Phân tích nội dung cơ bản của tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
Phân tích nội dung cơ bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
Phân tích nội dung cơ bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Pháp
Tham khảo:
tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp là văn kiện công bố công khai về quyền con người và quyền công dân của cách mạng Pháp do Hội nghị lập hiến của chính quyền mới triệu tập thông qua vào ngày 28.8.1789.
Cuộc Cách mạng năm 1789 ở Pháp là một cuộc cách mạng tư sản có tính điển hình nhất ở châu Âu, tiêu diệt chế độ phong kiến và một chính quyền mới - chính quyển của giai cấp tư sản đã ra đời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển không chỉ ở Pháp mà còn nhiều nước châu Âu khác. "Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" lịch sử gồm 17 điều đã công khai ghi rõ các quyền con người và quyền công dân, về cơ bản gồm các quyền:
- Người ta sinh ra tự do và binh đẳng về quyền. Nhà nước:
1) bảo đảm tự do, sở hữu và an ninh; có quyền chống áp bức;
2) Quyền lực tối cao trong nhà nước thuộc về nhân dân;
3) Tự do thể hiện ở khả năng làm tất cả những gì không gây nguy hại cho người khác;
4) Luật phải thể hiện ý chí của các thành viên xã hội, do đó, mỗi người có thể tham gia vào việc làm ra luật - tự mình hoặc thông qua người đại diện;
5) Điều 7 và Điều 8 lập ra hai nguyên tắc liên quan đến pháp luật hình sự: Không ai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ngoài những trường hợp được luật trực tiếp quy định thể hiện thành công thức: Không có tội phạm ngoài quy định của luật (nullum crimen sine lege) và không ai có thể phải chịu hình phạt, ngoài cái được luật trực tiếp quy định, thể hiện thành công thức: không có hình phạt ở bên ngoài luật (nullum poena sine lege);
6) Điều 9 quy định về suy đoản võ tội - mỗi người được xem là vô tội cho đến khi có sự chứng minh ngược lại;
7) Tiếp đó, Tuyên ngôn để cập quyền tự do tư tưởng, tự do báo chí bị hạn chế bởi trách nhiệm khi lạm dụng quyến tự do đó: quyền của công dân tham gia vào việc xác định các loại thuế và quyền yêu cầu các nhân viên nhà nước báo cáo; 8) Điểu 16 quy định vế nguyên tắc phân chia quyền lực.
Ý không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là
A. Đề cao vai trò của các nhà Triết học Ánh sáng
B. Thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người
C. Khẳng định chủ quyền của nhân dân
D. Tuyên bố quyền sở hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm
ý không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền là A. đề cao vai trò của các nhà triết học Ánh Sáng B. thừa nhận quyền tự do bình đẳng của con người C. khẳng định chủ quyền của nhân dân D. tuyên bố quyền sở hữu là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Nhân quyên và Dân quyền ở Pháp năm 1789?
A. Thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người.
B. Khẳng định chủ quyền của nhân dân.
C. Tuyên bố quyền sở hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
D. Đề cao vai trò của các nhà Triết học Ánh sáng.
Phương pháp: sgk 10 trang 154, loại trừ.
Cách giải:
Cuối tháng 8-1789, Quốc hội lập hiến đã thông qua Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền với nội dung:
- Thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người.
Khẳng định chủ quyền của nhân dân.
Tuyên bố quyền sở hữu là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
=> Loại từ đáp án D.
Chọn: D
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Nhân quyên và Dân quyền ở Pháp năm 1789?
A. Thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người
B. Khẳng định chủ quyền của nhân dân
C. Tuyên bố quyền sở hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm
D. Đề cao vai trò của các nhà Triết học Ánh sáng
Phương pháp: sgk 10 trang 154, loại trừ.
Cách giải:
Cuối tháng 8-1789, Quốc hội lập hiến đã thông qua Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền với nội dung:
- Thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người.
Khẳng định chủ quyền của nhân dân.
Tuyên bố quyền sở hữu là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
=> Loại từ đáp án D.
Chọn: D
Tìm hiểu và trình bày về bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (gợi ý: tác giả, nội dung, giá trị lịch sử, trong đó có sự ảnh hưởng tới bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh,...).
Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ
- Tác giả:
+ Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ được soạn thảo bới một ủy ban 5 người, gồm các nghị sĩ: Thomas Jefferson, John Adams, Benjamin Franklin, Roger Sherman và Robert R. Livingston.
+ Phần lớn nội dung trong Tuyên ngôn Độc lập được chấp bút bởi Thomas Jefferson.
- Nội dung:
+ Tuyên bố các quyền tự do dân chủ tư sản.
+ Tố cáo tội ác của nhà vua và chính quyền thực dân Anh đối với nhân dân bắc Mỹ.
+ Tuyên bố ly khai khỏi Anh và khẳng định nền độc lập của các bang ở Bắc Mỹ.
- Giá trị lịch sử:
+ Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ là một văn kiện có tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần những tư tưởng tiến bộ về quyền dân tộc, quyền con người và quyền công dân của thời đại mới,… Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.
+ Khẳng định nền độc lập và tuyên bố sự ra đời của quốc gia mới - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ.
Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp
- Tác giả: La Fayette.
- Nội dung: nêu lên quyền tự do, bình đẳng của con người; khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân; ban hành các quyền tự do tư sản đồng thời khẳng định quyền sở hữu tài sản tư nhân.
- Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là một văn kiện có tính chất tiến bộ và cách mạng: lần đầu tiên trong lịch sử nước Pháp và châu Âu, chủ quyền tối cao được tuyên bố thuộc về nhân dân, quyền lực của nhà vua cùng chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị xóa bỏ. Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.
- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.
Phân tích điểm chung giữa bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ và Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của nước Pháp 1789.
Giúp mình với ạ, mình cần gấp để ôn thi!!!
Tuyên ngôn độc lập Mỹ đã khẳng định: mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, không thể tước bỏ. Trong số những quyền đấy có quyền được sống,quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) cũng khẳng định:" mọi người sinh ra đều có quyền được sống tự do và bình đẳng; mọi sự phân biệt xã hội chỉ có thể đặt lên trên cơ sở lợi ích chung.
Tại sao nói : Trong nội dung Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp 1789 đã thể hiện tính nhân văn ?