Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Dương Nguyễn Hoàng
Xem chi tiết
nguyen ngoc
Xem chi tiết
Lê Dung
10 tháng 12 2016 lúc 21:05
 Chiều chiều ra đứng ngỗ sau Trông về quế mẹ ruột đau chín chiều.

Bài ca dao thật ngắn chỉ có mười bốn chữ nhưng để lại cho em thật nhiều xúc động. Hình ảnh người phụ nữ đi lấy chồng xa cứ mỗi buổi chiều ra đứng sau nhà da diết hướng về quê mẹ cứ đọng mãi trong tâm trí em.

Bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều, đây là cách mở đầu khá quen thuộc của ca dao xưa. Chiều là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, thường gợi buồn, gợi nhớ. Và có lẽ đây cũng là lúc người phụ nừ đã hoàn tất tất cả các công việc trong gia đình, có được giây phút rảnh rỗi để dành nhớ về quê mẹ ở cuối trời xa. Tâm trạng nhớ mong ấy không chỉ diễn ra một lần mà ngày nào cũng vậy, cứ lúc chiều về nỗi nhớ quê, nhó’ mẹ cha, em út lại trồi dậy trong lòng người con gái.

Vị trí đứng của người con gái cũng rất đặc biệt: ngõ sau. Tại sao không phải là ngõ trước? Ngõ trước đông người lại qua, không phù hợp với tâm trạng riêng tư. Đôi mắt người con gái hướng về phương xa, nơi ấy có bao nhiêu người thân yêu. Hẳn người con gái cũng muốn về thăm quê lắm chứ nhưng đầu có dễ. Gia đình chồng chắc gì đã đồng ý, với lại được phép rồi thì lại gặp phải cảnh đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo làm sao về được. Đó cũng là một phần của lí do ruột đau chín chiều. Chín chiều là sự ngổn ngang của tâm trạng, của bao điều lo lắng. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thường bị coi rẻ, người con gái về làm dâu nhà chồng phải chịu bao điều cơ cực cay đắng; phải làm việc quần quật đầu tắt mặt tối lại phải còn chịu những tiếng bấc tiếng chì của mẹ chồng và các anh chị em bên chồng. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi. Mặt khác ngày xưa quan niệm con gái đã đi lấy chồng là con của người ta, bô" mẹ đẻ không có quyền can thiệp, gia đình chồng cho phép thì mới được về thăm nhà. Có người lấy chồng xa cả chục năm trời mới được về thăm quê. Hơn nữa tấm lòng người con gái lấy chồng xa không thể không lo cho cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình lại không được ở gần để chăm sóc phụng dưỡng nên lòng lúc nào cũng lo lắng, đau xót.

Ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội đã được cải thiện. Cảnh làm dâu không còn cay đắng cơ cực như trước, nhưng không phải đã hết những cảnh đời cay đắng buồn tủi. Biết bao người phụ nữ vì miếng cơm manh áo mà phải làm dâu xứ người, lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, v.v... cũng ruột đau chín chiều khi trông về quê mẹ đấy thôi. Bởi vậy giá trị của bài ca dao là vĩnh cửu
Lê Dung
10 tháng 12 2016 lúc 21:05
  Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quế mẹ ruột đau chín chiều.

Bài ca dao thật ngắn chỉ có mười bốn chữ nhưng để lại cho em thật nhiều xúc động. Hình ảnh người phụ nữ đi lấy chồng xa cứ mỗi buổi chiều ra đứng sau nhà da diết hướng về quê mẹ cứ đọng mãi trong tâm trí em.

Bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều, đây là cách mở đầu khá quen thuộc của ca dao xưa. Chiều là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, thường gợi buồn, gợi nhớ. Và có lẽ đây cũng là lúc người phụ nừ đã hoàn tất tất cả các công việc trong gia đình, có được giây phút rảnh rỗi để dành nhớ về quê mẹ ở cuối trời xa. Tâm trạng nhớ mong ấy không chỉ diễn ra một lần mà ngày nào cũng vậy, cứ lúc chiều về nỗi nhớ quê, nhó’ mẹ cha, em út lại trồi dậy trong lòng người con gái.

Vị trí đứng của người con gái cũng rất đặc biệt: ngõ sau. Tại sao không phải là ngõ trước? Ngõ trước đông người lại qua, không phù hợp với tâm trạng riêng tư. Đôi mắt người con gái hướng về phương xa, nơi ấy có bao nhiêu người thân yêu. Hẳn người con gái cũng muốn về thăm quê lắm chứ nhưng đầu có dễ. Gia đình chồng chắc gì đã đồng ý, với lại được phép rồi thì lại gặp phải cảnh đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo làm sao về được. Đó cũng là một phần của lí do ruột đau chín chiều. Chín chiều là sự ngổn ngang của tâm trạng, của bao điều lo lắng. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thường bị coi rẻ, người con gái về làm dâu nhà chồng phải chịu bao điều cơ cực cay đắng; phải làm việc quần quật đầu tắt mặt tối lại phải còn chịu những tiếng bấc tiếng chì của mẹ chồng và các anh chị em bên chồng. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi. Mặt khác ngày xưa quan niệm con gái đã đi lấy chồng là con của người ta, bô" mẹ đẻ không có quyền can thiệp, gia đình chồng cho phép thì mới được về thăm nhà. Có người lấy chồng xa cả chục năm trời mới được về thăm quê. Hơn nữa tấm lòng người con gái lấy chồng xa không thể không lo cho cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình lại không được ở gần để chăm sóc phụng dưỡng nên lòng lúc nào cũng lo lắng, đau xót.

Ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội đã được cải thiện. Cảnh làm dâu không còn cay đắng cơ cực như trước, nhưng không phải đã hết những cảnh đời cay đắng buồn tủi. Biết bao người phụ nữ vì miếng cơm manh áo mà phải làm dâu xứ người, lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, v.v... cũng ruột đau chín chiều khi trông về quê mẹ đấy thôi. Bởi vậy giá trị của bài ca dao là vĩnh cửu
Shiratori Hime
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 10 2021 lúc 7:19

Em tham khảo nhé:

- Đặc điểm nội dung: diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.

- Đặc điểm nghệ thuật:

    + Lời thơ thường ngắn gọn.

  + Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.

    + Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

    + Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.

anime khắc nguyệt
Xem chi tiết
︵✰Ah
20 tháng 1 2022 lúc 19:04

Tham Khảo 
1. Giá trị nội dung: Câu chuyện khẳng định lòng cảm kích với những người nhân hậu và nêu lên cái kết cho những người tham lam bội bạc.
2. Đặc sắc nghệ thuật: Là truyện cổ tích dân gian nổi tiếng của Puskin sử dụng thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu: Như tình huống cốt truyện, hình tượng đối lập các nhân vật, yếu tố tưởng tượng hoang đường.

Việt Anh 6A
20 tháng 1 2022 lúc 19:05

TK

1. Giá trị nội dung: Câu chuyện khẳng định lòng cảm kích với những người nhân hậu và nêu lên cái kết cho những người tham lam bội bạc.
2. Đặc sắc nghệ thuật: Là truyện cổ tích dân gian nổi tiếng của Puskin sử dụng thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu: Như tình huống cốt truyện, hình tượng đối lập các nhân vật, yếu tố tưởng tượng hoang đường

tham khảo nha bn

1. Giá trị nội dung: Câu chuyện khẳng định lòng cảm kích với những người nhân hậu và nêu lên cái kết cho những người tham lam bội bạc.
2. Đặc sắc nghệ thuật: Là truyện cổ tích dân gian nổi tiếng của Puskin sử dụng thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu: Như tình huống cốt truyện, hình tượng đối lập các nhân vật, yếu tố tưởng tượng hoang đường.

giang đáng iuuu
Xem chi tiết
Quỳnh như Đặng thị
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
16 tháng 9 2016 lúc 20:43

Từ những hiểu biết ban đầu về ca dao và cách đọc hiểu ca dao? Viết theo gợi ý sau

- Về nội dung , nghệ thuật:

+ Ca dao là những bài ca của người dan lao động thể hiện tam tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.

Ca dao thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật: lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.

-Về cách đọc hiểu ca dao

+Trước hết, cần xác định bài ca dao là lời của ai ? (nhân vật trữ tình - người cất lên tiếng nói chất chứa tâm tư , tình cảm )

+Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao.

+Yêu ca dao, dân ca Việt Nam.

+Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, tiếp nhận tác phẩm

 

Vũ Huy Thanh Bình
Xem chi tiết
xjgfjhvjgc thcfxthrhgfc
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 10 2019 lúc 12:26

Nội dung: Cố hương là bức tranh xơ xác, tiêu điều về xã hội Trung Quốc những năm cuối thế kì XIX đầu thế kỉ XX.Thông qua việc tường thuật chuyến về quê lần cuối của nhân vật Tôi, những rung cảm của “Tôi” trước sự thay đổi của quê hương, đặc biệt là của Nhuận Thổ, tác giả đã phản ánh hiện trạng của xã hội phong kiến Trung Quốc đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

Nghệ thuật:

●   Truyện Cố hương có bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật: hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.

●   Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật độc đáo, góp phần khắc họa tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

Natsu Dragneel
Xem chi tiết
Thắng  Hoàng
9 tháng 1 2018 lúc 21:09

“Văn học trung đại Việt Nam, từng được gọi là Văn học cổ Việt Nam, từng được gọi là Văn học cổ Việt Nam, Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, Văn học Hán Nôm, hoặc Văn học viết hay Văn học thành văn Việt Nam… thời trung đại. Dòng văn học này, có tác giả là trí thức thời phong kiến (nhà sư, vua, quan, tướng lĩnh, nhiều nhất là nho sĩ) chính thức ra đời từ thế kỉ X, khi dân tộc ta khôi phục được nền độc lập tự chủ. Sau đó, văn học ngày càng phát triển với nhiều danh gia kiệt tác qua các triều đại phong kiến. Văn học viết có hai bộ phận: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm, ảnh hưởng lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. Văn học chữ Nôm tuy xuất hiện muộn và không có được vị thế như văn học chữ Hán, song với tính chất của một bộ phận văn học tiếng Việt, văn học chữ Nôm ngày càng phát triển mạnh mẽ, giành được vị trí quan trọng và cuối cùng chiếm được vị thế ưu việt trên văn đàn. Về nội dung, văn học viết chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến, của tinh thần dân tộc qua thực tiễn phát triển của quá trình dựng nước và giữ nước. Văn học viết chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho, Phật, Lão, của quan niệm Tam giáo hoà hỗn, có đặc điểm và tính chất của một dòng văn học thuộc hệ thống thi pháp văn học phương Đông trung đại.

Như vậy là, từ sự hình thành đén quá trình phát triển, từ diện mạo đến tính chất, từ thể loại đến văn tự, văn học viết đều có những nét riêng của một dòng văn học cổ truyền thống” (Khảo và luận một số thểloại, tác gia, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, H., 2001).

Đồng Bảo An
9 tháng 1 2018 lúc 21:13

Theo minh van nay , bien phap nghe thuat co ban , bao trum duoc su dung la bien phap nhan hoa

Tai vi con nguoi hon loai vat , trong cuoc song cang ngay phai cu su co nghia hon

Cô Nguyễn Vân
10 tháng 1 2018 lúc 9:06

 Nghệ thuật: Tưởng tượng, hư cấu

Nội dung: Nhắc nhở con người bài học sống có ân nghĩa