Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thuỳ linh Vương
Xem chi tiết
sao bala
Xem chi tiết
Binomo
4 tháng 3 2019 lúc 19:16

tự nghĩ mà viết

Thang Vo
4 tháng 3 2019 lúc 19:28

Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phu tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sông trên trái đất này.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 7 2019 lúc 7:10

- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài..., văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống

- Giúp ta có tình cảm, có lòng vị tha: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

- Giúp ta biết thưởng thức cái hay cái đẹp của thiên nhiên: Có thể nói... là quá đáng.

Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Thị Khánh Linh
10 tháng 5 2020 lúc 12:17

Câu 1:Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập tới những nội dung là: Khẳng định và gợi tả sức mạnh to lớn của lòng yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ cho lời văn, gây sự xúc động cho người nghe.

Qua đoạn văn trác giả nhắn nhủ tới e là: chúng ta cần phát huy, tiếp bước truyền thống yêu nước bằng những hành động; việc làm cụ thế 

Câu 2: Bác Hồ có lối sống vô cùng giản dị;  bác giản dị trong đời sống hằng ngày:

- Bữa cơm chỉ có vài ba món, khi ăn không để rơi vãi một hạt cơm

-Nơi ở: ngôi nhà sàn chỉ có vài ba phòng 

-cách làm việc: việc gì tự làm đc bác sẽ làm, không cần phiền người khác giúp đỡ

-quan hệ với mọi người: Bác đặt tên cho các đồng chí của mình

Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết

-Bác nói dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo

-Những chân lí lớn của thời đại là giản dị: không có gì quý hơn độc lập

Qua đó, e học tập ở Bác đức tính giản dị, cách bác đối xử hòa đồng, yêu thương mọi người.

Câu 3:  Đi vào văn bản, chúng ta bắt gặp ngay ở phần đầu một câu chuyện đời xưa thú vị. Từ câu chuyện ấy, tác giả giải thích nguồn gốc của văn chương “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Quan niệm ấy rất đúng, nhưng không phải là duy nhất. Có nhiều nhà lí luận giải thích : Văn chương bắt nguồn từ lao động, hoặc văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau, những khát vọng cao cả của con người… Tuy ý kiến của Hoài Thanh khác với các quan niệm trên, nhưng không đối lập, không loại trừ nhau. Ngược lại, ý kiến của ông đã bổ sung, làm giàu thêm cho một vấn đề quan trọng trong lí luận về nguồn gốc của văn chương. Do đó, tác giả dùng từ cốt yếu sau từ nguồn gốc để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng thương.,. Đây là một cách nói mềm dẻo, khéo léo, không áp đặt, cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát mọi quan niệm khác. Từ ý kiến của Hoài Thanh, tiếp tục suy nghĩ và học tập, lên các lớp trên, chắc chúng ta sẽ được biết sâu thêm về vấn đề này.

Công dụng của văn chương:

- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

- Văn chương giúp ta cảm nhận cái hay, cái đẹp trong cuộc sống

Vai trò phản ánh hiện thực khách quan của văn chương: làm cải thiện xã hội, tức là chức năng nhận thức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục của văn học, đó là bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người. ... Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú

Mình cg học lớp 7 nà

Học tốt nha bạn

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Ngân Nguyễn Võ
Xem chi tiết
datfsss
3 tháng 4 2021 lúc 20:09

A. bạn nhé

Minh Nhân
3 tháng 4 2021 lúc 20:10

Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài văn “Ý nghĩa văn chương”?

 

 

A. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương.

 

B. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương.

 

C. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

 

D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại của văn chương.

 
datfsss
3 tháng 4 2021 lúc 20:10

Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài văn “Ý nghĩa văn chương”?

A. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương.

 

B. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương.

 

C. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

 

D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại của văn chương.

Chu Lâm Nhi
Xem chi tiết

Hoài Thanh là nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Ông có tác phẩm nổi tiếng thi nhân Việt Nam đã chắp cánh cho thơ ca ngày càng phát triển. Trong đó có bài " Ý nghĩa văn chương" đã khẳng định ý nghĩa và công dụng của văn chương qua nhận định. "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có".

Ý kiến của Hoài Thanh đã khẳng định vai trò to lớn của văn chương trong cuộc sống con người. Văn chương bồi đắp tư tưởng tình cảm tâm hồn cho ta khiến đời sống tinh thần của ta mỗi ngày một phong phú để ta sống chân thành nhân ái vị tha hơn cuộc sống mỗi người một thêm tốt đẹp.

Xứ mệnh cao cả trước hết của văn chương là gây cho ta những tình cảm ta chưa có. Đó là những tình cảm trước khi đọc văn chương dựa nảy sinh trong lòng ta. Đến với văn chương ta tiếp nhận thêm những tư tưởng tình cảm tốt đẹp. Từ khi ta mới sinh ra, còn nhỏ ta chưa biết Bác Hồ, chưa một lần gặp bác. Nhưng khi biết đọc tác phẩm văn chương ta thấy bác muôn vàn kính yêu. Người đã hi sinh cả đời cho dân cho nước. Minh Huệ đã viết về một đêm trong vô vàn đêm không ngủ của người:

" Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh".

Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa bài thơ lên tầm khái quát lớn đúc rút một chân lí giản đơn đời thường: Bác không ngủ vì lo cho dân cho nước như một lẽ thường tình. Bởi người " Nâng niu tất cả chỉ quên mình" (Tố Hữu). Không chỉ vậy văn chương còn gợi trong ta lòng vị tha trắc ẩn thương cho những kiếp người cực khổ đọc ca dao than thân ngược dòng thời gian ta trở về với xã hội phong kiến nhiều bất công áp bức. Kiếp người nông dân thật nhỏ nhoi. Họ chỉ là phận con ong cái kiến bị bòn rút, bị can khuất khổ đau".

"Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay học lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu biết ngày nào nghe.

Hay đọc chuyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" mấy ai cầm nổi nước mắt trước cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy họ thương yêu nhau mà phải chia cắt bởi gia đình tan vỡ. Văn Chương đã giúp ta nhận thức được trách nhiệm phải xây dựng gia đình hạnh phúc, tốt đẹp. Và Văn Chương gợi trong ta khao khát khám phá những miền đất lạ ta thấy cảnh đẹp ở những phương trời xa thật hấp dẫn:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc nhu tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô…”

Cảnh đẹp như một bức tranh hữu tình nên thơ mới gọi xa hơn nữa ta còn đến thác Núi Lư của Trung Quốc qua thơ Lí Bạch, mảnh đất vùng An-dát của A. Đô-đê trong buổi học cuối cùng trên đất Pháp,… Bên cạnh việc gây cho ta những tình cảm ta chưa có thì Văn Chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

Đó là những tình cảm mang tính nhân bản luôn tiềm thức trong ta. Văn Chương đã khơi dậy làm cho tình cảm ấy càng thêm giàu có hơn, Ai cũng yêu kính ông bà, cha mẹ anh chị em. Đọc Văn Chương ta càng xúc động " Mẹ có thể đánh đổi một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn" (A-ni-xi). Công cha nghĩa mẹ sánh ngang tầm vóc vũ trụ đạo làm con phải hiểu nghĩa mới tròn bổn phận:

"Công cha như núi Thái Sơn…
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi".

Từ khi ta sinh ra ai cũng gắn bó thân thiết với mảnh đất quê hương. Mỗi ngõ xóm hàng cây ven đường đều trở nên quen thuộc, Văn Chương đã bồi đắp tình cảm yêu quê hương ngày càng tha thiết:

"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày".

(Đỗ Trung Quân)

Tình bạn cũng vậy. Mỗi người từ tấm bé đều có bạn để chia sẻ vui buồn. Thế mà khi đọc bài " Bạn đến chơi nhà" (Nguyễn Khuyến) ta càng nhận thấy tình bạn chân thành quí giá biết bao:

" Đầu trà tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta".

Kể sao cho hết công dụng của Văn Chương bằng cách tự nhiên nhất. Văn Chương đã bồi đắp nhiều tình cảm đẹp trong ta.

Tóm lại ý kiến của Hoài Thanh thật chính xác " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Song không phải tác phẩm văn chương nào cũng tốt, có loại sách độc hại ta phải biết lựa chọn tác phẩm hay để đọc bồi dưỡng tình cảm cho ta.

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Hoàng Sanny
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 3 2021 lúc 21:00

Tham khảo nha em:

Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích, nghe mẹ hát ru bằng những điệu dân ca ngọt ngào. Lớn lên, chúng ta được học những bài thơ, những chuyện ngắn, được đọc những cuốn tiểu thuyết dài...Cổ tích, ca dao, những bài thơ, những tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Trong bài ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh có viết: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Vậy điều đó có nghĩa là thế nào? Điều đó được thể hiện qua những áng văn chương ra sao?
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã bàn luận, đưa ra quan điểm của mình về ý nghĩa, chức năng, công dụng của văn chương. Trong câu nói đó có thể thấy hai nội dung.
Nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”, ta hiểu từ “hình dung” ở đay là một danh từ, nghĩa là hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống. Như vậy, văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội. Nội dung văn chương cũng đa dạng, phong phú, sinh động như cuộc sống.
Qua văn chương, ta hiểu được cuộc sống. Qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích, ta thấy rất rõ cuộc sống lao động vật vả, cực nhọc của người lao động ngày xưa và tâm hồn tuyệt đẹp của họ. Đọc câu thơ của Bác Hồ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ trăng lồng cổ thủ bóng lồng hoa” (cảnh khuya), ta thấy câu thơ đã tái hiện bức tranh phong cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc sống động, gợi cảm, tuyệt đẹp. Hay đọc bài Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương, ta thấy hiện ra cuộc sống muôn hình vạn trạng như Hoài Thanh đã nói mỗi nhà văn, nhà thơ là những người sáng tạo, tìm tòi và thể hiện cuộc sống theo một cách tự nhiên tuỳ thuộc vào vốn sống, tài năng và tâm hồn của họ mà tâm hồn của con người lại bao la vô tận cho nên “văn chương còn sáng tạo sự sống” điều ấy nghĩa là ? có thể hiểu là qua các áng văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng tốt lành, nhà văn dựng nên trong tác phẩm bức tranh đời sống mà có thể cuộc sống hiện tại không có hoặc chưa có, để mọi người phấn đấu xây dựng biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai. Qua việc ca ngợi mảnh đất và con người Sài Gòn trong Sài Gòn tôi yêu, nhà văn Minh Hương mong muốn mọi người đều yêu Sài Gòn như ông. Tình yêu sẽ thúc đẩy con người làm được nhiều điều tốt đẹp, yêu Sài Gòn mọi người sẽ góp phần tích cực giữ gìn và xây dựng một Sài Gòn đẹp hơn, đáng yêu hơn. Cũng như vậy, qua sự sáng tạo ra một thế giới loài vật trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký nhà văn Tô Hoài đã gửi gắm khát vọng về một thế giới đoàn kết hoà bình. Thế giới ấy chính là khát vọng của loài người, loài người đã và đang góp sức, chung tay để biến nó thành hiện thực. Đọc truyện chia tay của những con búp bê, của Khánh Hoài chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai em Thành và Thuỷ. Ta cũng ước mơ cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi bền vững để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. Trong văn chương tác giả gửi đến những thông điệp để nhắc nhở chúng ta yêu ghét, đúng đắn cộng hưởng niềm vui nỗi buồn mơ ước với nhà văn để quyết tâm làm những việc thiện điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn. Sau những áng văn chương sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn ý trí khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh quan niệm.
Bằng câu nói ngắn gọn, súc tích “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Hoài Thanh đã giúp chúng ta hiểu rõ một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương. Nhờ đó chúng ta đọc văn, suy ngẫm về văn chương được sáng tạo và sâu sắc hơn.

Yến Vy Trần
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
19 tháng 2 2019 lúc 13:53

a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương theo Hoài Thanh là xuất phát từ tình yêu thương con người, sau đó mở rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài. Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ ấn độ thể hiện dụng ý của tác giả đó là khẳng định mối quan hệ giữa văn chương, nghệ thuật và đời sống. Văn chương được khơi gợi từ đời sống và vẻ đẹp chân thực giản dị của cuộc sống là nguồn cảm hứng lớn đối với thi nhân.

b. Tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương đó là: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, gợi cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương vừa có tác dụng khơi gợi, vừa có tác dụng cảm hóa, làm thay đổi con người, khiến con người sống nhân văn, nhân ái, chan hòa hơn.

c. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng sau đó đưa ra kết luận về nguồn gốc, công dụng của văn chương. Cách lập luận ấy vừa chặt chẽ, vừa thuyết phục người đọc. Khiến văn bản hấp dẫn và gây ấn tượng được với độc giả.

Nguyễn Thị Ngọc Minh
Xem chi tiết
phạm vũ khánh linh
30 tháng 3 2021 lúc 21:25

Ý nghĩa văn chương là “hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống”. Nguồn gốc của văn chương “cũng  giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”.

Khách vãng lai đã xóa
🕊 Cαʟɪѕα Rσαηα
31 tháng 3 2021 lúc 5:11
- Văn chương giúp ta hình dung ra sự sống và sáng tạo ra sự sống.Là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.Phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu và lòng tự hào dân tộc -Văn chương dụng lên những hình ảnh,đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có để mọi người phấn đấu xây dựng và biến chúng thành hiện thực,tương lai tốt đẹp. => Ý nghĩa của văn chương giúp cho ta tình cảm và gợi lòng vị tha - Gây cho ta những tình cảm tạ không có,luyện cho ta những tình cảm tạ sẵn có. => Đời sống tình thần nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu thiếu ý nghĩa của văn chương. _Hok tốt_
Khách vãng lai đã xóa