Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
hà lê trung hiếu
Xem chi tiết
33. Nguyễn Minh Ngọc
20 tháng 10 2020 lúc 19:55

bạn ghi rõ đề ra đi

Khách vãng lai đã xóa
Dương Hoàng Tuấn
20 tháng 10 2020 lúc 20:06

a, đường thẳng a ko đi qua mút của đoạn thẳng nào hết.

b, đường thẳng a cắt đoạn thảng AB và AC

c,  đường thẳng a ko cắt đoạn thẳng BC

Khách vãng lai đã xóa
hà lê trung hiếu
20 tháng 10 2020 lúc 20:15

A, duong thang a co di qua mut cua doan thang nao ko ? 

B, duong thang a cat nhung doan thang nao ? 

C, duong thang a ko cat doan thang nao? 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đình Huy
Xem chi tiết
Quỳnh
12 tháng 8 2020 lúc 19:19

Bài làm

Vì công thức tính diện tích hình vuông là: a x a ( cm )

Gọi diện tích hình vuông là a ( cm )

Do đó, diện tích hình vuông là: a x a = 25 ( cm2 )

Mà 25 = 5 x 5

Nên a = 5 ( cm )

Chu vi hình vuông đó là:

5 x 4 = 20 ( cm )

Đáp số: 20 cm

Khách vãng lai đã xóa
ミ★luffy☆mũ☆rơm★彡
12 tháng 8 2020 lúc 19:21

chu vi hình vuông là

25×4=100cm2

đáp số 100cm2

Khách vãng lai đã xóa
Trí Phạm
12 tháng 8 2020 lúc 19:21

Gọi cạnh hình vuông là a (cm), (a>0) nên ta có

a x a = 25

=> a = 5

Vậy chu vi hình vuông đó là: a x 4 = 5 x 4 = 20cm

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Sơn
Xem chi tiết
Dương Phương Nhi
1 tháng 11 2021 lúc 11:36

Dễ mà:

Đổi: 2m = 20 dm

Chu vi của hình chữ nhật là:

(20 + 8) x 2 = 56 (dm)

Đáp số : 56 dm

Khách vãng lai đã xóa
hoang hoai thuong
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Hoàng
22 tháng 2 2018 lúc 20:12

bán kính của hình tròn tâm O là

28,26:3,14:2=4,5(dm)

Đổi 7850cm vuông =78,5 dm

Diện tích của hình tròn tam O là

4,5x4,5x3,14=63,58(dm vuông)

Vì diện tích của hình tròn tam O nhỏ hơn diện tích hình tròn tâm I (63,58<78,5) nên bán kính hình tồn tam O nhỏ hon bán hình hình tròn tâm I

hoang hoai thuong
22 tháng 2 2018 lúc 20:17

cam on ban nhieu nha !

Hoàng Thị Hải Linh
Xem chi tiết
Nguyen Bao Tram
Xem chi tiết
Âu Nguyễn Trà Giang
26 tháng 1 2021 lúc 20:33

Chiều rộng là:

    76 : 2 - 20 = 18 ( cm )

Diện tích HCN là

    18 x 20 = 460 ( cm vuông )

              Đáp số : 460 cm vuông 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Huyền
Xem chi tiết
tam
Xem chi tiết
nguyen thuy linh
9 tháng 5 2017 lúc 7:47

tác dụng 1 phép nhân hóa: tre ăn ở với người đời đời ,kiếp kiếp

-góp phần tạo cho câu văn thêm sinh động ,hấp dẫn.

-cho thấy sự gắn bó sâu đậm giữa tre với ngừi dân vn

Lại Thị Phương Uyên
10 tháng 5 2017 lúc 8:04

1 phép nhân hóa:Tre giữ nhà,giữ làng,giữ nước,giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín

Tác dụng:

-Thể hiện rõ vai trò của tre trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Thể hiện sự tinh tế,làm câu văn thêm sinh động,làm người đọc hiểu được vai trò của tre trong đời sống của con người.

Lại Thị Phương Uyên
10 tháng 5 2017 lúc 8:05

1/2 bài là phép nhân hóa đó

Lan Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Phương
11 tháng 10 2016 lúc 13:08
Trái hẳn với tâm trạng thanh thản của đứa con, người mẹ đêm nay không sao ngủ được. Mọi việc đã xong, người mẹ tự bảo mình cũng hên đi ngủ sớm. Mẹ lên giường nhưng cứ trằn trọc suy nghĩ về con: Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng, để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học. Tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị chu đáo và thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được nhưng có một điều gi đó làm cho người mẹ bồi hồi khó tả: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm, cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yểm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Thì ra những câu văn du dương và đẹp như thơ trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh mà người mẹ học thuộc lòng cách đây đã mấy chục năm, giờ lại hiển hiện rõ ràng trong kí ức, làm sống dậy những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò. Vậy là đã rõ, người mẹ không ngủ được vì bồi hồi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp, khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi Ươi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào. Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người. Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình. Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên. Để rồi bất cữ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi Ị Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội: người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, đề điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thể hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Thiên Chỉ Hạc
14 tháng 7 2018 lúc 10:15

Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.

Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.

Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “ Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.

Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.

Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.

Anh Nguyen
Xem chi tiết
Ngô Phúc An
7 tháng 11 2018 lúc 20:14

Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thế hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình.

Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước - loại bánh dân gian xưa cho là tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp (trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm, nổi), số phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người - người phụ nữ. Người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu hiền hoà.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả.

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình, cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp: trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.

Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Dù cuộc đời có phũ phàng, bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.

Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.

Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.

Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.

Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.

Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xã hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-bai-tho-banh-troi-nuoc-cua-ho-xuan-huong-c34a1481.html#ixzz5W7wR8X1Z

Trần Diệu Linh
7 tháng 11 2018 lúc 20:16

--Tham khảo--

I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Bánh trôi nước
Ví dụ:
Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài hoa, thông minh và bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Một trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc của bà là Bánh trôi nước. bài thơ thể hiện tấm lòng son sắt và thủy chung của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
II. Thân bài: cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước
1. Hai câu thơ đầu: hình ảnh bánh trôi nước (Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non)

Bánh trôi nước trắng, tròn, nhân thì đỏ son, cách nấu bằng luộc trong nước, sống chìm chin nổi, chất lượng rất ngon ngọt,… Sử dụng các nghệ thuật tu từ như so sánh, đảo ngữ,… Qua những hình ảnh trên ta thấy được sự đẹp đẽ và trong trắng của bánh trôi nước

2. Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước: 2 câu cuối (Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.)

Bánh trôi có một vẻ đẹp vừa vặn: vừa trắng lại vừa tròn Thân phận của bánh trôi lận đận, gian truân,… Những vẫn giữu được sự son sắt của tấm lòng son Người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại chịu nhiều gian truân và khổ cực

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài Bánh trôi nước

Đỗ Thị Hoài Đông
7 tháng 11 2018 lúc 20:36

Hình ảnh chiếc bánh trôi trở thành biểu tượng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:
- Hình thức: xinh đẹp
- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa
- Thân phận: nổi trôi, bập bềnh giữa cuộc đời
Cảm nhận:
Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Qua bài thơ, tác giả đã khẳng định phẩm giá của người phụ nữ, qua đó lên án chế độ phong kiến "Nam quyền" đương thời. Tác giả ngợi ca trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ không ngoại trừ Hồ Xuân Hương. Bà cảm thương cho số phận bập bênh, chìm nổi của phụ nữ. Qua bài thơ tác giả ngầm phê phán chế độ phong kiến "Trọng nam kinh nữ" không biết rôn trọng giá trị tốt đẹp của phụ nữ. Đòi hỏi sự trân trọng, nâng niu từ phía các đấng mày râu. Như vậy, tiếng than thân của phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Hồ Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật nhưng vẫn giữ rất gắn bó với đời sốn, với mọi người.