Những câu hỏi liên quan
Miso Joanna
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
1 tháng 1 2018 lúc 18:58

Dàn ý:
I- MỞ BÀI

Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.

II- THÂN BÀI

– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người

+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…

+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.

– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.

+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

+ Rừng đã cùng con người đánh giặc

+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.

+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.

+ Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.

III- KỂT BÀI

– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng

– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng

– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.

Nguyễn Linh
1 tháng 1 2018 lúc 18:59

Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.

Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.

Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.

Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!

Nguyễn Linh
1 tháng 1 2018 lúc 18:59

Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm ¾ so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.

Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.

Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.

Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.

Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình

Lo Lem
Xem chi tiết
Thúy Vy
13 tháng 12 2019 lúc 18:21

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ống rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

Đã ngót một thế kỉ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ là một cách biểu hiện tấm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà" hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam.

Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Khanh Linh
Xem chi tiết
Le thi huyen anh
Xem chi tiết
Dương Thu Hiền
30 tháng 8 2016 lúc 18:59

eo!! Dài ghê

Thế giới của tôi gọi tắt...
30 tháng 8 2016 lúc 19:47

lên hỏi bác Google ấy

Kẹo dẻo
30 tháng 8 2016 lúc 20:48

1. Trường hợp chúng ta chú ý đến việc sắp xếp rành mạch thì bài viết của chúng ta sẽ thuyết phục: Trong một cuộc thuyết trình trước lớp nếu chúng ta biết sắp xếp vấn đề theo một trật tự logic người đọc dễ lắm bắt và tiếp thu hiệu quả hơn.

Ngược lại nếu không sắp xếp người đọc sẽ không hiểu và cảm thấy chán nản không muốn nghe về nội dung của bài thuyết trình nữa.

2. Chuyện cuộc chia tay của những con búp bê tác giả đã chia ra bố cục rõ ràng, nội dung trong câu chuyện được sắp xếp theo một trình tự rõ ràng dễ hiểu và linh hoạt hơn, người đọc lắm bắt được nội dung câu chuyện và diễn biến trong câu chuyện.

Có thể kể lại theo hướng khác những vẫn không có sự sai lệch so với văn bản cu nhiều.


3. Bố cục trên chưa thực sự rành mạch và hợp lý cần có sự thay đổi cho phù hợp hơn vì:

Mở bài: nên giới thiệu chào mừng, và khái quát những nội dung trong thân bài định trình bày.
Thân bài: cần dẫn thêm nội dung cần báo cáo và cũng không nhất thiết phải trình bày thành tích hoạt động đội.
Kết bài: nên nhấn mạnh những điều mà bản thân đã làm được và mục tiêu phấn đấu hơn.

Màn Quang Phong
Xem chi tiết
Đặng Khánh Huyền
2 tháng 6 2020 lúc 15:48

Dàn ý bài văn tả cây sen

I. Mở bài: giới thiệu hoa sen

Trong tất cả loài hoa em thích nhất là hoa sen. Hoa sen có đủ màu sen, mọc khắp mọi miền đất nước. Hoa sen được xem là quốc hoa đất nước ta, là biểu tượng sự tinh khiết người con gái Việt.

II. Thân bài: tả hoa sen

1. Tả bao quát hoa sen

- Hoa sen nhiều màu, chủ yếu là màu hồng

- Có lá rất to

- Mọc trong đầm

2. Tả chi tiết hoa sen

a. Tả hoa sen

- Hoa sen màu hồng

- Nhị sen màu vàng

- Bên trong là hạt sen được bao bọc bởi cánh hoa

- Hoa sen được tạo nên từ nhiều cánh hoa

- Hoa sen được đưa lên mặt nước nhờ cọng thân hoa sen

- Hoa sen lúc còn nụ là màu xanh

- Lúc nở ra hoa sen xòe ra rất đẹp

- Hoa sen tỏa ra một mùi hương rất dặc biệt và dịu nhẹ

b. Lá sen

- Mọc lên khỏi mặt nước, có cuống dài và cuống có gai nhỏ.

- Phiến của lá sen hình khiên

- Đường kính của lá sen khoảng 60 - 70 cm

- Trên mỗi lá sen có gân lộ rõ có thể thấy.

3. Hoa sen với con người

- Hạt sen có thể nấu các món ăn: chè, súp,…

- Ngó sen có thể làm thức ăn

- Sen có thể dung làm để trang trí

- Tâm sen có thể chữa các chứng tim hồi hộp, mất ngủ

- Là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các nghệ sĩ

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hoa sen

- Em rất thích hoa sen

- Thật sự là “quốc hoa” của Việt Nam

( Chúc bạn học tốt )

Khách vãng lai đã xóa
Đặng Khánh Huyền
2 tháng 6 2020 lúc 15:50

Còn đây là bài làm

Con đường đi học của em ngang qua một đầm sen rất rộng. Bởi vậy, em đã được chiêm ngưỡng cảnh đầm sen suốt bốn mùa trong năm. Nhưng đẹp nhất vẫn là đầm sen mùa hạ.

Nhìn từ xa, đầm sen mênh mông trải rộng trước mắt chỉ thấy rập rờn lá sen luồn sóng. Những chiếc lá chao mình đong dưa như làm duyên với gió. Lại gần, ta thấy rõ hơn, đan xen với những lá sen xanh mát là những búp sen, những bông sen hồng tươi như cặp môi của em bé gái. Gió làm đung đưa những lá sen, làm nghiêng nghiêng những nụ sen, làm sóng sánh những bông sen đang nở và làm lả tả những cánh hoa đang tàn. Đứng trên bờ lúc ấy, khẽ nhắm mắt lại, ta sẽ cảm nhận hết được hương thơm thanh mát của đồng quê Việt Nam. Hương sen không gắt như hương nhài cũng không nhạt nhòa, lãnh đạm, nó nồng nàn, say mê mà vẫn vô cùng dịu dàng thanh thoát.

Nếu được ngồi trên một chiếc thuyền thúng bơi giữa đầm sen là tuyệt nhất. Những thân sen mảnh mai có vô vàn chiếc gai nhỏ, đi không khéo chúng xước vào da khiến ta có cảm giác buồn buồn, nhột nhột. Những chiếc lá sen rợp mát tạo thành một mái che tuyệt vời giữa cái trưa hè oi ả. Bơi thuyền giữa những thân sen còn có một niềm vui thú nữa đó là được tận tay chạm vào nguồn gốc của những hương thơm nồng nàn. Lá của sen, những chiếc lá già có màu xanh thẫm còn những chiếc lá non lại mang một màu xanh nõn nà dịu mắt. Lá sen già tỏa rộng hình tròn giống như một chiếc nong con còn lá non lại cuộn mình như chiếc kén sâu. Trên mặt lá phủ một lớp lông măng li ti. Bao nhiêu hạt mưa sa xuống lá sen đều nâng niu giữ lại rồi chờ gió đến mà chao nghiêng trút rất nhẹ nhàng xuống đầm. Hoa sen cũng có hoa "non", hoa "già". Hoa "non", ấy là những búp sen chưa nở, các "bé" còn ngại ngùng nên vẫn chúm chím những cánh hồng mơn man. Sen "già" là những bông hoa đã xòe cánh khoe sắc màu tươi tắn, khoe cả đài sen, nhị sen vàng thắm. Cánh sen rất mịn, không một gợn nhỏ, trơn láng, đây là nơi lưu lại những hạt sương đêm mong manh. Chúng khum khum như chiếc thuyền con nên khi sen tàn, cánh rơi xuống vẫn nổi lênh đênh trên nước. Phấn hoa vàng tươi, những hạt bụi vàng thanh khiết. Thật đúng như bài ca dao:

“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh”

Chỉ có khác, sen ở đầm làng em là sen hồng thôi! Nhưng sắc hồng của cánh, sắc vàng của nhị càng làm bồn hoa nổi bật giữa bát ngát màu xanh của lá.

Mỗi sáng sớm, giữa dòng nước đầm lại khe khẽ vang lên tiếng chèo khua mái của những người chủ đầm sen, họ đến hái hoa sen để bán hoặc để ướp trà. Lúc ấy, đầm sen vẫn còn đang mơ màng trong lãng đãng sương mai. Càng gần về trưa đầm sen càng nhộn nhịp. Lúc ấy là tan giờ làm đồng, ai cũng muôn lại gần đầm sen nghỉ ngơi một chút, hít vào lồng ngực hương sen mát lành. Những chú bé con thì thích thú ngát những chiếc lá sen xoay tròn trên đầu làm ô che nắng.

Đầm sen là một hình ảnh đẹp của quê hương nào. Dẫu ngày nào đi học em cũng qua nơi này nhưng chưa bao giờ em hết trân trọng vẻ đẹp của nó.

( CHÚC BẠN HỌC TỐT )

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thuỳ Dương
18 tháng 8 2021 lúc 14:33

:< Văn j kì zậy???

Khách vãng lai đã xóa

umk hơi kì thật

Khách vãng lai đã xóa
Kyojurou Rengoku
18 tháng 8 2021 lúc 14:41

ai yêu cầu bạn viết vậy

Khách vãng lai đã xóa
luunguyentruclinh
Xem chi tiết
Alice Phương
19 tháng 9 2019 lúc 20:15

Em ơi, em chỉ cần tra trên mạng câu em nói là được. Nếu ko có thì em mở sách Lịch Sử ra, em nhé!

Học tốt nha em!~

Nguyễn Nữ Trúc Quyên
Xem chi tiết
Thu Hương
9 tháng 1 2016 lúc 16:35

bạn hỏi thế mình biết bài nào.mỗi bài thi co một đề khác nhau mà

Lê Đình Minh
Xem chi tiết
Trịnh hiếu anh
29 tháng 3 2016 lúc 20:10

Tet den xuan ve muon hoa khoe sac nhung nhu da tro thanh truyen thong hoa dao la bieu tuong mua xuan mien bac va cua ca nuoc ta nhin hoa dao ta biet mua xuan da den nhung dua con xa nha lai chuan bi tro ve voi ngoi nha than yeu

Trịnh hiếu anh
29 tháng 3 2016 lúc 20:11

Tết đến xuân về hoa đào là biểu tượng của mùa xuân miền bắc và của cả nước ta nhìn hoa đào mùa xuân đã đến những đứa con cái xa nhà đã chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu alô