Những câu hỏi liên quan
Chi Mary
Xem chi tiết
Lãnh Hàn Thiên Anh
23 tháng 3 2021 lúc 19:26

Cậu tham khảo câu trả lời này giúp mình ạ 

Các dẫn chứng về lòng biết ơn là:

+ Lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì (Phú Thọ), có đến hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền.

+ Đối với các vị anh hùng, lãnh tụ có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử của đất nước, nhân dân ta vẫn luôn luôn một lòng kính yêu, thương nhớ.

+ Thời trung đại hành động tri ân phổ biến nhất của nhân dân đó là lập đền thờ, văn bia, cúng giỗ hàng năm.

+ Chọn ngày hai mươi bảy tháng bảy hằng năm là ngày thương binh liệt sĩ.

+ Tổ chức các cuộc viếng thăm dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc, thăm nom, tặng quà những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương bệnh binh,...

+ Đặt tên những con phố, con đường bằng tên của các danh nhân, anh hùng trong lịch sử dân tộc.

+ Tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với các lãnh tụ vĩ đại của dân tộc còn được thể hiện trong văn học

+ Lập tượng đài của cách anh hùng, danh nhân có nhiều công lao với đất nước ở một số các địa điểm nhất định.

- Biết ơn và tri ân nguồn cội còn nằm ở tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, với người đã khuất thông qua tục lệ thờ cúng đậm tính truyền thống.

- Trong xã hội hiện đại, lòng biết ơn, tri ân cũng được giới trẻ tiếp thu và biểu hiện phổ biến qua nhiều các hành động tốt đẹp.

+ Học sinh ghé thăm, tặng quà tri ân các thầy cô giáo vào ngày nhà giáo Việt Nam hai mươi tháng mười một.

+ Các bệnh nhân, các sinh viên ngành y tế tri ân các nhân viên y tế, các thầy cô của mình nhân ngày thầy thuốc Việt Nam hai mươi bảy tháng hai.

+ Trong gia đình tấm lòng biết ơn của con cái được thể hiện qua việc yêu thương, săn sóc ông bà cha mẹ, biếu tặng người thân quà cáp nhân dịp lễ tết.

Chúc cậu học tốt :))))))))))))

Bình luận (2)
Thư Nguyễn Thị Anh
Xem chi tiết
Cringe Oh No
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 4 2023 lúc 13:19

2 dẫn chứng tiêu biểu bạn có thể lấy là câu chuyện của 2 trạng nguyên của nước ta là Mạc Đĩnh Chi và Nguyễn Hiền nha. Cả 2 đều có xuất phát điểm là nhà rất nghèo không có cơ hội học tập nhưng bằng sự nỗ lực tự học thì Nguyễn Hiền đã thành trạng nguyên trẻ tuổi nhất Việt Nam. Còn Mạc Đĩnh Chi là trạng nguyên được trọng dụng trong suốt 3 đời vua, người đời tôn kính gọi là "kỳ tài". 

Bình luận (0)
Kiem Nguyen
Xem chi tiết
Jae Yeol
12 tháng 12 2021 lúc 14:23

- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) năm 1950 là 20 tỉ USD, năm 1968 là 183 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ (830 tỉ USD)...

- Về công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong những năm 50 là 15%, những năm 60 là 13,5%.

- Về nông nghiệp: Trong những năm 1967 - 1969, Nhật Bản đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước; nghề đánh cá đứng thứ 2 trên thế giới sau Pê-ru.

=>Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính trên thế giới.
Bạn thử tham khảo

Bình luận (2)
Nguyễn Lê Phương Uyên
Xem chi tiết
Trịnh Long
29 tháng 1 2021 lúc 20:52

Như này nhé!

undefinedundefined

Bình luận (1)
Trịnh Long
29 tháng 1 2021 lúc 21:11

Có thể đưa vào bổ sung cho ý : chính trị không ổn định .

Ví dụ như khởi nghĩa Xi-pay.

Bình luận (1)
Nguyễn Minh Anh
Xem chi tiết
Người Già
17 tháng 1 lúc 0:13

Đoạn thơ "Đây con sông như dòng sữa mẹ .... Chở tình thương trang trải đêm ngày" của nhà thơ Hoài Vũ là một trong những đoạn thơ hay và nổi tiếng nhất trong bài thơ "Vàm Cỏ Đông". Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp của dòng sông Vàm Cỏ Đông, cũng như vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Vẻ đẹp của dòng sông Vàm Cỏ Đông được nhà thơ Hoài Vũ miêu tả qua hai hình ảnh so sánh: "dòng sữa mẹ" và "lòng người mẹ". Hình ảnh "dòng sữa mẹ" gợi lên sự bao la, ấm áp, ngọt ngào của dòng sông. Dòng sông như mẹ hiền ôm ấp, che chở cho những ruộng đồng, vườn cây. Hình ảnh "lòng người mẹ" gợi lên sự bao dung, nhân hậu, yêu thương của dòng sông. Dòng sông như người mẹ chở che, nuôi dưỡng con cái. Hai hình ảnh so sánh này đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông Vàm Cỏ Đông. Dòng sông không chỉ là một dòng chảy tự nhiên của đất trời, mà còn là một biểu tượng của tình yêu thương, sự chở che của mẹ hiền.

Bên cạnh vẻ đẹp của dòng sông, đoạn thơ còn thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam cũng mang những nét đẹp tương tự như dòng sông Vàm Cỏ Đông. Họ là những người phụ nữ bao dung, nhân hậu, yêu thương và cũng là những người mẹ hiền ôm ấp, che chở cho con cái.

Đoạn thơ trên của Hoài Vũ là một đoạn thơ hay và giàu ý nghĩa, góp phần thể hiện vẻ đẹp của dòng sông Vàm Cỏ Đông cũng như vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Bình luận (1)
Đặng Khánh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
25 tháng 6 2020 lúc 20:09

Câu 1: bạn tham khảo thêm tại đây https://olm.vn/hoi-dap/detail/258798883646.html  hoặc là  Câu hỏi của where is the love   

Câu 2: 

+Chúng ta không ai là không biết đến Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Người đã ra đi với hai bàn tay trắng với hi vọng sẽ giải cứu đất nước.Song, nhờ lòng yêu nước , sự dũng cảm , anh dũng , Hồ chủ tịch đã vượt  qua bao khó khăn gian khổ , giải  phóng đất nước khỏi ách thống trị lầm than.

+Trong  công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm , biết bao nhiêu những anh hùng xả  thân hi sinh tính mạng của mình để giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ.

+Trong văn chương , ta có anh chàng Lục Vân Tiên - chàng học trò trên đường lên kinh ứng thí, khi chàng gặp bọn cướp Phong Lai đang ức hiếp dân lành, chàng đã một thân mình xông lên, đánh tan bọn chúng, cứu Kiều Nguyệt Nga và nữ tì Kim Liên.

+Hay như Từ Hải trong Truyện Kiều  .Chàng đã đưa Thúy Kiều từ thân phận tủi nhục của một kĩ nữ chốn lầu xanh lên địa vị cao sang của một bậc phu nhân quyền quý. Chàng giúp nàng báo ân, báo oán – cũng là thực hiện ước mơ công lí, chính nghĩa của nhân dân.

+Ngày nay, trong thời bình, lòng dũng cảm được thể hiện qua ý chí và quyết tâm làm cho dân giàu, nước mạnh. Nhiều tri thức ngày đêm nghiên cứu khoa học với nhiệt tình say mê, ý chí bền bỉ, phương pháp đúng đắn,... để cống hiến cho xã hội.

+.....

Câu 3 :

+Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu , đến khi nhắm mắt xuôi tay, tình cảm của mẹ dành cho ta vẫn dạt dào như ngày nào.

+ Truyện cổ tích cây vú sữa: đứa con hư bị mẹ mắng bỏ nhà ra đi, mẹ vì thương nhớ con mà khóc đến nỗi hóa thành cây vú sữa. Lá cây một mặt xanh bóng, một mặt đỏ hoe như mắt người mẹ khóc chờ con. Quả vú sữa thơm lừng ngọt lịm như dòng sữa ngọt ngào của người mẹ. Qua đó , chúng ta thấy được rằng người mẹ dù lúc nào cũng yêu thương con và bao dung trước những hành vi sai trái của con.Mẹ lo  cho ta  từng li từng tí một :lo cho con đủ miếng cơm, manh áo, cho con được đi học , được bằng bạn , bằng bè…

+Những người mẹ Việt Nam anh hùng trong thời chiến: sẵn sàng cưu mang những người chiến sĩ, coi họ là con mình, chăm sóc từng li từng tí và sẵn sàng dùng cái chết để bảo vệ con mình trước sự truy lùng của giặc.

+Hay như đại văn hào người Nga Macxim Gorki đã viết: "Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh hùng, thi sĩ, hỏi còn đâu?".

+....

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
luki chanmika
Xem chi tiết
Nam Blue
Xem chi tiết
Lê Lan Hương
12 tháng 10 2016 lúc 8:57

tao còn sắp ết vs bài lịch sử này òi

gianroi

 

Bình luận (0)
qwerty
11 tháng 10 2016 lúc 10:32

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hà Nội là nơi đặt trụ sở của Thống sứ Pháp ở Bắc Kỳ, đại diện triều đình nhà Nguyễn, Bộ Chỉ huy quân Nhật ở Việt Nam và Chính phủ (thân Nhật) Trần Trọng Kim. Hà Nội là nơi tập trung đông đảo các tầng lớp nhân dân, thanh niên, sinh viên, trí thức, v.v. Bởi vậy, Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ xác định đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng; đồng thời, thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi hành động của các phe phái, nhất là quân Nhật để lãnh đạo, chỉ đạo Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền, tạo cơ sở, tiền đề cho các địa phương khởi nghĩa. Theo đó, Trung ương đã cử nhiều cán bộ có kinh nghiệm, giỏi nắm bắt thực tiễn, chỉ đạo cách mạng để tăng cường cho Hà Nội. Được sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ, Hà Nội đã chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ mọi việc; trong đó, chú trọng phát triển lực lượng chính trị, vũ trang và bán vũ trang để khi có điều kiện chớp thời cơ khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân.

Tối ngày 09-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình, ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã kịp thời ra Chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”; xác định rõ kẻ thù lúc này của cách mạng Việt Nam và Đông Dương là phát-xít Nhật; thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát-xít Nhật, Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát-xít Nhật”, v.v.

Thực hiện Chỉ thị này, cùng với nhân dân cả nước, Hà Nội phát động phong trào đấu tranh kháng Nhật, cứu nước; tích cực đấu tranh chính trị, tư tưởng, vạch trần bộ mặt giả dối của phát-xít Nhật, việt gian, bù nhìn; đồng thời, chống tâm lý phục Nhật, sợ Nhật. Đảng ta, trong đó có Đảng bộ Hà Nội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương thành lập nhiều ban, tổ tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân; chỉ đạo ra mắt các tờ báo, như: Cứu quốcCờ Giải phóng, tổ chức lưu hành rộng rãi trong công nhân. Các tổ, đội tuyên truyền cổ động, với nhiều khẩu hiệu, biểu ngữ đi khắp các phố, phường, ngõ, ngách, thôn, xóm, vừa tuyên truyền, vận động nhân dân vững tin vào đường lối của Đảng, vừa gây thanh thế cho Việt Minh, vừa uy hiếp kẻ thù. Qua đó, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân nêu cao tinh thần đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Để phát triển lực lượng rộng khắp, Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ cùng Đảng bộ Hà Nội khẩn trương thành lập các tổ chức cứu quốc trong công nhân, nông dân, thanh niên, học sinh, thậm chí cả trong các cơ quan hành chính của Pháp, Nhật và chính phủ bù nhìn. Nhiều cán bộ của ta đã đi vào các nhà máy, xí nghiệp, nhất là các nhà máy, xí nghiệp lớn, quan trọng; về các xã, phường, khu phố, thôn, xóm vận động các tầng lớp nhân dân đi theo cách mạng và tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng. Nhờ vậy, chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng của Mặt trận Việt Minh không ngừng lớn mạnh. Đội Công nhân xung phong thành Hoàng Diệu khoảng 30 đội viên; Đội Tự vệ xung phong ngoại thành khoảng 21 đội viên; Đội Tự vệ cứu quốc phố Bạch Mai khoảng 155 đội viên, v.v. Trước yêu cầu phát triển lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, Hà Nội gấp rút mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ quân sự, chính trị cả ở nội thành và ngoại thành cho các tổ, đội tự vệ và các ban, ngành. Vì thế, gần đến ngày khởi nghĩa, lực lượng vũ trang Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Chỉ tính riêng lực lượng đã được huấn luyện có trên 700 người, Đảng bộ Hà Nội tuy chỉ có khoảng 50 đảng viên, nhưng được tổ chức chặt chẽ; đều là cán bộ được lựa chọn từ các địa phương thuộc Xứ ủy Bắc Kỳ và Trung ương, nên đây là một Đảng bộ rất mạnh. Ngoài ra, còn có hàng chục vạn quần chúng cảm tình, sẵn sàng ủng hộ và đi theo cách mạng.

Cùng với đó, Đảng bộ Hà Nội còn chỉ đạo mở rộng việc bán “Tín phiếu Việt Minh”, phát động phong trào quyên góp, gây quỹ “Đồng tiền cứu nước” để sản xuất, mua sắm vũ khí; tích cực lấy súng, đạn của địch trang bị cho lực lượng vũ trang. Tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch thay đổi nhanh chóng, có lợi cho cách mạng, làm cho quân Nhật và chính phủ bù nhìn không những bối rối, bất lực mà còn bị cô lập. Hà Nội còn tổ chức cho nhân dân phá kho thóc của Nhật, vừa cung cấp lương thực cho đồng bào, vừa trực tiếp tập dượt công tác tổ chức, chỉ huy để Đảng bộ Hà Nội rút kinh nghiệm làm cơ sở chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền.

Bình luận (1)