Những câu hỏi liên quan
Vũ Thanh Thư
Xem chi tiết
pipii
Xem chi tiết
~♥♥Nhok_#Đanh_# Đá♥♥~
Xem chi tiết
~♥♥Nhok_#Đanh_# Đá♥♥~
Xem chi tiết
Nguyễn Dung
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 7 2017 lúc 16:24

- Trào lưu văn học là hoạt động nổi bật của quá trình văn học, thuật ngữ chỉ phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm, gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tác miêu tả hiện thực, tạo thành dòng sông rộng lớn trong đời sống văn học.

- Trào lưu văn học là hoạt động nổi bật của quá trình văn học, thuật ngữ chỉ một số phong trào sáng tác tập hợp tác giả, tác phẩm gần gũi về cảm hứng, tư tưởng tạo thành luồng trong đời sống văn học một thời đại

- Một số trào lưu văn học lịch sử thế giới:

    + Văn học phục hưng: đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại hệ tư tưởng cổ hủ, khắc nghiệt thời Trung Cổ

VD: Đôn-ki-hô-tê (Xéc-van-tec) ; Ro-me-o & Giu-li-et(Sếch-xpia)

    + Chủ nghĩa cổ điển: luôn đề cao lí trí, sáng tác theo qui phạm chặt chẽ

Ví dụ: Hóa thân Kafka, Lão hà tiện của Mô-li-e

    + Chủ nghĩa lãng mạn: đề cao những nguyên tắc chủ quan, đề tài cũng như cách xây dựng hình tượng nghệ thuật đều do tác gải tưởng tượng nhằm đề cao tự do, hạnh phúc, mộng tưởng.

VD: Chiến tranh và hòa bình (L. Tôn-x tôi), Tội ác và trừng phạt ( Đôn-tôi-ep-xki)

- Văn học Việt Nam cũng có những trào lưu: trào lưu lãng mạn và trào lưu hiện thực phê phán ( 1930 – 1945), trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa (Cách mạng tháng Tám 1945)

    + Chủ nghĩa siêu thực

    + Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

    + Chủ nghĩa hiện sinh

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
26 tháng 1 2018 lúc 16:26

- Trốn học đi chơi

- Quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra

- Dấu dốt

- Ra vào lớp tuỳ tiện

- Nghỉ học không xin phép

- Ăn quà vặt trong lớp

- Trang phục khi đến trường không đúng quy định

Tác hại của những biểu hiện trên là chứng tỏ đó là những học sinh không có tính kỉ luật, thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo, coi thường quy định của nhà trường, sống tuỳ tiện không biết coi trọng phẩm chất đạo đức của mình. Đó là những con người thiếu trung thực, thiếu kỉ luật và không có lòng tự trọng, vi phạm đạo đức của người học sinh, nếu không biết sửa chữa, điều chỉnh mình thì không thế trở thành con ngoan và trò giỏi, người công dân tốt.

Bình luận (0)
Uyên  Nhi
Xem chi tiết
lạc lạc
18 tháng 12 2021 lúc 16:48

TK

1/

Thế hệ trẻ là một lực lượng xã hội đặc biệt, có vai trò rất quan trọng trong lịch sử, trong các giai đoạn cách mạng cũng như trong hiện tại và tương lai. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm, chăm lo giáo dục, rèn luyện, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của họ vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Lý tưởng quyết định sự thành công của con người trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho con người để đạt thành công. Vì vậy, cuộc sống cần có lý tưởng để dẫn đường, nhất là với những người trẻ, đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người, giàu nhiệt huyết và khát vọng cống hiến. Mỗi người, mỗi thế hệ đều có một lý tưởng riêng của mình, một mục đích cao đẹp để suốt đời phấn đấu thực hiện.

+

Trong xã hội và trong mỗi người, niềm tin không bỗng nhiên mà có, nó phải được hình thành và vun đắp lâu dài trên nền tảng giá trị và lợi ích, bằng sự chân thành, nhân ái, sẻ chia và minh bạch trong cộng đồng. Nếu không có niềm tin sâu sắc và cháy bỏng: niềm tin vào lý tưởng chân chính của dân tộc, niềm tin vào lý tưởng và sự lãnh đạo của Đảng, niềm tin vào chiến thắng của cách mạng... thì những thế hệ thanh niên Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc xâm lược là Pháp và Mỹ, sẽ không thể thực hiện được lý tưởng cao đẹp ấy.

Trải qua những thăng trầm lịch sử, sự hưởng ứng vào niềm tin đó của thanh niên ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc để hình thành nên và thúc đẩy niềm tin của nhân dân với Đảng, của Đảng với nhân dân.

Vì vậy, niềm tin của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, vẫn tiếp nối ngọn lửa từ thế hệ cha anh, là niềm tin cách mạng, niềm tin vào sự nghiệp của Đảng và nhân dân. Niềm tin cách mạng là sự hòa quyện giữa nhận thức lý tưởng với tình cảm và ý chí, trở thành động lực tinh thần giúp thanh niên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ra sức phấn đấu theo con đường, mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn

2/ Các thế hệ thanh niên Việt Nam luôn là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà... nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên”.

Bình luận (0)
Vương Hương Giang
19 tháng 12 2021 lúc 23:24

Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với que hương đất nước, trách nhiệm này trong suy nghĩ của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên, là thanh niên, chúng ta cần sống có lí tưởng.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, trước hết ta cần hiểu thế nào là lí tưởng sống. Lí tưởng sống chính là những suy nghĩ, hành động tích cực của con người, hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả. Lí tưởng sống ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ đặc biệt là các bạn thanh niên hiện nay. Một lí tưởng sống tốt đẹp của thanh niên hiện nay đó chính là việc cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, vươn lên trong công việc để bản thân mình phát triển hơn.

 

Người có lí tưởng sống là người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình. Khi vấp ngã họ không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy để đi tiếp con đường mình đã chọn. Bên cạnh đó, người có lí tưởng sống còn là người biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn. Việc sống có lí tưởng mang đến cho con người nhiều lợi ích, ý nghĩa tốt đẹp: nó giúp ta đạt những thành quả sau bao nỗ lực, cố gắng. Ngoài ra, chúng ta còn tôi luyện những phẩm chất quý giá: chăm chỉ, cần cù, lạc quan… khiến ta được người khác yêu thương, tin tưởng và học tập theo.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm, bàng quang với cuộc sống của mình và với vận mệnh chung của đất nước. Lại có những người có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn,… những người này đáng bị phê phán, chỉ trích.

Lí tưởng sống của mỗi người là không giống nhau, tuy nhiên nếu tất cả cùng cố gắng, chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước vững mạnh. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
17 tháng 3 2019 lúc 18:14

Đây là những học sinh chậm tiến; sống không có lí tưởng, không có mục đích, không có hoài bão ước mơ; sống dựa dẫm, ỷ lại vào cha mẹ. Họ chỉ biết thoả mãn những thói xấu của mình; không biết nghĩ đến người khác. Kiểu sống đó sẽ dẫn họ đến những hậu quả xấu khôn lường.

Bình luận (0)