Những câu hỏi liên quan
Nguyễn thị huyền thục
Xem chi tiết
Trương Khánh Kinh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Tâm
13 tháng 3 2023 lúc 21:24

Tôi và sống sống ở làng Gióng vào thời Hùng Vương thứ sáu. Mặc dù chúng tôi đã có tuổi, nhưng vẫn chưa có con.

Một hôm, tôi ra đồng làm việc thì thấy một vết chân rất to. Tôi khá tò mò nên đã đặt chân vào ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Về nhà, tôi thấy trong người khác lạ. Bụng lớn dần lên. Đến mười hai tháng sau, tôi sinh ra một thằng bé khôi ngôi, kháu khỉnh. Kì lạ là, lên ba tuổi, thằng bé vẫn chưa biết nói, đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo lắng sai sứ giả đi tìm người đánh giặc cứu nước. Đến làng Gióng, nghe tiếng sứ giả rao, thằng bé bỗng cất tiếng nói:

- Mẹ hãy ra mời sứ giả vào cho con!

Tôi nghe vậy thì vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ. Tôi vội vã mời sứ giả vào nhà. Thằng bé liền nói:

- Ông về tâu với nhà vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.

Kể từ hôm đó, thẳng bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Tôi và chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, phải nhờ cậy bà con hàng xóm. Họ đều vui vẻ giúp đỡ. Có lẽ ai cũng mong thằng bé đánh tan quân giặc để cứu nước.

Lúc này, giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước đang vào lúc rất nguy. Cũng may sao, sứ giả đã mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Bỗng nhiên, thằng bé vùng dậy, vươn vai một cái biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt vô cùng. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Trước khi lên đường đánh giặc, thằng bé còn từ biệt vợ chồng tôi. Lúc này, lòng tôi lo lắng vô cùng.

Tôi nghe kể lại rằng thằng bé đã cưỡi ngựa về phía quân giặc. Ngựa phun lửa khiến giặc hoảng sợ bỏ chạy. Nó phi ngựa đến đâu, dẹp tan quân giặc đến đó. Roi sắt gãy, thắng bé còn nhổ bụi tre cạnh đường quật vào quân giặc. Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn.

Đánh tan quân giặc, thằng bé một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Dù đau lòng vì không được gặp lại con, nhưng vợ chồng tôi vẫn rất đỗi tự hào. Sau này, vua Hùng nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ.

Bình luận (0)
Trương Khánh Kinh
13 tháng 3 2023 lúc 22:09

M tam có chép mạng kh ấy a? 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 8 2016 lúc 12:51

1. MỞ BÀI

Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung nổi bật của văn học Việt Nam.Các nhà thơ Việt Nam hiện đại đã góp vào đề tài này bằng những nét riêng độc đáo. Người đọc sẽ cảm nhận tình yêu thiên nhiên tha thiết của hai thi nhân: Thanh Hải qua Mùa xuân nho nhỏ, Hữu Thỉnh qua Sang thu.

2. THÂN BÀI

a) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân xứ Huế của nhà thơ thể hiện thật tinh tế.

Nghệ thuật phối sắc thể hiện cái đẹp hài hòa của thiên nhiên: bông hoa tím biếc, dòng sông xanh.Biện pháp đổi trật tự cú pháp trong câu thơ vắt dòng:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc

đã nhấn mạnh sự vươn lên trỗi dậy của thiên nhiên khi mùa xuân về; đã vẽ nên một sắc xuân riêng của thiên nhiên xứ Huế. Bông hoa tím biếc khiến bức tranh xuân trở nên bình dị, thân thiết.

Hai câu thơ kế tiếp đã mở rộng không gian nghệ thuật bức tranh xuân. Tín hiệu xuân còn là tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện:

Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời

Thành phần gọi – đáp ơi đã nhân hóa con chim chim trở thành người bạn.Từ ngữ hót chi – từ ngữ địa phương tăng tính biểu cảm của câu thơ.Hai câu thơ 5, 6 trong khổ thơ xuất hiện bóng dáng nhân vật trữ tình trong bài thơ:

Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

Từng giọt long lanh có nhiều cách hiểu:giọt sương treo đầu ngọn cỏ;giọt mưa xuângiọt âm thanh tiếng chimTheo mạch cảm xúc, người đọc có thể nhận ra đây là âm thanh tiếng chim. Phép tu từ ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) làm cho bức tranh xuân mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình với hành động đưa tay hứng âm thanh tiếng hót chim chiền chiện của nhà thơ – nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Sơ kết:

Đoạn thơ đẹp như bức tranh – bức tranh có dòng sông, hoa cỏ, có chim hót, có bầu trời, sương mai, có ánh xuân, có con người.Bức tranh có sắc xuân, tình xuân và có cả khúc nhạc xuân đã thể hiện tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân của thi nhân!

b) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Sang thu: Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang.

Sự độc đáo bắt đầu bằng hương ổi – hương thu:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Hai chữ phả vào vừa gợi ra cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi ra một cách thực thể cái hương thơm của ổi, lại vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió.Từ láy chùng chình đã nhân hóa sương gợi ra sự lay động của cây lá, vẻ tư lự của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu.Thành phần biệt lập – thành phần tình thái hình như thể hiện một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng của bước chân mùa thu dù tín hiệu thu sang đã rõ.Cảm xúc của thời điểm chuyển giao tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Từ láy dềnh dàng đã nhân hóa sông dòng sông không còn chảy cuồn cuộn, gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ nữa mà trở nên chậm chạp, thong thả.Đối lập với sự dềnh dàng của dòng sông là sự vội vã của những cánh chim bay «Chim bắt đầu vội vã». Từ láy vội vã đã nhân hóa những cánh chim – những cánh chim đang chuẩn bị bay về phương Nam để tránh rét.Sự đối lập này đã gợi lên sự vận động của sự vật trong giây phút giao mùa.Đẹp nhất, giàu sức biểu cảm nhất là hình ảnh thơ:

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Phép nhân hóa được sử dụng trong câu thơ tạo nên sự bất ngờ thú vị, tinh tế Áng mây bâng khuâng là hình ảnh thực nhưng cái ranh giới mùa là hư - sản phẩm của trí tưởng tượng nhà thơ.Đám mây đang trôi trên bầu trời một nửa là hạ một nửa là thu để rồi một lúc nào đó nó bỗng ngỡ ngàng nhận ra mình đang trôi trong một bầu trời thu trọn vẹn.

Sơ kết:

Hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị đã thể hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước bước chuyển giao của mùa; đã diễn tả cụ thể, tinh tế, nhạy cảm tình yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh.Cách cảm nhận và miêu tả của tác giả: tinh tế, nhạy cảm, sự liên tưởng độc đáo. Nhà thơ làm cho mùa thu trong thơ ca Việt Nam mang một hương sắc mới.

c). Đánh giá chung:

c.1) Điểm chung:

Cả hai thi nhân đều yêu thiên nhiên.Tình yêu thiên nhiên của hai nhà thơ đều nhẹ nhàng, tinh tế nên cảnh sắc thiên nhiên trong hai bài thơ không bị hòa lẫn vào cảnh sắc thiên nhiên của các bài thơ khác.

c.2) Điểm riêng:

Mùa xuân nho nhỏ:Đổi trật tự cú pháp, ẩn dụ;Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế;Xúc cảm của thi nhân nghiêng về hình ảnh đầy sắc xuân đẹp đẽ của thiên nhiên, đất trời – thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống.Sang thu:Hình ảnh đặc trưng, giàu sức biểu cảm; phép nhân hóa;Cảnh vườn thu, ngõ xóm của đồng bằng Bắc bộ;Xúc cảm của thi nhân nghiêng về cảm nhận giây phút nhẹ nhàng – tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương.

3. KẾT BÀI

Tình yêu thiên nhiên – mùa xuân, mùa thu của hai thi nhân thật thiết tha đã bồi đắp thêm cảm xúc, tình cảm yêu mến thiên nhiên cho mỗi người đọc.Hai bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu cùng với hai hồn thơ – Thanh Hải, Hữu Thỉnh – đã làm đẹp những trang thơ – thơ hiện đại Việt Nam.
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 9 2017 lúc 14:00

Chép lại chính xác khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

   Vẫn còn bao nhiêu nắng

   Đã vơi dần cơn mưa

   Sấm cũng bớt bất ngờ

   Trên hàng cây đứng tuổi.

HS nêu cảm nhận về đoạn thơ đó, về cơ bản phải nêu được những nét sau:

   - Vẻ đẹp của sự giao mùa, của tâm hồn con người giao cảm với thiên nhiên và mang đầy dự cảm, thể hiện sự chiêm nghiệm và suy tư của nhà thơ.

   - Những tia nắng hạ vẫn còn, cơn mưa ồ ạt cũng vơi dần đi. Nắng – mưa là hai hình ảnh tương phản chuyển giao của đất trời trước thời khắc giao mùa.

   - Hai dòng thơ cuối vừa mang nét nghĩa tả thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ :

      + Ý nghĩa tả thực: sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.

      + Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Hiển
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
6 tháng 7 2023 lúc 16:07

Sau đây là một bài viết mình đã từng làm về chủ đề trải nghiệm này, bạn tham khảo xem nhé: 

          Tôi vẫn nhớ rõ một lời tâm sự đầy cảm động "Ngay cả những cánh bồ công anh đang nương theo gió cũng có hành trình riêng của mình". Số phận đặt chúng ta lên những cơn gió khác nhau để bay đến chân trời của riêng ta. Để thành công trên hành trình ấy, con người đâu thể thiếu được những trải nghiệm. Phải chăng trải nghiệm giúp chúng ta trưởng thành. Trải nghiệm chính là hành trang quý giá, chiếc chìa khóa kì diệu mở ra mọi cánh cửa đến với tương lai tốt đẹp. Sự trải nghiệm là quá trình dấn thân trải qua bao khó khăn, vấp ngã tích lũy nên vốn sống của chính mình. " Cuộc sống là một chuỗi bài học mà bạn phải sống thì mới hiểu được"( Helen Keller) vì vậy để hiểu được cuộc sống ta cần trải nghiệm. Trải nghiệm giúp ta góp nhặt kinh nghiệm thực tế, bồi đắp vốn sống để chúng ta có cái nhìn toàn diện nhất về cuộc đời. Càng trải nghiệm nhiều chúng ta càng được tôi luyện rèn rũa, bước chân tiến tới đài vinh quang cuộc đời sẽ được nâng lên nhờ nấc thang trải nghiệm. Pê-cốp từ nhỏ là một cậu bé mồ côi nhờ trường đời trở thành nhà văn lớn. Ông từng nói " Dòng sông Volga và thảo nguyên là trường đại học của tôi". Và sau này nhân loại có Macxim Gorki - cánh chim báo bão của cách mạng Nga - nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trong dòng chảy văn học của nhân loại. Trải nghiệm còn giúp con người khám phá bản thân từ bên trong, nhận ra ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục. Nhưng trải nghiệm quý giá nhất nó là cho chúng ta một bài học "nhớ đời", chiêm nghiệm sau mỗi thất bại để thành công hoàn thiện cái "tôi" hơn ngày hôm qua. Thomas Edison- nhà bác học vĩ đại của thế giới chính là nhân chứng của một người thành công sau nhiều trải nghiệm. Ông học được cách sáng tạo tư duy không ngừng những cái mới và không bỏ cuộc sau hơn 10.000 lần thất bại. ông đã thành công đưa đến ánh sáng cho nhân loại từ trải nghiệm giá trị ấy. "Khát vọng của tôi mang dấu chân của những cuộc hành trình/ Chạy hoang hoài trong vô cùng vũ trụ...". Tuổi 18 rực rỡ sức sống tuổi trẻ nhiệt huyết, tôi chọn cho mình cách sống như đồi núi vươn tới tầm cao bằng hành trình trải nghiệm. Đừng để hoài phí những ngày tháng tuổi xuân bằng việc khép kín lòng mình, hãy bước ra thế giới và trải nghiệm tăng thêm vốn sống của mình. Trải nghiệm là của bạn vĩnh viễn mà không thuộc về một ai khác. Chúng ta sẽ ra sao nếu không lập tức trải nghiệm cuộc sống?

 

Bình luận (0)
Đỗ Đức Duy
6 tháng 7 2023 lúc 13:31

I. Giới thiệu

Giới thiệu chủ đề về sự liên quan giữa trải nghiệm và quá trình trưởng thành.Tạo câu hỏi thúc đẩy suy nghĩ: Trải nghiệm có thực sự là yếu tố quan trọng trong quá trình trưởng thành hay không?

II. Trải nghiệm giúp mở rộng kiến thức và hiểu biết

Trải nghiệm giúp ta tiếp cận với những khía cạnh mới, mở rộng kiến thức và hiểu biết về thế giới xung quanh.Các trải nghiệm đa dạng giúp ta phát triển tư duy, khám phá và học hỏi từ những thử thách và thất bại.

III. Trải nghiệm tạo ra sự tự tin và sẵn sàng đối mặt với khó khăn

Những trải nghiệm khó khăn và thử thách giúp ta phát triển sự tự tin và sẵn sàng đối mặt với khó khăn trong cuộc sống.Qua trải nghiệm, ta học cách vượt qua sự sợ hãi, phản ứng linh hoạt và tìm ra giải pháp cho các vấn đề.

IV. Trải nghiệm xây dựng kỹ năng sống và quan hệ xã hội

Qua trải nghiệm, ta học được cách giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết xung đột và xây dựng mối quan hệ xã hội.Các kỹ năng này là cơ sở để phát triển mối quan hệ tốt và thành công trong cuộc sống cá nhân và công việc.

V. Kết luận

Tóm tắt lại ý chính: Trải nghiệm đóng vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành.Tư duy phản biện: Trải nghiệm không đơn thuần là trải qua, mà là khám phá, học hỏi và phát triển từ những trải nghiệm đó.Khuyến nghị: Hãy tận hưởng và khai thác những trải nghiệm để trưởng thành và phát triển bản thân.
Bình luận (0)
Duongtrucqui
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 4 2021 lúc 16:17

Tham khảo nha em:

Hữu Thỉnh là một nhà thơ viết nhiều và hay viết nhiều về con người và cuộc sống thiên nhiên. "Sang thu" là một tác phẩm tiêu biểu viết về mùa thu của ông. Bài thơ không chỉ có hình ảnh thiên nhiên sang thu mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu cuộc đời.

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về".

Sự biến đổi đất trời lúc sang thu hoặc tín hiệu sang thu (làn gió se) mang theo "hương ổi" nhà thơ ngỡ ngàng bâng khuâng xao xuyến trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa ("bỗng", "hình như").

Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế. "Hương ổi" lan vào không gian phả vào gió se, động từ "phả" là nét đặc sắc của hương ổi, mùi hương ổi lan tỏa vào trong gió với một không gian rộng. "Sương đầu thu" giăng mắc nhẹ nhàng chuyển động chầm chậm nơi ngõ xóm, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa rất đặc sắc qua động từ "chùng chình". "Dòng sông" trôi thanh thản gợi vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên; những cánh chim bắt đầu vội vã, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa kết hợp với nghệ thuật đối và các từ láy đã mở ra một không gian cao rộng, khoáng đãng.

Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu" đây là hình ảnh sáng tạo, độc đáo và tạo nét riêng cho tác phẩm. Có lẽ mùa thu đang đến ngõ xóm báo hiệu mùa thu đang đến rất gần. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những cơn mưa cũng vơi bớt, tiếng sấm cũng không còn bất ngờ. Tác giả sử dụng từ ngữ vô cùng tinh tế qua từ "vẫn còn bao nhiêu", "vơi dần", "cũng bớt". Hình ảnh sương thu chùng chình nơi ngõ xóm gợi liên tưởng con người bâng khuâng xao xuyến bịn rịn trước mùa thu của cuộc đời.

Lúc sang thu bớt đi tiếng sấm bất ngờ. Cũng có thể hiểu hình ảnh hàng cây đứng tuổi không bị bất ngờ, giật mình bởi tiếng sấm nữa. Với hình ảnh có giá trị tả thực về hình tượng thiên nhiên này nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những vang động của cuộc đời.

Với cách sử dụng từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế sâu sắc, hình ảnh thơ đẹp, ngôn ngữ tinh tế giọng thơ êm đềm. Sang thu thể hiện cảm nhận tinh tế của những chuyển biến nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu của miền Bắc. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn bó với quê hương của tác giả và triết lí về con người và cuộc đời.

Sang thu là một bài thơ đặc sắc viết về thời điểm chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu. Bài thơ vừa thể hiện tài năng sự cảm nhận tinh tế của tình yêu đồng thời thể hiện tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên mùa thu. Đọc bài thơ chúng ta càng yêu hơn mùa thu thiết tha nồng hậu của quê nhà.

Bình luận (0)
Por Vip
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
26 tháng 2 2022 lúc 6:14

tham khảo ý làm bài mình rồi bạn làm bài văn nhe:

- Cảm nhận của thi sĩ về những tín hiệu của mùa thu ở không gian gần và hẹp:
+ Bức tranh thu có những tín hiệu của hương ổi chín phả vào gió se, sương nhân hoá chậm chạp đi qua ngõ
+ Cảm xúc của thi sĩ bâng khuâng, ngỡ ngàng, xao xuyến khi nhận ra thu về
- Cảm nhận của thi sĩ về tín hiệu mùa thu đã rõ rệt hơn ở không gian cao và rộng
+ Bức tranh thiên nhiên có sự vận động đối lập: sông dềnh dàng, chim vội vã, có đám mây như tấm voan mềm mại vắt ngang ranh giới hai mùa hạ - thu.
+ Tâm trạng của thi sĩ: nửa bâng khuâng nuối tiếc mùa hạ, nửa háo hức đón thu. Thi sĩ như cũng bâng khuâng trước biến chuyển của cuộc đời
- Về nghệ thuật: hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giọng thơ bâng khuâng tựa như dòng suy ngẫm, thể thơ 5 chữ.

Bình luận (0)
Violet
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hiển
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
27 tháng 6 2023 lúc 20:13

1. Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề

2. Thân bài

- Giải thích: 

+ “Những suy nghĩ tốt đẹp”: Những suy nghĩ tình yêu thương và quan tâm đến người khác. 

+ “cất lên thành lời”: Bộc lộ suy nghĩ tốt đẹp bằng lời nói hay hành động để mọi người xung quanh cảm nhận được từ đó chung tay cùng chúng ta lan tỏa nhiều điều tốt đẹp hơn nữa. 

=> "Nếu những suy nghĩ tốt đẹp không được cất lên thành lời" : con người khó có thể thấu hiểu nhau và biết cách thể hiện tình yêu thương với người khác. Như vậy trên thế giới sẽ vắng bóng những việc tử tế giữa người với người. 

- Bàn luận: 

+ Con người luôn ẩn chứa phần "người" tốt đẹp được ẩn giấu trong suy nghĩ của mỗi người nhưng nếu những suy nghĩ tích cực ấy cứ mãi chôn giấu sẽ thì ai sẽ là người lan tỏa tình yêu thương đến thế giới này. 

+ Cuộc sống khi tình yêu không thể cất lên lời sẽ rất vô vị như một cái ao đời phẳng lặng tù túng. Không ai cảm nhận được tình cảm của nhau chính vì thế tình người trở nên băng giá. 

+ Khi không cất những điều tốt đẹp, con người còn có thể đánh mất kết nối với bản thân mình và những ngoài xung quanh vì không thể hiểu được lòng nhau. 

+ Những điều tích cực trong thâm tâm ta không được lan tỏa sẽ, nhiều ước mơ sẽ mãi mãi bị chôn vùi cùng dĩ vãng và quên lãng

- Bài học nhận thức: Hãy nói lời yêu đến những người ta thân yêu nhất từ đó trở thành kim chỉ nam cho chúng ta hành động làm việc tử tế giúp ích cho cộng đồng xã hội

- Phê phán: Những người chọn thể hiện những suy nghĩ tiêu cực, thường tập trung vào những khuyết điểm làm tổn thương lời khác bằng lời nói của mình. 

- Liên hệ bản thân: Tôi nhận ra những lời nói yêu thương phải xuất phát từ sự chân thành nhất không phải là những lời khoe mẽ hào nhoáng nhưng thực chất bên trong chỉ là cái vỏ rỗng

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
27 tháng 6 2023 lúc 19:58

Ghi hết cái đề chưa mà còn dấu ba chấm vậy

Bình luận (1)