tại sao lại có vùng mà sóng không bắt được hay còn gọi là vùng im lặng
Tại sao lại gọi là vùng nhân mà không phải là nhân tế bào?
- Do cấu tạo còn đơn giản và chưa có màng nhân.
- Vật chất di truyền chỉ đơn giản có ADN.
Câu 1: Trước khi mạng Internet phổ biến thì mạng gì có nhiều nhất trên thế giới?
Câu 2: Người ta nói im lặng là vàng, vậy không im lặng là gì?
Câu 3: Tai nào mà người ta không muốn nghe thấy?
Câu 4: Loại băng nào nằm hay ngồi lên được nhưng người bình thường không ai muốn?
Câu 5: Khi một tiền đạo bóng đá bị phạt không được thi đấu gọi là treo giò, còn trường hợp tương tự ở vị trí thủ môn gọi là gì?
Câu 1: Mạng nhện
Câu 2: Nói
Câu 3: Tai nạn
Câu 4: Băng tuyết
Câu 5: Treo giò
1. Mạng nhện
2. Ồn
3. Tao họa
4. Băng ca
5. Treo giò
1. mang nhen 2.on ao 3.tai hoa 4.bang ca 5.treo gio
Câu 1: Trước khi mạng Internet phổ biến thì mạng gì có nhiều nhất trên thế giới?
Câu 2: Người ta nói im lặng là vàng, vậy không im lặng là gì?
Câu 3: Tai nào mà người ta không muốn nghe thấy?
Câu 4: Loại băng nào nằm hay ngồi lên được nhưng người bình thường không ai muốn?
Câu 5: Khi một tiền đạo bóng đá bị phạt không được thi đấu gọi là treo giò, còn trường hợp tương tự ở vị trí thủ môn gọi là gì?
Ai nhanh 3 tikkkkkkkkkkkkkkkk
theo mình là
1. mạng người
2. không im lặng là ồn ào
3. là tai họa
4. mình đang phân vân giữa băng đạn và băng bó.
Câu 1: Mạng nhện
Câu 2: Ồn ào
Câu 3: Tai nạn
Câu 4: Băng tuyết
Câu 5: Treo giò =)
Tại một số vùng xa xôi, đôi khi ta không thể sử dụng điện thoại để liên lạc bởi điện thoại đang nằm ngoài vùng phủ sóng của đài phát sóng. Vậy sóng mà các đài phát sóng di động đang phát là sóng gì và có tính chất như thế nào?
Sóng mà các nhà đài phát sóng di động là sóng điện từ và sóng điện từ có các đặc tính như giao thoa, cộng hưởng, triệt tiêu, nhiễu,… và có thể lan truyền đi xa trong môi trường nước, chân không và không khí.
so sánh vùng đông bắc với tây bắc? tại sao vùng tây bắc lại có địa hình núi cao mà vùng đông bắc lại có địa hình chủ yếu là núi thấp?
* So sánh
a) Vùng núi Đông Bắc
-Nằm ở tả ngạn sông Hồng.
-Có 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
-Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
-Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.
-Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam…
b)Vùng núi Tây Bắc
-Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
-Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải cùng hướng tây bắc-đông nam.
+Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt-Trung tời khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143m).
+Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào từ Khoan La San đến sông Cả.
+Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.
-Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng sông Đà, sông Mã, sông Chu.
# vùng núi đông bắc:
- nằm ở tả ngạn sông hồng với 4 cánh cung lớn (sông gâm, ngân sơn, bắc sơn, đông triều) chụm đầu ở tam đảo, mở về phía bắc và phía đông.
- núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông cầu, sông thương, sông lục nam
- hướng nghiêng chung tây bắc- đông nam, cao ở phía tây bắc nhưu hà giang, cao =, trung tâm là đồi núi thấp, cao tb 500-600 m, giáp đồng = là vùng đồi trung du dưới 100m
# vùng tây bắc:
- giữa sông hồng và sông cả, địa hình cao nhất nc ta, hướng núi chính là tây bắc- đông nam (hoàng liên sơn, pu sam sao, pu đen đinh)
- hướng nghiêng: thấp dần về phía tây, phía đông là núi cao đồ sộ hoàng liên sơn, phía tây là núi trung bình dọc biên giới việt- lào , ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ phong thổ đến mộc châu, xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (sông đà, sông mã, sông chu,...)
So sánh vùng đông bắc với tây bắc? tại sao vùng tây bắc lại có địa hình núi cao mà vùng đông bắc lại có địa hình chủ yếu là núi thấp?
Trả lời:
* So sánh
a) Vùng núi Đông Bắc
-Nằm ở tả ngạn sông Hồng.
-Có 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
-Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
-Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.
-Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam…
b)Vùng núi Tây Bắc
-Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
-Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải cùng hướng tây bắc-đông nam.
+Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt-Trung tời khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143m).
+Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào từ Khoan La San đến sông Cả.
+Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.
-Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng sông Đà, sông Mã, sông Chu.
có người khi đọc xong những trò lố hay là va ren và phan bội châu cứ băn khoăn : vì sao nguyễn ái quốc không để nhân vật phan bội châu vạch tội hay thét mắng vào mặt và rên mà chỉ im lặng với nụ cười ruồi thoáng qua kín đáo vô hình trên gương mặt . người đó cũng không hiểu vì sao cái im lặng dửng dưng của phan bội châu lại có thể làm cô và ren sửng sốt cả người
Sự im lặng của Phan Bội Châu chính là một hình thức đấu tranh. Cái im lặng của sự bất hợp tác của sự cảnh giác cao độ trước mọi âm mưu thâm độc từ kẻ thù của người chiến sĩ. Không sửng sốt sao được khi hắn nghĩ rằng tự do, danh vọng và cả tương lai sáng lạn giả tạo mà hắn mang đến cho Phan Bội Châu, mà Pháp mang tới cho Việt Nam chẳng mấy tác động tới con người đang ngồi trước mặt. Tưởng rằng có thể mua được Phan Bội Châu một cách dễ dàng chỉ bằng giọng lưỡi ngon ngọt và hứa danh dự của một kẻ phản bội, song Va-ren đã nhầm. Vậy là màn kịch của Va-ren hoàn tất thất bại thảm hại. Tài hùng biện hắn vốn tự hào chẳng có chút giá trị nào trước nhân cách hiên ngang, bất khuất của cụ Phan. Đối với một vĩ nhân, một vị thiên xứ, bậc anh hùng... Va-ren thực sự là kẻ vô lại tiểu nhân.
có người khi đọc xong những trò lố hay là va ren và phan bội châu cứ băn khoăn : vì sao nguyễn ái quốc không để nhân vật phan bội châu vạch tội hay thét mắng vào mặt và rên mà chỉ im lặng với nụ cười ruồi thoáng qua kín đáo vô hình trên gương mặt . người đó cũng không hiểu vì sao cái im lặng dửng dưng của phan bội châu lại có thể làm cô và ren sửng sốt cả người
tại sao các dòng biển lại ảnh hưởng lớn đến khí hậu các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?Cho ví dụ?
CÓ AI GIÚP VỚI NGÀY MAI THI RỒI ,AI CÒN THỨC KHÔNG
Các dòng biển lại có ảnh hưởng đến khí hậu đến các vùng ven biển mà chúng chảy qua vì: Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
MIK CŨNG CHƯA CÓ VD NHA
Sao la (danh pháp khoa học: Pseudoryx nghetinhensis) hay còn được gọi là "Kỳ lân Châu Á" là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới, sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam và Lào. [...] được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam. Tên chỉ Giống trong tên khoa học của loài này là
A. Sao la
B. nghetinhensis
C. Pseudoryx
D. Kỳ lân Châu Á
Một chú chó lúc mới sinh nặng 0,4kg. Sau 1 tháng, chú chó cân nặng 1,5kg. Theo em, tại sao lại có sự tăng khối lượng như vậy?
A. Do chú chó ăn nhiều
B. Do sự tăng lên về số lượng các tế bào trong cơ thể
C. Do sự tăng lên về kích thước của các tế bào trong cơ thể
D. Do sự tăng lên về chiều dài của các tế bào trong cơ thể.
Theo em, biện pháp góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí là
A. Chặt cây để phát triển đô thị
B. Chôn lấp chất thải nhựa khó phân hủy.
C. Có quy hoạch trồng thêm nhiều cây xanh phù hợp với tình hình phát triển đô thị
D. Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để thống kê lượng xe cộ vi phạm giao thông.
Nhiên liệu nào sau đây không được chế biến từ dầu mỏ?
A. Khí hóa lỏng
B. Xăng hay Gasoline
C. Dầu diesel
D. Than
Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta cần điều chỉnh lượng gas như thế nào khi đun nấu? *
A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas.
B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.
C. Luôn luôn để gas ở mức độ lớn nhất.
D. Giữ nguyên lượng gas, không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng.
Theo quan sát của em, vật liệu hay được sử dụng làm lõi dây điện dân dụng trong gia đình em là *
A. Gỗ
B. Đồng
C. Thủy tinh
D. Cao su
Phát biểu nào dưới đây không chính xác?
A. Trong thành phần của ngô, khoai, sắn, lúa mỳ, yến mạch không chứa tinh bột.
B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.
C. Thực phẩm bị biến đổi tính chất thì không dùng được.
D. Ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều hình thức bản quản thực phẩm như: hun khói, ướp muối, ngâm đường, sấy, phơi khô,...
Phát biểu nào sau đây là chưa chính xác khi phát biểu về vai trò của lương thực- thực phẩm? *
A. Tinh bột, đường là những chất cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
B. Chất đạm tham gia cung cấp năng lượng và tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật.
C. Chất béo có vai trò nâng cao hệ miễn dịch , phòng chống các loại bệnh tật.
D. Các loại vitamin và khoáng chất có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống các loại bệnh tật.
Trường hợp nào dưới đây không phải là hỗn hợp?
A. Nước muối sinh lí.
B. Bột canh
C. Nước cất
D. Nước khoáng
Trong các hỗn hợp dưới đây, theo em, hỗn hợp nào là hỗn hợp không đồng nhất?
A. Hỗn hợp nước muối.
B. Hỗn hợp nước đường
C. Hỗn hợp dầu ăn và nước.
D. Hỗn hợp giấm ăn và nước.
Hỗn hợp sốt mayonnaise mà gia đình em sử dụng hằng ngày ở trạng thái nào sau đây?
A. Dung dịch trong suốt, đồng nhất
B. Huyền phù
C. Nhũ tương
D. Dung dịch trong suốt, xanh lơ
Người nông dân có thể tách cát ra khỏi hỗn hợp cát và nước bằng phương pháp dân gian nào?
A. Chiết.
B. Cô cạn
C. Lọc bằng vải
D. Dùng máy li tâm
Phương pháp nào được dùng để tách riêng dầu hỏa ra khỏi nước? *
A. Dùng nam châm hút
B. Cô cạn
C. Chiết bằng phễu chiết quả lê
D. Chưng cất.
Trình tự sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là? *
A. Tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → mô
B. Mô → tế bào → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể
C. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể
D. Cơ thể → hệ cơ quan → cơ quan → tế bào → mô
Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào? *
A. Màu sắc
B. Kích thức cơ thể
C. Số lượng tế bào trong cơ thể
D. Kích thước tế bào.
Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người?
A. Tim
B. Phổi
C. Não
D. Dạ dày
Sinh vật đơn bào trong số các sinh vật dưới đây là *
A. Cây cà chua
B. Con chó
C. Cá heo
D. Vi khuẩn
Nhận xét nào dưới đây không chính xác?
A. Mô bao gồm các tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng.
B. Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể.
C. Cơ thể sinh vật bao gồm tất cả hệ cơ quan trong cơ thể phối hợp với nhau.
D. Hệ tiêu hóa bao gồm các cơ quan : Ruột , tim , gan, phổi.
Tại 1 vùng biên giới Pháp - Ý có 2 làng người Pháp và Ý cạnh nhau. Dân Ý sống ở làng này có phong tục đặc biệt: Thay cho câu trả là "có" thì họ lắc đầu còn "không" thì họ gật đầu
1 khách du lịch đến vùng này đã hỏi 1 người dân mà ông ta gặp:
- Anh có phải người làng này không?
Người khách đã xác định được ngay mình ở làng pháp hay ở làng Ý. Hãy giải thích vì sao (có 2 trường hợp)
Đọc đoạn trích dưới đây:
''... Đã đến lúc chúng ta cần phải đối diện với sự thật rằng, im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác. Đã đến lúc chúng ta không thể trốn tránh được thực tế nghiệt ngã rằng im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả của những người quanh ta. Sự yên ổn ấy, đáng tiếc thay chắc chắn sẽ không kéo dài lâu. Nó sẽ mau chóng qua đi và trả lại cho ta những mất mát, tổn thương với cấp số nhân so với chút yên bình giả tạo.
Phá vỡ thói quen im lặng là một quá trình đấu tranh dai dẳng và khắc nghiệt trong bản thân mỗi chúng ta. Hãy bắt đầu bằng việc lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai. Hãy kiên trì tìm đáp án cho câu hỏi “cái sai ấy, nếu mãi tồn tại, sẽ dẫn chúng ta về đâu?”. Hãy thử đặt câu hỏi liệu có một ngày nào đó, sự im lặng khiến chúng ta hay những người thân của chúng ta trở thành nạn nhân của một quyết định sai lầm nào đó được nuôi dưỡng bởi chính sự im lặng của chúng ta? Hãy thử mường tượng đáng nhẽ viễn cảnh đó sẽ không xảy ra nếu sự im lặng của chúng ta được thay thế bằng những góp ý, việc làm cụ thể.
Hãy bắt đầu phá vỡ thói quen im lặng bằng những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những sự thật mà trái tim bạn luôn gọi tên. Hãy bắt đầu từ việc ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thế hệ. Hãy bắt đầu bằng việc lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Hãy đấu tranh, phản biện lại mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử, góp phần đem lại sự công bằng, sự thừa nhận của cộng đồng.''
(Sự tàn nhẫn của im lặng, Nguyễn Công Thảo, http://dienngon,vn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai được nêu trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, để phá vỡ thói quen im lặng" thì bản thân mỗi chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3. Theo anh/chị, việc tác giả nhiều lần sử dụng từ ngữ "Hãy bắt đầu" góp phần mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác” ? Vì sao?
1. Đoạn trích chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai là:
- im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác.
- im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả những người quanh ta.
2. Để phá vỡ thói quen im lặng, bản thân mỗi chúng ta cần phải: lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai, có những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự thật như ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thê hệ. Lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/ nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Đấu tranh, phản biện mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử.
3. Hãy bắt đầu được điệp lại bốn lần để nhấn mạnh những việc làm cần thiết, ngay tức khắc góp phần phá vỡ thói quen im lặng, tránh những hậu quả đáng tiếc bằng những việc làm nhỏ nhất.
4. Học sinh nêu ý kiến của mình và giải thích thuyết phục/.