Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nam Blue

Lấy dẫn chứng tiêu biểu về đóng góp của Tuyên quang cho thắng lợi của cách mạng tháng 8.

Lê Lan Hương
12 tháng 10 2016 lúc 8:57

tao còn sắp ết vs bài lịch sử này òi

gianroi

 

qwerty
11 tháng 10 2016 lúc 10:32

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hà Nội là nơi đặt trụ sở của Thống sứ Pháp ở Bắc Kỳ, đại diện triều đình nhà Nguyễn, Bộ Chỉ huy quân Nhật ở Việt Nam và Chính phủ (thân Nhật) Trần Trọng Kim. Hà Nội là nơi tập trung đông đảo các tầng lớp nhân dân, thanh niên, sinh viên, trí thức, v.v. Bởi vậy, Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ xác định đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng; đồng thời, thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi hành động của các phe phái, nhất là quân Nhật để lãnh đạo, chỉ đạo Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền, tạo cơ sở, tiền đề cho các địa phương khởi nghĩa. Theo đó, Trung ương đã cử nhiều cán bộ có kinh nghiệm, giỏi nắm bắt thực tiễn, chỉ đạo cách mạng để tăng cường cho Hà Nội. Được sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ, Hà Nội đã chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ mọi việc; trong đó, chú trọng phát triển lực lượng chính trị, vũ trang và bán vũ trang để khi có điều kiện chớp thời cơ khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân.

Tối ngày 09-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình, ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã kịp thời ra Chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”; xác định rõ kẻ thù lúc này của cách mạng Việt Nam và Đông Dương là phát-xít Nhật; thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát-xít Nhật, Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát-xít Nhật”, v.v.

Thực hiện Chỉ thị này, cùng với nhân dân cả nước, Hà Nội phát động phong trào đấu tranh kháng Nhật, cứu nước; tích cực đấu tranh chính trị, tư tưởng, vạch trần bộ mặt giả dối của phát-xít Nhật, việt gian, bù nhìn; đồng thời, chống tâm lý phục Nhật, sợ Nhật. Đảng ta, trong đó có Đảng bộ Hà Nội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương thành lập nhiều ban, tổ tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân; chỉ đạo ra mắt các tờ báo, như: Cứu quốcCờ Giải phóng, tổ chức lưu hành rộng rãi trong công nhân. Các tổ, đội tuyên truyền cổ động, với nhiều khẩu hiệu, biểu ngữ đi khắp các phố, phường, ngõ, ngách, thôn, xóm, vừa tuyên truyền, vận động nhân dân vững tin vào đường lối của Đảng, vừa gây thanh thế cho Việt Minh, vừa uy hiếp kẻ thù. Qua đó, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân nêu cao tinh thần đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Để phát triển lực lượng rộng khắp, Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ cùng Đảng bộ Hà Nội khẩn trương thành lập các tổ chức cứu quốc trong công nhân, nông dân, thanh niên, học sinh, thậm chí cả trong các cơ quan hành chính của Pháp, Nhật và chính phủ bù nhìn. Nhiều cán bộ của ta đã đi vào các nhà máy, xí nghiệp, nhất là các nhà máy, xí nghiệp lớn, quan trọng; về các xã, phường, khu phố, thôn, xóm vận động các tầng lớp nhân dân đi theo cách mạng và tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng. Nhờ vậy, chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng của Mặt trận Việt Minh không ngừng lớn mạnh. Đội Công nhân xung phong thành Hoàng Diệu khoảng 30 đội viên; Đội Tự vệ xung phong ngoại thành khoảng 21 đội viên; Đội Tự vệ cứu quốc phố Bạch Mai khoảng 155 đội viên, v.v. Trước yêu cầu phát triển lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, Hà Nội gấp rút mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ quân sự, chính trị cả ở nội thành và ngoại thành cho các tổ, đội tự vệ và các ban, ngành. Vì thế, gần đến ngày khởi nghĩa, lực lượng vũ trang Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Chỉ tính riêng lực lượng đã được huấn luyện có trên 700 người, Đảng bộ Hà Nội tuy chỉ có khoảng 50 đảng viên, nhưng được tổ chức chặt chẽ; đều là cán bộ được lựa chọn từ các địa phương thuộc Xứ ủy Bắc Kỳ và Trung ương, nên đây là một Đảng bộ rất mạnh. Ngoài ra, còn có hàng chục vạn quần chúng cảm tình, sẵn sàng ủng hộ và đi theo cách mạng.

Cùng với đó, Đảng bộ Hà Nội còn chỉ đạo mở rộng việc bán “Tín phiếu Việt Minh”, phát động phong trào quyên góp, gây quỹ “Đồng tiền cứu nước” để sản xuất, mua sắm vũ khí; tích cực lấy súng, đạn của địch trang bị cho lực lượng vũ trang. Tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch thay đổi nhanh chóng, có lợi cho cách mạng, làm cho quân Nhật và chính phủ bù nhìn không những bối rối, bất lực mà còn bị cô lập. Hà Nội còn tổ chức cho nhân dân phá kho thóc của Nhật, vừa cung cấp lương thực cho đồng bào, vừa trực tiếp tập dượt công tác tổ chức, chỉ huy để Đảng bộ Hà Nội rút kinh nghiệm làm cơ sở chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền.


Các câu hỏi tương tự
Ga*#lax&y
Xem chi tiết
Ga*#lax&y
Xem chi tiết
Ga*#lax&y
Xem chi tiết
Thùy Linh
Xem chi tiết
Hồng Quyên
Xem chi tiết
Hiếu Phương
Xem chi tiết
Thuan Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thiện Khoa
Xem chi tiết
Người Thích Nghịch
Xem chi tiết