phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật ngô tử văn
ai giúp với ạ
phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật ngô tử văn
ai giúp mình với ạ.
Giúp em câu này với ạ: So sánh nhân vật hai Chị Dạu , Lão Hạc về hoàn cảnh, vẻ đẹp, phẩm chất.
Phân tích vẻ đẹp phẩm chất cao quý của người nông dân qua nhân vật Lão Hạc và chị Dậu
Phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm"Chữ người tử tù"(Nguyễn Tuân).
Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong cuộc đấu tranh với cái xấu, cái ác lúc ở trên trần gian trong tác phẩm "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ?
THam Khảo:
Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một trong những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẻ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn một con người tính tình khẳng khái, trung trực. Khác với một số truyện trong đó Nguyễn Dữ trình bày lai lịch và hành trình số phận của nhân vật từ đầu đến cuối, Chuyện chức phán sự ở đền Tản viên chỉ chọn 1 thời điểm có ý nghĩa nổi bật để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn, mở màn là sự xuất hiện của Ngô Tử Văn với hành động châm lửa đốt đền thiêng. Hành động đó chính là ngòi nổ cho một cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận. Cuộc chiến ngày đầu đã thể hiện được sự gay go khốc liệt và ngay từ lúc ấy tính cách Tử Văn được bộc lộ. Chàng "rất tức giận", "tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi chăm lửa đốt đền". Hành động của Tử Văn là hành động có chủ đích, là hành động tuyên chiến với cái ác, với kẻ thù vì lợi ích trừ hại cho dân, xuất phát từ tính tình khảng khái, cương trực, can đảm của chàng. Tử Văn quyết sống mái với kẻ gian tà, cho dù đối thủ là kẻ mà ai cũng phải kinh sợ. Tuyên chiến với một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác, lúc đầu Tử Văn "đơn thương độc mã", nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động ngồi "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên" của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay. Câu hỏi của Tử Văn với Thổ Công: "Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?" không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là của hỏi của người muốn "biết địch biết ta" để giành lấy thắng lợi.
Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.
1. Các chi tiết kì ảo là:
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
- Vũ Nương hiện về trong cờ hoa rợp trời, trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.
2. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:
- Các chi tiết kì ảo (đặc biệt ở phần kết thúc truyện) làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì.
- Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
- Tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
- Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.
- Chi tiết kì ảo đồng thời cũng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngả, hạnh phúc đã vĩnh viễn rời xa.
Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Phẩm chất của nàng được thể hiện qua các chi tiết sau:
- Qua lời giới thiệu ở đầu câu chuyện: "tính tình thùy mị nết na", "tư dung tốt đẹp",...
- Trong cuộc sống hôn nhân gia đình: Vũ Nương hiểu Trương Sinh "có tính đa nghi nên luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hòa".
- Khi tiễn chồng đi lính: nàng rót chén rượu đầy và nói lời tiễn biệt mà ai nghe cũng phải ứa hai hàng lệ. Trong lời dặn dò chồng, nàng không mong vinh hiển, chỉ cầu chồng được bình an trở về, cảm thông trước nỗi khổ và nỗi vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng.
- Khi chồng ở xa:
+ Nàng là người con dâu hiếu thảo. Chăm sóc mẹ chồng chu đáo, mẹ chồng ốm, nàng hết sức thuốc thang và lo cầu khấn thần phật. Khi mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay chu tất. Lời mẹ chồng trăng trối trước lúc ra đi cũng thể chứng minh nàng là người con sống có hiếu.
+ Nàng là người mẹ đảm đang. Trong những ngày Trương Sinh đi lính, để con khỏi thiếu tình cha, nàng trỏ cái bóng của mình trên tường và nói đó là cha Đản. Đứa con vì thế mà luôn đầy đủ tình cảm, nhưng cũng chính đây là nguyên nhân gây ra cái chết oan khuất cho nàng.
- Khi bị chồng nghi oan:
+ Lời thoại 1: Vũ Nương phân trần để chồng hiểu rõ mình.
+ Lời thoại 2: Nàng nói lên nỗi đau đớn, thất vọng, không hiểu vì sao bị đối xử bất công.
+ Lời thoại 3: nàng bày tỏ niềm thất vọng đến tột cùng, không thể hàn gắn. Nàng quyết định trẫm mình ở sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch. => Đây là hành động quyết liệt cuối cùng để Vũ Nương bảo vệ danh dự của mình.
=> Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đảm đang, tháo vát: Nàng là người vợ thủy chung, người con dâu hiếu thảo và người mẹ đảm đang, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.
(*) Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
+ Phẩm chất của nàng được thể hiện qua các chi tiết sau:
-Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người đẹp nết,"tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp".
- Trong cuộc sống vợ chồng: Vũ Nương hiểu Trương Sinh "có tính đa nghi nên luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hòa".
- Khi tiễn chồng đi lính: nàng rót chén rượu đầy và nói lời tiễn biệt mà ai nghe cũng phải ứa hai hàng lệ. Trong lời dặn dò chồng, nàng không mong vinh hiển, "đeo ấn phong hầu ,mặc áo gấm trở về quê cũ ", chỉ cầu chồng được bình an trở về, cảm thông trước nỗi khổ và nỗi vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng.
- Khi chồng ở xa:
+ Nàng là người con dâu hiếu thảo. Chăm sóc mẹ chồng chu đáo, mẹ chồng ốm, nàng hết sức thuốc thang và lo cầu khấn thần phật. Khi mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay chu tất. Lời mẹ chồng trăng trối trước lúc ra đi cũng thể chứng minh nàng là người con sống có hiếu.
+ Nàng là người mẹ đảm đang. Trong những ngày Trương Sinh đi lính, để con khỏi thiếu tình cha, nàng trỏ cái bóng của mình trên tường và nói đó là cha Đản. Đứa con vì thế mà luôn đầy đủ tình cảm, nhưng cũng chính đây là nguyên nhân gây ra cái chết oan khuất cho nàng.
- Khi bị chồng nghi oan:
+ Lời thoại 1: Vũ Nương phân trần để chồng hiểu rõ mình.
+ Lời thoại 2: Nàng nói lên nỗi đau đớn, thất vọng, không hiểu vì sao bị đối xử bất công.
+ Lời thoại 3: nàng bày tỏ niềm thất vọng đến tột cùng, không thể hàn gắn. Nàng quyết định trẫm mình ở sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch. => Đây là hành động quyết liệt cuối cùng để Vũ Nương bảo vệ danh dự của mình.
=> Vũ Nương là hình mẫu lý tưởng trong xã hội phong kiến vừa xinh đẹp ,nết na ,đảm đang :Nàng là người vợ thủy chung, người con dâu hiếu thảo và người mẹ đảm đang, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, ấy vậy mà lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.
viết đvăn 12 câu trình bày theo cách quy nạp phân tích phẩm chất vẻ đẹp của vũ nương khi chồng đi lính trở về
giúp em vs Ạ
Phân tích đối lập giữa vẻ đẹp phẩm chất và thân phận của người phụ nữ qua bài thơ bánh trôi nước của hồ xuân hương ( giúp em vs ạ , 12h e phải nộp rồi)
Nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp của 1 nhân vật trong tác phẩm văn học mà em yêu thích -Giúp em vs ạ mai e kt r ạ -
Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một tác phẩm nổi tiếng viết về người nông dân trong kháng chiến. Hình ảnh ông Hai, nhân vật chính của truyện là hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong những ngày đầu mới tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu chung thủy với kháng chiến, với Bác Hồ.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai là một người nông dân nghèo khổ chất phác. Cũng như bao người khác, cuộc đời ông đã trải qua những giai đoạn sóng gió, đau khổ tuyệt vọng, ông Hai đã bị bọn hương lí trong làng “truất ngôi trừ ngoại”, đó là một điều xót xa cho người yêu làng như ông Hai. Có làng, có nhà, có cửa mà ông phải “phiêu dạt lang thang hết nơi này đến nơi khác”. Cuộc sống đói nghèo cực khổ nơi đất khách quê người rồi cũng chấm dứt. Sau mười mấy năm trời lênh đênh ông cũng tìm cách về lại làng mình, về đến làng, cuộc sống đói nghèo vẫn không chấm dứt.
Không những phải chịu đựng cuộc sống đói nghèo cùng cực, người nông dân như ông Hai phải phục dịch cho bọn hương lí. ông Hai bị gạch đổ bại một chân trong một lần phu phen tạp dịch. Cuộc sống thật tối tăm cùng cực, ông bị vùi dập đủ đường. Sống một cuộc sống như thế nhưng tấm lòng của những người nông dân như ông Hai vẫn hướng về làng mình, vẫn yêu làng mình, vẫn yêu làng sâu sắc. Với ông Hai, làng chợ Dầu đã trở thành máu mủ ruột rà. Ông hãnh diện với làng ông, ông khoe làng chợ Dầu với mọi người ở mọi nơi mà ông đến. Nhiều lúc ông nói về làng mình cho đỡ nhớ. Người đọc thấu hiểu tình cảm sâu sắc của ông Hai với nơi chôn nhau cắt trôn. Ông khoe làng ông có “cái sinh phần của viên tổng đốc” có bề dày truyền thống, có cảnh đẹp nổi tiếng cả vùng. Tất cả những gìthuộc về làng đối với ông Hai đều thiêng liêng gắn bó. Do đó, mặc dù cái sinh phần đã gieo rắc cho ông, cho bao người khác tai hoạ song ông vẫn cảm thấy tự hào. Dường như trong tâm trí ông Hai, cái sinh phần đó là sức lực của cả làng. Và có một chút rất riêng của bản thân ông, tình yêu làng của ông Hai thật giản dị, chất phác.
Sau cách mạng, ông vẫn khoe làng mình nhưng ông khoe làng mình có cái “nhà thông tin rộng rãi”, “có chòi phát thanh”, khoe làng mình giàu có, trù phú… Ông không khoe cái sinh phần cụ Thượng nữa, bởi bây giờ ông đã hiểu được nhiều điều. Ông đã được tiếp xúc với cách mạng, với đấu tranh, vẫn khoe làng, vẫn là tình yêu làng của con người chất phác, hiền lành, song trong tình yêu làng có một tình cảm khác đang trỗi dậy, lớn mạnh hơn, cao cả hơn, thiêng liêng hơn.
Ngày đầu tiên xúc với cách mạng, ông Hai có cái bỡ ngỡ, lạ lẫm ban đầu của người nông dân chất phác, vốn quen bị vùi dập nay tiếp xúc với đấu tranh, với chính trị. Cách mạng tháng Tám đến với những người như ông Hai mang theo một sự thay đổi về cuộc đời, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong họ, ông đi theo cách mạng với tất cả lòng nhiệt thành, say mê, hăm hở của mình. Ông nguyện ở lại chiến đấu với xóm làng và khi phải đi tản cư ông cũng tự an ủi mình: “đi tản cư cũng là kháng chiến”.
Tình cảm của người nông dân này dành cho cách mạng, cho kháng chiến chân thành, sâu sắc vô cùng. Câu chuyện của ông Hai bây giờ chỉ xoay quanh về kháng chiến, cách mạng, về tự vệ làng ông. Tình yêu làng, yêu nước hòa quyện trong con người ông Hai ngày càng rõ rệt. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, ông Hai “cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân”. Trước hết, đó là sự xót xa của ông về làng mình, sự phản bội của nơi chôn nhau cắt rốn của mình, ông lão tủi hổ, bàng hoàng trước sự việc đó. Tình yêu làng vẫn thắm thiết trong ông với niềm hãnh diện, tự hào. Vậy mà bâygiờ… ông lão nghĩ tới việc trở về làng. Song ý nghĩ đó ông gạt phắt đi. Trong sự tuyệt vọng, đau khổ này, lối thoát về làng chợ Dầu loé lên như một tia hi vọng nhưng rồi lại tắt ngấm. Từ lâu ông yêu làng ông, mong được trở về với làng song trong ông tin yêu nước mạnh hơn, thiêng liêng hơn, không vì làng mà bỏ nước, bỏ kháng chiến. Giữa sự giằng co trong tâm hồn, ông Hai đã tự thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thìyêu thật đấy, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù… Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu, trên cổ xét soi cho bốcon ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai…”.
Cách mạng đã đổi đời cho người nông dân như ông, ông nguyện đi theo và trung thành với cách mạng. Gạt sang một bên tình cảm riêng của mình mà đi theo kháng chiến, không chịu theo Tây sống với Tây. Tình cảm gắn bó với cách mạng, với Bác Hồ của những người nông dân như ông chất phác, mộc mạc, sâu sắc, nó xuất phát từ đáy lòng, từ máu thịt.
Thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, ta hiểu và cũng mừng với sự hớn hở của ông Hai khi ông nghe cái tin làng trở về gắn bó vớinhau ngày càng sâu sắc, thắm thiết hơn trong lòng người nông dân chân chất này. Từ nay ông Hai không phải dằn vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt, giữa làng và nước. Cái vui của ông Hai là cái vui của một con người yêu quê hương đất nước sâu sắc. Niềm vui khiến ông lão như trẻ con “lật đật, bô bô” kể về làng mình bị “đốt nhẵn”. Nhà của ông bị cháy trụi, mà ông không để ý, không đau buồn, ông chỉ biết rằng lúc này làng ông là làng kháng chiến và ông lão bây giờ có thể tự hào, hãnh diện ngồi kể về làng chợ Dầu kháng chiến của mình.
Kim Lân rất thành công khi xây dựng và khắc hoạ hình ảnh ông Hai trong lòng người đọc. Đó là một người nông dân nghèo khổ, yêu làng mình sâu sắc. Được cách mạng đổi đời, ông lão nguyện đi theo cách mạng và trung thành với kháng chiến. Hình ảnh ông Hai sông động, chân thực vànhững nét tính cách rất nông dân chất phác, chân thành là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.
Vốn là những con người chân thực, chất phác, nhưng ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi, người nông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành, một lòng hăm hở. Cuộc đời người nông dân Việt Nam rẽ sang bước ngoặt mới, tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hòa chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông Hai day dứt, tủi hổ, khổ sở khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng. Đó là lòng trung thành, là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà thối bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. Họ – những người như ông Hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù. Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng, tất cả trở thành sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.
Tác phẩm “Làng” của Kim Lân đã khắc họa hình ảnh ông Hai hết sức sống động, chân thực với những chi tiết dân dã mộc mạc. Hình ảnh ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Việt Nam sau cách mạng. Ta cảm nhận được sự sôi nổi trong mỗi người nông dân đã được đổi đời nhờ có cách mạng, họ hiểu điều đó và gắn bó với cách mạng với lòng trung thành, biết ơn sâu sắc.
Lê Minh Khuê, nữ nhà văn mê đắm tuổi trẻ mà như nhà văn Tạ Duy Anh từng nói: “Chị là người sùng bái tuổi trẻ”, “Tất cả những nhân vật trẻ của chị Khuê đểu trải qua những giây phút ghê gớm của cuộc đời nhưng cuối cùng đểu giữ được hạt ngọc của nhân cách.” Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi phải chăng cũng là một nhân vật như thế, một nhân vật trong khói lửa tàn khốc của chiến tranh vẫn lạc quan, kiên cường và sáng ngời vẻ đẹp của tuổi trẻ? vẻ đẹp ấy được tập trung miêu tả thật sống động trong truyện ngắn Những Ngôi Sao Xa Xôi.
Được viết bởi một nhà văn mê đắm tuổi trẻ như thế, Những ngôi sao xa xôi là câu chuyện kể về ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, những con người đang ở độ tuổi đẹp nhất làm công việc đẹp nhất. Đó là những cô gái với tâm hồn trong sáng, mơ mộng; tính cách anh dũng, hổn nhiên. Trước hiện thực chiến tranh ác liệt, cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng họ vẫn giữ được tinh thẩn lạc quan và lòng quả cảm. Ba nữ thanh niên xung phong cùng với tác phẩm là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Những con người sẵn sàng tham gia đấu tranh, bảo vệ đất nước:
Chúng tôi ra đi không tiếc đời mình
Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai củng tiếc tuổi hai mươi còn chi Tổ quốc?
Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…
(Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Lê Minh Khuê khi viết về những cô gái tuổi thanh xuân đã sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật Phương Định kể câu chuyện vê’ tuổi trẻ của mình và của đơn vị mình. Câu chuyện chiến tranh vốn chỉ được biết đến qua những trang sử nhờ vậy mà trở nên gẩn gũi, tự nhiên. Cùng với ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật nữ rất tinh tế, sắc sảo của một nhà văn nữ, tác phẩm đã làm sống lại hình ảnh đẹp về những chiến công hiển hách, phi thường của ba cô gái Thao, Nho, Phương Định trong tổ trinh sát mặt đường, cũng như của hàng vạn cô gái thanh niên xung phong khác trên con đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.
Những cô gái ấy đều còn rất trẻ nhưng vì nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, họ đã không ngần ngại đem tuổi xuân và sức trẻ cống hiến cho non sông. Dù phải làm việc dưới mưa bom bão đạn, phải phá bom đường để những đoàn quân thuận lợi tiến vào giải phóng miền Nam. Ba cô gái đều có những nét đẹp riêng nhưng lại mang chung vẻ đẹp của tình yêu quê hương, xứ sở, niềm tin vê’ một tương lai tất thắng. Họ sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì miền Nam thân yêu, vì độc lập, tự do muôn đời của đất nước.
Phương Định – nhân vật chính cũng là người kể chuyện của tác phẩm, giữ nhiệm vụ trong tổ trinh sát mặt đường. Cô cùng hai người đổng đội của mình là Nho và Thao ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm, tập trung nhiều bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt nhất; từng ngày từng giờ phải đối mặt với “Thần Chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom.” Chính hoàn cảnh công việc ấy, vẻ đẹp anh dũng, kiên cường của Phương Định càng được bộc lộ rõ nét. Nhận biết được nguy hiểm cận kề nhưng Phương Định luôn đặt nhiệm vụ lên hàng đẩu. Dù có lúc chị cũng nghĩ đến cái chết, nhưng suy nghĩ này rất mờ nhạt, còn suy nghĩ rực cháy trong chị là “liệu mìn có nổ không, bom có nổ không?”, “làm thế nào để châm mìn lần thứ hai”. Ngay cả khi âm thanh sắc lạnh của mìn vang lên, chị vẫn như vừa trách, vừa nhắc nhở mình: “Phải nhanh hơn chút nữa”. Ngay cả khi trên người mang vết thương chưa lành miệng, chị vẫn một lòng muốn tiếp tục và hoàn thành nhiệm vụ.
Cùng với vẻ đẹp anh dũng, kiên cường, vẻ trẻ trung, nữ tình, yêu đời là nét đẹp nổi bật ở cô gái Hà Nội – Phương Định. Đoạn trích trên tập trung khắc họa vẻ đẹp này của chị. Đó là vẻ trẻ trung, hổn nhiên, yêu đời. Trong Phương Định có nét gì đó còn rất tinh nghịch, trẻ con. Đó là những khi ngổi nghiêng mình, dựa vào thành đá mà “hát khe khẽ” – những bài hát rất lạ kì. Phương Định “mê hát”, chị thích những bài hát quan họ mềm mại, dịu dàng, thích khúc dần ca của Hổng quân Liên Xô Ca-chiu-sa, thích ngồi bó gối mơ màng trước những bài dân ca Ý… Tâm hồn chị cũng phong phú như những điệu nhạc mà chị yêu thích, phong phú như cả những khúc hát chị bịa ra. Cứ “thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa lời ra mà hát” – những ca từ tự viết nên ấy đã tạo nên vẻ yêu đời và lãng mạn của chị. Những ca từ mà chính chị tự nhận “ bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi củng ngạc nhiên”. Dù Lê Minh Khuê không viết ra những lời ca do chị bịa nhưng chắc hẳn đó là lời ca viết nên bởi một cô gái có tâm hồn hài hước. Phải có sự dí dỏm, hài hước gắn với sự lạc quan, chị mới có thế thừa nhận “đôi khi bò ra mà cười một mình”. Trong những khúc hát ấy là cả tình yêu, lí tưởng sống và khao khát mãnh liệt của tuổi trẻ chị gửi vào lời ca.
Cô gái trẻ trung như chị mang vẻ đẹp nữ tính và sự tự ý thức về bản thân. Phương Định trong lời tự giới thiệu “là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá.” Như minh chứng cho điều đó, chị nói về vẻ ngoài của mình, một vẻ đẹp vừa đặc trưng của những cô gái thanh niên xung phong trong trí tưởng tượng của mỗi chúng ta với “hai bím tóc dày, tương đối mềm”, bộ quẩn áo thanh niên xung phong xanh màu hi vọng và chiếc mũ tai bèo cùng chống chịu mưa nắng. Đó cũng là vẻ đẹp rất riêng của cô gái Hà Thành với “một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Có lẽ, vẻ đẹp ấy giống như nét đẹp thanh lịch của những cô gái từ xưa xuất hiện trong câu ca: “Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang” để sau này được tái hiện trong những bài ca, cầu hát như bức Thiếu nữ bên hoa huệ (Tô Ngọc Vân), vẻ đẹp ấy còn thể hiện trong đôi mắt chị, một đôi mắt mà các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Tạo nên cái nhìn ấy có lẽ là một đôi mắt sâu và sắc sảo với những suy tư rất riêng của chị. Đôi mắt mà chính chị củng rất thích ngắm nhìn với tình yêu và sự tự ý thức về bản thân: “tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng!’ Sự tự ý thức ấy còn ở chỗ chị biết: “các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày”. Dù vậy, chị cũng không “săn sóc, vồn vã”, chị “thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt”. Đó là vẻ thùy mị, duyên dáng, kín đáo của riêng chị mà Lê Minh Khuê phải tinh tế lắm mới khắc họa được. Vẻ kiêu ngám ấy là tâm lí rất đời thường của phụ nữ, đặc biệt là những cô gái trẻ đẹp và ý thức được về bản thân mình như Phương Định. Nét tâm lí ấy càng khiến chị trở nên chân thực, gẩn gũi và đáng yêu hơn đối với mỗi độc giả.
Vẻ đẹp của Phương Định còn là vế đẹp của lí tưởng, của ước mơ hoài bão. Chị đã thừa nhận cử chỉ “đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt” chỉ là làm điệu thế thôi. “Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là trong những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Là người sống có lí tưởng, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nên vẻ đẹp mà chị yêu quý, trần trọng và ngưỡng mộ cũng là vẻ đẹp của những con người đang từng ngày, từng giờ cống hiến tuổi xuân và sức trẻ cho công cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc. chính lòng trân trọng những chiên sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu trên mặt trận ấy là động lực giúp chị vượt qua nguy hiểm, khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Với chị, tình cảm ngưỡng mộ ấy có lẽ đã được hình thành từ khi chưa “gác
bút nghiên lên đường đi chiến đấu”. Và giờ đây, khi đã tham gia cuộc cách mạng vĩ đại này, lòng ngưỡng mộ ấy phát triển thành tình đổng chí, đồng đội thiêng liêng, cao quý, trở thành vẻ đẹp ngời sáng trong tái tim cô thanh niên xung phong Phương Định.
Tất cả những nét đẹp ấy được nữ nhà văn khắc họa một cách tài tình. Khi xây dựng nhân vật, Lê Minh Khuê đã chọn phương thức trần thuật hợp lí, ngôi kể thứ nhất không chỉ giúp câu chuyện và nhân vật trở nên gần gũi, tự nhiên mà những suy nghĩ, xúc cảm của nhân vật cũng được bộc lộ đầy đủ, rõ nét. Và có lẽ, chính sự tinh tế của một nữ nhà văn đã giúp Lê Minh Khuê khắc họa được vẻ đẹp rất thực, rất đời thường của nhân vật Phương Định, từ sở thích ngân nga theo giai điệu, tự bịa lời ca đến nét thanh lịch của cô gái Hà Thành hay vẻ kiêu ngầm rất riêng của cô gái trẻ. Chính những nét đặc sắc nghệ thuật ấy đã góp phần tạo nên một Phương Định rất gấn gũi, thân quen và rất Hà Nội.
Những ngôi sao xa xôi cùng hình tượng cô thanh niên xung phong Phương Định đã góp phần khắc họa những vẻ đẹp ngời sáng thời “mưa hom bão đạn”, vẻ đẹp của những cô gái bên cạnh vẻ đẹp của những chàng trai vui tươi, gan dạ, dũng cảm, vô cùng hài hước, tếu táo: “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là vẻ đẹp của cô gái trong bài thơ của Đỗ Trung Quân không thấy được “vết bầm trên má” trong “chuyến tải thương mấy lân trượt ngã”, vẻ đẹp của Những bông hoa trên tuyến lửa cũng giống như vẻ đẹp của Những ngôi sao xa xôi mà các anh chiến sĩ thường viết thư thăm hỏi, thường cất lời ngợi ca:
Tôi thấy rồi em ơi giữa cuộc hành quân
Niềm kiêu hãnh trong mắt em kỳ lạ
Trong chiếc áo bạc màu đôi miếng vá
Cô gái Việt Nam đẹp đến lạ thường.
(Đỗ Trung Quân)
Họ là:
Những người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước (Nguyền Khoa Điểm)
Càng cảm phục vẻ đẹp của nhân vật Phương Định, ta càng thêm biết ơn những lớp thanh niên đã ngã xuống, hi sinh cho sự nghiệp giải phóng, bảo vệ dân tộc. Phương Định cùng hai đồng đội Nho và Thao, cùng muôn vàn các chàng trai, cô gái khác đã đánh đổi tuổi xuân cho nền hòa bình, dần tộc. Chiến tranh qua đi, tuổi trẻ và thậm chí cả tính mạng của họ cũng không còn, nhưng vẻ đẹp sáng ngời của lí tưởng sống, của lòng dũng cảm, kiên cường đấu tranh và nét hồn nhiên, trong sáng, vui tươi của họ sẽ sống mãi trong lòng chúng ta như những vì sao lấp lánh trên bầu trời đêm.
Tham khảo:
Xuất hiện trên diễn đàn văn học Việt Nam với lối viết tinh tế, lịch lãm, nhà văn Nguyễn Thành Long được biết đến qua những sáng tác được ví như "một thứ thơ bằng văn xuôi về cuộc sống mới, con người mới". Điều này đã được thể hiện qua trích đoạn "Lặng lẽ Sa Pa". Qua tác phẩm, tác giả đã khám phá, khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động. Điều này đã được thể hiện rõ qua hình tượng anh thanh niên qua những nét đẹp về phẩm chất, tâm hồn và tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng như sự cống hiến thầm lặng đầy cao đẹp.
Trong bối cảnh bức tranh thiên nhiên thơ mộng, mờ ảo, tác giả đã ngợi ca những con người lao động luôn sống và làm việc với lòng say mê nhiệt thành, đặc biệt là hình tượng nhân vật anh thanh niên với những nét đẹp đáng trân trọng. Anh thanh niên xuất hiện trong trang văn của tác giả qua hoàn cảnh sống và làm việc hết sức khắc nghiệt. Sống trên đỉnh núi cao 2600m cùng mây mù và cây cỏ, công việc hằng ngày của anh là "đo gió, đo mưa, đo nắng,tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu". Dù sống trong không gian heo hút cùng khí hậu khắc nghiệt "Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc", đặc biệt là phải chống chọi với sự cô đơn nhưng anh vẫn vượt lên mọi trở ngại, khó khăn bằng những phẩm chất cao đẹp.
Trước hết, bức chân dung về nét đẹp của con người lao động được tái hiện qua lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm với công việc. Dù làm việc trên đỉnh núi cao và không có người thúc giục, giám sát nhưng anh thanh niên vẫn làm việc hết mình và tự giác: luôn báo "ốp" đúng giờ suốt mấy năm ròng rã, không ngần ngại làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt: "Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc". Động lực để chàng thanh niên có thế vượt qua mọi khó khăn chính là lòng yêu nghề, thể hiện qua việc anh hăng say nói về công việc một cách say mê và đầy tự hào và coi đó là lẽ sống:"[...] khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". Quan điểm của anh thanh niên đã thể hiện rõ triết lí: "Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp".
Sống trên đỉnh núi cao giá lạnh cùng sự cô đơn nhưng anh thanh niên vẫn tạo ra cho mình một nếp sống văn minh và ngăn nắp. Điều này thể hiện qua cách bài trí bình dị nhưng khoa học trong căn nhà nhỏ: "một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm". Ngoài công việc, anh còn nuôi dưỡng tâm hồn, làm giàu trí tuệ, mở mang hiểu biết bằng thú vui đọc sách, xem sách là phương tiện để tìm hiểu, giao lưu với thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, những thú vui tao nhã như trồng hoa, nuôi gà cũng góp phần làm cho cuộc sống của anh trở nên phong phú, đa dạng hơn.
Không chỉ dừng lại ở đó, ngay từ những trang văn đầu tiên của thiên truyện, anh thanh niên còn xuất hiện với vẻ đẹp của sự chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách. Cuộc đối thoại và hành động ân cần của anh đối với bác lái xe cùng niềm vui khi có khách ghé thăm bất ngờ đã cho thấy sự trân trọng giá trị tình cảm và khao khát được gặp gỡ, trò chuyện của nhân vật. Ngoài ra, đây còn là chàng trai khiêm tốn và thành thực. Mặc dù làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt và đem đến những cống hiến vĩ đại nhưng khi ông họa sĩ ngỏ lời phác họa chân dung, anh nhiệt thành giới thiệu những người khác và cho rằng những đóng góp của mình chỉ là bé nhỏ.
Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy được nhân vật anh thanh niên ngời sáng những vẻ đẹp về cách nghĩ, tinh thần, tình cảm cũng như cách sống và làm việc, trở thành một biểu tượng đẹp, minh họa cho bức chân dung của những con người lao động trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Đồng thời thể hiện rõ tài năng xây dựng tình huống truyện và xây dựng nhân vật của nhà văn Nguyễn Thành Long.