trong đoạn văn "ngoài kia......xứng đáng với một vì phúc tinh"
nêu nội dung chính của đoạn trích
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới :
" Ngoài kia tuy mưa......vì phúc tinh"-văn bản Sống chết mặc bay
a,Xác định PTBĐ chính của đoạn văn
b,Nêu nội dung chính của đoạn trích
c,Tìm những từ ngữ,âm thanh phát ra từ trong đình?Qua đây em có cảm nhận gì về bọn quan lại?
Đoạn văn từ ngoài kia mưa gió ầm ầm đến thật tôn kính xứng đáng làm một vị phúc tinh đoạn văn đang nói về vấn đề gì phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì thủ pháp nghệ thuật đc sử dụng trong đoạn văn và tác dụng của thủ pháp nghệ thuật ấy
đoạn văn: " Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm,...- Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh"
a) chỉ ra một câu có sử dụng trạng ngữ và nêu rõ công dụng
b) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật cảnh dân phu đang hộ đê và cảnh trong đình? Tcá dụng của biện pháp ấy
c) Qua đoạn trích hãy nêu ý kiến cá nhân của em về viên quan phụ mẫu
Giúp mình với ạ, mai thầy kiểm tra rồi -((
a,Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng.
TN;Ngoài kia
Công dụng:
+Miêu tả hình ảnh "vô trách nhiệm" của tên quan phụ mẫu , dù dân phu rối rít chạy trong mưa gió ầm ầm nhưng tên quan phụ mẫu vẫn "mặc kệ" họ.
b,
So với cái cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê,(cảnh dân phu đang hộ đê) thời ở trong đình rất nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh.(cảnh trong gia đình)
BPNT:Liệt kê
TD:
+Làm câu văn thêm sinh động / hấp dẫn cho người đọc
+Nói rõ sự khốn khổ của người dân và tính tình vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu
c,
Tham khảo:
Văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã thành công khắc họa hình ảnh của một viên quan phụ mẫu khiến người người căm giận. Hắn ta mang danh là quan cha quan mẹ của nhân dân. Được phong chức, ban bổng lộc để chăm lo cho đời sống của người dân. Ấy thế mà khi người dân đau khổ chống chọi với thiên tai, hắn ta lại dửng dưng, mặc kê. Dưới trời mưa tầm tã, sóng gió cuốn ầm ầm chực chờ phá tan con đê, quét sạch thôn xóm. Người dân nghèo phải dầm mình lội nước bì bõm cả ngày đến sức cùng lực kiệt. Còn viên quan phụ mẫu thì ngồi trên đình cao ấm cúng, cùng các hầu cận chơi bài tổ tôm, uóng chè yến, hút thuốc phiện. Đỉnh điểm của sự ác độc, chính là sự sung sướng của hắn ta khi ù ván bài đã đằn lên cả tiếng khóc than khi vỡ đê của người dân. Ấy thế mà hắn còn đòi bỏ từ những người dân tội nghiệp đã mất đi tất cả ngoài kia nữa. Hình tượng viên quan phụ mẫu độc ác, sa đọa ấy là hình ảnh được tài hiện lại của rất nhiều những quan lại của nước ta lúc bấy giờ. Qua đó, giúp chúng ta cảm nhận được tình cảnh đáng thương của người dân và sự nguy nan của đất nước.
“ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước….. hạnh phúc được lâu bền” (SGK- 160)
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
2. Nội dung của đoạn văn trên là gì? Diễn đạt nội dung đó thành một câu văn?
3. Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn trên?
4. Trong câu văn “ Hồng cốm tốt đôi”, từ “hồng” nói về sự vạt nào?
5. Viết đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu nêu cảm nhận của em về đoạn văn trên?
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi "Những động tác thả sào... vâng vâng dạ dạ" (Ngữ Văn 6 tập 2)
C1: Đoạn văn trích trong vb nào? Của ai?
C2: Đoạn trích đc kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao?
C3: Nêu nội dụng chính của đoạn văn bằng một câu văn.
C4: Tìm các câu văn sd phép so sánh. Nêu tác dụng.
C5: Viết (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về dượng Hương Thư khi vượt thác. (sd phép so sánh, gạch chân và ghi nhớ)
1. Đoạn văn trích trong vb Vượt Thác của Võ quảng
2. Ngôi thứ nhất
3. tả cảnh dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác dữ
4. +Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
+Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy nửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nó năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
Tác dụng: Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.
5. TK
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất. Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dũng cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn. Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gần gũi, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, ấy là cái tư thế hào hùng, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đẹp khỏe khoắn, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dũng cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.
C1: Văn bản Vượt thác. Của Võ Quảng
C2: -Văn bản "vượt thác " được kể theo ngôi thứ nhất. Vì người kể tự xưng là tôi.
C3:Tả Dượng Hương Thư vượt thác
C4: -Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt
- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc
-.....Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
- Tác dụng:làm nổi bật lên hình ảnh của Dượng Hương Thư và tính nết của người lao động , hiền dịu lúc ở nhà còn lúc vượt thác trông khác hẳn nhau , tạo cho câu văn được hay hơn , sinh động hơn về cảnh thiên nhiên hùng vĩ .
C5:Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, đoạn văn miêu tả Dượng Hương Thư khi đang vượt thác quả thực là một đoạn văn hay và giàu sức gợi . Dượng Hương Thư vốn là một người lao động bình thường của quê hương, nhưng điều đặc biệt ở nhân vật này là khi bước chân vào cuộc hành trình vượt thác thì nhân vật không còn là một con người nhỏ bé, bình thường nữa mà trở nên thật lớn lao, hùng vĩ khi dám can đảm một mình chống lại thiên nhiên. Nhà văn đã dùng hình ảnh so sánh thật độc đáo và ấn tượng :" Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. " Chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dưt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên. Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Đây chỉ là Ý nghĩ riêng của mình thôi nhé.
Ngữ liệu là một đoạn trích
1) Xác định ngữ liệu trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
2) Nêu nội dung chính của đoạn trích
3) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn trích
4) Kể tên 2 văn bản cùng thể loại
nêu nội dung chính của mỗi đoạn trong văn bản sơn tinh thủy tinh
giải thích hiện tượng mưa gió lũ lụt
phản ánh ước mơ của nhân dân ta về chiến thắng thiên tai lũ lụ
ca ngợi công lao trị thủy công lao dựng nước của các vua Hùng của ông cha ta
Đoạn trích " mẹ tôi lấy vạt áo nâu........thơm tho lạ thường". Nội dung chính của đoạn văn là gì.Vì sao bé Hồng vô cùng sung sướng hạnh phúc khi đc ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ ?
Trả lời
- Nội dung chính của đoạn văn là : Miêu tả hình dáng, ngoại hình của của mẹ bé Hồng lúc bé được gặp lại mẹ
- Vì nỗi thương nhớ và tình cảm yêu thương mẹ sâu sắc của bé Hồng dành cho mẹ suốt hơn một năm xa cách nên khi được gặp lại mẹ thì bé Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ.
bởi tôi ăn uống điều độ ... đến vuốt râu . nêu nội dung chính của đoạn văn,nhân vật trong đoạn trích đc thể hiện qua những hành động nào,tìm những tính từ,động từ,danh từ , chỉ ra một biện pháp nghệ thuật so sánh có trong đoạn trích và nêu tác dụng,qua đoạn văn trên em thấy Dế Mèn hiện lên ntn?