không có tình thương, tấm lòng nhân hậu thì đâu có thể nhận biết được những khó khăn của người khác.

Sau lời kêu gọi của Mai Phương, chúng em đã quyên góp tiền để giúp đỡ Minh, số tiền tuy không lớn nhưng chúng em đều mong nó có thể giúp đỡ cho Minh được phần nào những gánh nặng. Chúng em đã cùng nhau đến tận nhà Minh để thăm hỏi sức khỏe của mẹ Minh và động viên Minh.Mai Phương đã thay mặt cho lớp tặng số tiền quyên góp cho mẹ Minh, bác đã rất cảm động và gửi lời cảm ơn đến cả lớp.

Mai Phương là một học sinh gương mẫu, là một tấm gương sáng để cho em và các bạn cùng lớp có thể noi gương theo. Bạn không chỉ là một người xuất sắc trong học tập mà còn là một người có tấm lòng nhân ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn.

Trần Thị Lan Anh
29 tháng 12 2017 lúc 12:54

giúp mk vs mn ơi,mai mk thi rồi

Võ Ngọc Kim Ngân
Xem chi tiết
vương tuấn khải
28 tháng 2 2017 lúc 21:20

1.1. Về trung thực,“nói thì phải làm”

Trung thực là một phẩm chất đạo đức, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm; giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Trong quan hệ giữa người với người, Hồ Chí Minh coi trung thực là nói đi đôi với làm. Nói đi đôi với làm là nguyên tắc thực hành đạo đức, là phương châm hoạt động, là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động trong một con người.

Trung thực trước hết là với Đảng với cách mạng. Xây dựng, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, thì dù phải trải qua những tình huống phức tạp, những bước ngoặt hiểm nghèo, vẫn luôn luôn trung thực với mình, trung thành với Đảng, với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Phải nói và làm đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân mà xuyên tạc, nói sai, làm sai. Nắm vững mục tiêu lý tưởng của Đảng và được cụ thể hóa thành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm theo cho đúng.

Trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm, “không được nói một đàng, làm một nẻo” là sự thể hiện sự trung thực với chính mình. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được và là sự giả dối. Nếu kêu gọi mọi người cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, mà bản thân mình lại lười biếng, không cần, kiệm, không hoàn thành những công việc được giao, luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và nhân dân, sống hoang phí, xa hoa…, là giả dối, không trung thực.

Đối với chính mình, phải đúng mực với người khác, không được “hứa mà không làm”. Mỗi cán bộ, đảng viên “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Cán bộ, đảng viên “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh... phải thật thà nhúng tay vào việc”.

Đối với Đảng, phải luôn luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để hoàn thành trách nhiệm, lời hứa trước nhân dân. Khi mắc sai lầm, khuyết điểm thì dũng cảm nhận lỗi trước dân và kiên quyết dựa vào dân để sửa chữa khuyết điểm.

1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm

Trách nhiệm là việc phải làm không thể thoái thác, dù ở cương vị nào, to hay nhỏ, lớn hay bé, mỗi người đều có ‘bổn phận”. Ý thức trách nhiệm là tự ý thức được về các công việc phải làm, “nhận rõ phải, trái, đúng sai”, tự mình xác định việc cần làm. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của mình là “có tinh thần trách nhiệm cao”.

Trước hết là trách nhiệm với Tổ quốc. Theo Hồ Chí Minh, mọi cán bộ, đảng viên, công chức luôn có trách nhiệm thiêng liêng, cao cả đối với Tổ quốc, với sự sống còn của quốc gia, dân tộc. Trách nhiệm ấy được thể hiện ở tinh thần đấu tranh quên mình cho độc lập, tự do, thống nhất đất nước; phấn đấu cho đất nước giàu mạnh, phấn đấu cho CNXH.

Trách nhiệm đối với nhân dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức với nhân dân được bắt nguồn từ nguyên lý: "Nước lấy dân làm gốc", "Sự nghiệp cách mạng là do nhân dân tiến hành", "Nhân dân là người làm ra lịch sử"… Cán bộ, đảng viên, công chức phải “hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”. Để làm được việc đó, cán bộ, đảng viên công chức còn phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi các đường lối, chính sách ấy, Người chỉ rõ: "Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng, giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành". Cán bộ, đảng viên, công chức phải sâu sát, gần gũi quần chúng, chăm lo giúp đỡ quần chúng về mọi mặt; phải "trọng dân, sát dân, tin dân", phấn đấu sao cho "dân phục, dân tin, dân yêu"; phải "… lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, "việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng… Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết".

Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là phải nêu gương trước quần chúng về mọi mặt. Sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên có vai trò rất to lớn để biến đường lối, chủ trương của Đảng thành hiện thực. "Người đảng viên - dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng… Muốn cho quần chúng nghe lời mình, làm theo mình, thì người đảng viên, từ việc làm, lời nói đến cách ăn ở đều phải gương mẫu"; phải kính trọng dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, tuyệt đối không được có thái độ "vác mặt làm quan cách mạng", không được hách dịch, nhũng nhiễu nhân dân.

Trách nhiệm đối với Đảng. Tất cả đảng viên phải kiên định với tôn chỉ, mục đích, mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Đảng viên phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương, nghị quyết do Đảng đề ra; thực hiện tốt các nhiệm vụ của người đảng viên; chấp hành nghiêm Điều lệ, kỷ luật Đảng; tích cực tham gia xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh; luôn giữ vững tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên. Mỗi đảng viên phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin để nâng cao trình độ giác ngộ, để hăng hái đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng, luôn đặt lợi ích của Đảng lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình.

Trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương

Là một thành viên của xã hội, của tổ chức, mỗi người giữ một vị trí xã hội nhất định, hoạt động trong một lĩnh vực nhất định và thực hiện một công việc nhất định. Do vậy, hoàn thành nhiệm vụ được giao là kết quả thực hiện tốt trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương. Cán bộ, đảng viên, công chức phải chăm lo xây dựng gia đình, dòng họ, quê hương… Phải giáo dục cho các thế hệ trong gia đình, dòng họ về lòng yêu nước, về trách nhiệm xã hội, về ý chí vươn lên trong học tập và công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, tất cả đảng viên phải quan tâm giáo dục cho con cháu về đạo đức, lối sống lành mạnh, nhất là tinh thần cần kiệm, liêm chính, lòng nhân ái, tình đoàn kết cộng đồng; biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, quê hương và của toàn dân tộc.1.1. Về trung thực,“nói thì phải làm”

Trung thực là một phẩm chất đạo đức, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm; giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Trong quan hệ giữa người với người, Hồ Chí Minh coi trung thực là nói đi đôi với làm. Nói đi đôi với làm là nguyên tắc thực hành đạo đức, là phương châm hoạt động, là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động trong một con người.

Trung thực trước hết là với Đảng với cách mạng. Xây dựng, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, thì dù phải trải qua những tình huống phức tạp, những bước ngoặt hiểm nghèo, vẫn luôn luôn trung thực với mình, trung thành với Đảng, với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Phải nói và làm đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân mà xuyên tạc, nói sai, làm sai. Nắm vững mục tiêu lý tưởng của Đảng và được cụ thể hóa thành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm theo cho đúng.

Trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm, “không được nói một đàng, làm một nẻo” là sự thể hiện sự trung thực với chính mình. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được và là sự giả dối. Nếu kêu gọi mọi người cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, mà bản thân mình lại lười biếng, không cần, kiệm, không hoàn thành những công việc được giao, luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và nhân dân, sống hoang phí, xa hoa…, là giả dối, không trung thực.

Đối với chính mình, phải đúng mực với người khác, không được “hứa mà không làm”. Mỗi cán bộ, đảng viên “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Cán bộ, đảng viên “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh... phải thật thà nhúng tay vào việc”.

Đối với Đảng, phải luôn luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để hoàn thành trách nhiệm, lời hứa trước nhân dân. Khi mắc sai lầm, khuyết điểm thì dũng cảm nhận lỗi trước dân và kiên quyết dựa vào dân để sửa chữa khuyết điểm.

1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm

Trách nhiệm là việc phải làm không thể thoái thác, dù ở cương vị nào, to hay nhỏ, lớn hay bé, mỗi người đều có ‘bổn phận”. Ý thức trách nhiệm là tự ý thức được về các công việc phải làm, “nhận rõ phải, trái, đúng sai”, tự mình xác định việc cần làm. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của mình là “có tinh thần trách nhiệm cao”.

Trước hết là trách nhiệm với Tổ quốc. Theo Hồ Chí Minh, mọi cán bộ, đảng viên, công chức luôn có trách nhiệm thiêng liêng, cao cả đối với Tổ quốc, với sự sống còn của quốc gia, dân tộc. Trách nhiệm ấy được thể hiện ở tinh thần đấu tranh quên mình cho độc lập, tự do, thống nhất đất nước; phấn đấu cho đất nước giàu mạnh, phấn đấu cho CNXH.

Trách nhiệm đối với nhân dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức với nhân dân được bắt nguồn từ nguyên lý: "Nước lấy dân làm gốc", "Sự nghiệp cách mạng là do nhân dân tiến hành", "Nhân dân là người làm ra lịch sử"… Cán bộ, đảng viên, công chức phải “hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”. Để làm được việc đó, cán bộ, đảng viên công chức còn phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi các đường lối, chính sách ấy, Người chỉ rõ: "Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng, giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành". Cán bộ, đảng viên, công chức phải sâu sát, gần gũi quần chúng, chăm lo giúp đỡ quần chúng về mọi mặt; phải "trọng dân, sát dân, tin dân", phấn đấu sao cho "dân phục, dân tin, dân yêu"; phải "… lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, "việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng… Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết".

Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là phải nêu gương trước quần chúng về mọi mặt. Sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên có vai trò rất to lớn để biến đường lối, chủ trương của Đảng thành hiện thực. "Người đảng viên - dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng… Muốn cho quần chúng nghe lời mình, làm theo mình, thì người đảng viên, từ việc làm, lời nói đến cách ăn ở đều phải gương mẫu"; phải kính trọng dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, tuyệt đối không được có thái độ "vác mặt làm quan cách mạng", không được hách dịch, nhũng nhiễu nhân dân.

Trách nhiệm đối với Đảng. Tất cả đảng viên phải kiên định với tôn chỉ, mục đích, mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Đảng viên phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương, nghị quyết do Đảng đề ra; thực hiện tốt các nhiệm vụ của người đảng viên; chấp hành nghiêm Điều lệ, kỷ luật Đảng; tích cực tham gia xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh; luôn giữ vững tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên. Mỗi đảng viên phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin để nâng cao trình độ giác ngộ, để hăng hái đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng, luôn đặt lợi ích của Đảng lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình.

Trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương

Là một thành viên của xã hội, của tổ chức, mỗi người giữ một vị trí xã hội nhất định, hoạt động trong một lĩnh vực nhất định và thực hiện một công việc nhất định. Do vậy, hoàn thành nhiệm vụ được giao là kết quả thực hiện tốt trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương. Cán bộ, đảng viên, công chức phải chăm lo xây dựng gia đình, dòng họ, quê hương… Phải giáo dục cho các thế hệ trong gia đình, dòng họ về lòng yêu nước, về trách nhiệm xã hội, về ý chí vươn lên trong học tập và công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, tất cả đảng viên phải quan tâm giáo dục cho con cháu về đạo đức, lối sống lành mạnh, nhất là tinh thần cần kiệm, liêm chính, lòng nhân ái, tình đoàn kết cộng đồng; biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, quê hương và của toàn dân tộc.