Cho hình vẽ bên
Trả lời các câu hỏi dưới đây
a) Trong hình vẽ trên có 3 điểm nào là 3 điểm thẳng hàng?
b) O là trung điểm của đoạn thẳng nào?
M là trung điểm đoạn thẳng nào?
c) Biết N là trung điểm của ED. Tính độ dài ND?
(3 điểm) Cho hình vẽ bên
a) 3 điểm thẳng hàng là:
A, O, B
E, N, D
O, M, N
F, M, C
b) O là trung điểm của đoạn thẳng AB
M là trung điểm đoạn thẳng ON, M là trung điểm của đoạn FC
c) Vì N là trung điểm của ED nên ND = EN = 3cm
Mỗi câu sau đây đúng hay sai ?
a) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A, B thì nó là trung điểm của đoạn thẳng AB
b) Nếu MA = MB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB
c) Nếu MA + MB = AB thì M là trung điểm của đoạn AB
d) Nếu \(AM=\dfrac{AB}{2}\) thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB
e) \(MA+MB=AB\) và \(MA=MB\) thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB
f) Nếu \(MA=MB=\dfrac{AB}{2}\) thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB
g) Nếu 3 điểm A, M, B thẳng hàng, điểm M nằm giữa hai điểm A, B và \(AM=\dfrac{AB}{2}\) thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB
Mỗi câu sau đây đúng hay sai ?
a) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A, B thì nó là trung điểm của đoạn thẳng AB ( Sai )
b) Nếu MA = MB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB ( Sai )
c) Nếu MA + MB = AB thì M là trung điểm của đoạn AB ( Sai )
d) Nếu \(AM=\dfrac{AB}{2}\) thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB ( Sai )
e) \(MA+MB=AB\) và MA=MB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB ( Đúng )
f) Nếu \(MA=MB=\dfrac{AB}{2}\) thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB ( Đúng )
g) Nếu 3 điểm A, M, B thẳng hàng, điểm M nằm giữa hai điểm A, B và \(AM=\dfrac{AB}{2}\) thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB ( Đúng )
Câu:"e;f;g" là đúng.
Các câu còn lại sai.
Câu 1: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 7cm; OB = 2cm.
a) Tính độ dài đoạn thẳng AB.
b) Lấy điểm M thuộc tia đối của tia Ox sao cho OM = 3cm. Tính độ dài đoạn thẳng MB?
c) Chứng tỏ B là trung điểm của đoạn thẳng AM.
Câu 2: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 4cm, OB = 7cm.
a) tính độ dài đoạn AB.
b) Trên tia đối của tia BO lấy điểm C sao cho BC = 3cm. Chứng tỏ B là trung điểm của đoạn AC.
c) Lấy điểm K sao cho O là trung điểm của KA. So sánh AK và OC.
Câu 3:
a) Vẽ tia Cx. TRên tia Cx lấy hai điểm B và A sao cho CB = 4cm; CA = 6cm. Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao? Tính AB.
b) Lấy M là trung điểm của đoạn thẳng CB, tính độ dài BM.
c) Chứng tỏ B là trung điểm của đoạn thẳng MA.
Câu 4: Cho đoạn thẳng PQ = 4cm. Lấy điểm R trên tia PQ sao cho PR = 6cm.( Tính cả hai trường hợp )
a) Tính độ dài đoạn QR.
b) Gọi K là trung điểm của đoan thẳng PQ. Chứng minh rằng: Q là trung điểm của KR.
Câu 5: Trên tia Ox vẽ hai điểm C và E sao cho OC = 4cm, OE = 8cm.
a) Trong ba điểm O, C, E điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
b) C có là trung điểm của đoạn thẳng OE không? Vì sao?
c) Trên tia đối của tia EO lấy điểm M sao cho EM = 2cm. Tính độ dài đoạn thẳng OM.
Câu 1: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 7cm; OB = 2cm.
a) Tính độ dài đoạn thẳng AB.
b) Lấy điểm M thuộc tia đối của tia Ox sao cho OM = 3cm. Tính độ dài đoạn thẳng MB?
c) Chứng tỏ B là trung điểm của đoạn thẳng AM.
Câu 2: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 4cm, OB = 7cm.
a) tính độ dài đoạn AB.
b) Trên tia đối của tia BO lấy điểm C sao cho BC = 3cm. Chứng tỏ B là trung điểm của đoạn AC.
c) Lấy điểm K sao cho O là trung điểm của KA. So sánh AK và OC.
Câu 3:
a) Vẽ tia Cx. TRên tia Cx lấy hai điểm B và A sao cho CB = 4cm; CA = 6cm. Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao? Tính AB.
b) Lấy M là trung điểm của đoạn thẳng CB, tính độ dài BM.
c) Chứng tỏ B là trung điểm của đoạn thẳng MA.
Câu 4: Cho đoạn thẳng PQ = 4cm. Lấy điểm R trên tia PQ sao cho PR = 6cm.( Tính cả hai trường hợp )
a) Tính độ dài đoạn QR.
b) Gọi K là trung điểm của đoan thẳng PQ. Chứng minh rằng: Q là trung điểm của KR.
Câu 5: Trên tia Ox vẽ hai điểm C và E sao cho OC = 4cm, OE = 8cm.
a) Trong ba điểm O, C, E điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
b) C có là trung điểm của đoạn thẳng OE không? Vì sao?
c) Trên tia đối của tia EO lấy điểm M sao cho EM = 2cm. Tính độ dài đoạn thẳng OM.
Cho đoạn thẳng AB=a, điểm C nằm giữa A và B, điểm M là trung điểm của Ac, điểm N là trung điểm của CB
a, Cm rằng MN= \(\frac{a}{2}\)
b, Kết quả của câu a còn đg nếu điểm C thuộc đoạn thẳng AB
a) Hãy chứng tỏ rằng MN = a2
b) Kết quả ở câu a còn đúng hay không nếu điểm C thuộc đường thẳng AB
Toán lớp 6 Hình họcC nằm giữa A;B => AC+CB =AB
M là trung điểm của AC => CM =AC/2
N là trung điểm của CB => CN = CB/2
vì M thuộc AC; N thuooch BC => C nằm giữa M;N
=> MN = MC+CN =AC/2 + CB/2 =(AC+CB)/2 =AB/2
Vậy MN = a/2
b) kết quả không đổi khi C thuộc đương thẳng AB
Câu nào đúng, câu nào sai ?
a) C là trung điểm của đoạn thẳng AB
b) M là trung điểm của đoạn thẳng CD.
c) H là trung điểm của đoạn thẳng EG
d) M là điểm ở giữa hai điểm C và D
e) H là điểm ở giữa hai điểm E và G
ghi đúng hoặc sai sau câu:
1. Nếu AM + MB = AB thì ba điểm A , M , B thẳng hàng.
2. M là trung điểm của đoạn thẳng AB . AM = 2cm thì AB =5cm
3. Đoạn thẳng PQ là hình gồm tất cả các điểm nằm giữa hai điểm P và Q.
4. Trên tia Ox , nếu có hai điểm A và B sao cho OA<OB thì điểm A nằm giữa hai điểm O và B.
Bài 2. Cho ba điểm A, B, I. Khi nào ta kết luận được I là trung điểm của đoạn thẳng AB?
Trong các câu trả lời sau đây, câu nào đúng, câu nào sai, vì sao?
a) Điểm I cách đều A và B;
b) Điểm I thuộc tia AB sao cho IA = IB.
Bài 3. Cho đoạn thẳng MN = 6cm. P và Q là hai điểm thuộc đoạn thẳng MN sao
cho MP = 2cm và MQ = 4cm.
a) P là trung điểm của đoạn thẳng nào?
b) Q là trung điểm của đoạn thẳng nào?
c) Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng MN. Giải thích tại sao I cũng là trung điểm của đoạn thẳng PQ.
Bài 5. Cho đoạn thẳng AD và trung điểm K của nó. Gọi B là điểm nằm giữa A và K, C là điểm nằm giữa K và D sao cho K cũng là trung điểm của đoạn thẳng BC. Giải thích tại sao AB = CD?
Mn giúp mk với ạ , mình đang cần gấp
Bài 2
\(I\)là trung điểm của đoạn thẳng AB khi I nằm giữa A và B và cách đều A,B \(\left(IA=IB\right)\)
a, Sai vì thiếu điều kiện nằm trên đoạn thẳng AB
b, Đúng vì thỏa mãn cả 2 điểu kiện ( thuộc đoạn thẳng AB và cách đều A với B )
Bài 3
a, P là trung điểm của đoạn MQ
b, Q là trung điểm của đoạn thẳng PN
c, \(PI=MI-MP=3-2=1cm\)
\(IQ=IN-NQ=3-2=1cm\)
\(\Rightarrow PI=IQ\) vậy I cũng là trung điểm của PQ
Bài 5
\(AK=KD\Rightarrow AB+BK=KC+CD\) mà K là chung điểm BC
\(\Rightarrow AB+KC=KC+CD\Rightarrow AB+CD\)
cho đoạn thẳng AB = a, điểm C nằm giữa A và B, điểm M là trung điểm của AC, điểm N là trung điểm của CB
a) chứng tỏ rằng MN = \(\frac{a}{2}\)
b) kết quả câu a còn đúng hay không nếu điểm C thuộc đường thẳng AB
a) M,N lần lượt là trung điểm AC,BC nên\(CM=\frac{AC}{2};CN=\frac{BC}{2};M\in CA;N\in CB\)
C nằm giữa A,B nên CA + CB = AB = a và 2 tia CA,CB đối nhau mà\(M\in CA;N\in CB\)
=> 2 tia CM,CN đối nhau => C nằm giữa M,N => MN = CM + CN =\(\frac{AC}{2}+\frac{BC}{2}=\frac{a}{2}\)
b) TH1 : C nằm giữa A và B (đã xét ở câu a)
TH2 : A nằm giữa C,B thì AC + AB = BC nên BC - AC = AB = a.
Ngoài ra,trên cùng tia CB,ta có CA < CB\(\Rightarrow\frac{CA}{2}< \frac{CB}{2}\)hay CM < CN
=> Trên cùng tia CB,ta có M nằm giữa C,N nên CM + MN = CN => MN = CN - CM =\(\frac{BC}{2}-\frac{AC}{2}=\frac{a}{2}\)
TH3 : B nằm giữa A,C thì BA + BC = AC nên AC - BC = BA = a
Ngoài ra,trên cùng tia CA,ta có CB < CA\(\Rightarrow\frac{CB}{2}< \frac{CA}{2}\)hay CN < CM
=> Trên cùng tia CA,ta có N nằm giữa C,M nên CN + NM = CM => MN = CM - CN =\(\frac{AC}{2}-\frac{BC}{2}=\frac{a}{2}\)
TH4 : C trùng A thì A,C,M trùng nhau nên N vừa là trung điểm của CB,MB,AB => MN =\(\frac{AB}{2}=\frac{a}{2}\)
TH5 : C trùng B thì B,C,N trùng nhau nên M vừa là trung điểm của AC,AN,AB => MN =\(\frac{AB}{2}=\frac{a}{2}\)
Kết luận : Nếu điểm C thuộc đường thẳng AB thì kết quả ở câu a vẫn đúng