Những câu hỏi liên quan
Linh
Xem chi tiết
Đặng Xuân Vượng
6 tháng 4 2021 lúc 17:20

1/Tiên học lắc.Hậu học bay.Đập đá quay tay.Tu hành chính quả.

2/Giết gà,dọa khỉ.

3/Chó ăn đá.Gà ăn mắm tôm.

4/Lá lành đùm lá rách.Lá rách đùm lá nát.Lá nát nó đùm cái lá tả tơi.

5/Cứu một mạng người bằng xây bảy tháp phù đồ.

6/Vui lòng khách đến,vừa lòng khách đi.

7/Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió.

8/Trước lạ sau quen.

9/Với tôi tất cả là hư vô.Chỉ có cá khô là...ăn suốt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Cấn Minh Vy
31 tháng 3 2021 lúc 21:16

1 . Ông chẳng bà chuộc:

Sự tích xưa, có người đánh rơi viên ngọc, vợ chồng Chẫu Chàng bắt được. Người ấy xin chuộc lại. Vợ đồng ý “chuộc thì chuộc”, chồng thì dứt khoát “chẳng chuộc”. Sự bất hòa của vợ chồng Chẫu Chàng, do nhân dân tưởng tượng ra, đã tạo nên thành ngữ này để diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác. Nhiều thành ngữ như “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Ông nói gà bà nói vịt” cũng diễn đạt ý này.

2. Quan xa nha gần: (Quan thì xa, bản nha thì gần)

Nha là phòng giấy của các quan. Nha môn là cửa quan. Nha lại là những người làm việc ở phòng giấy các quan. Ngày trước, khi người dân có việc kêu kiện, bọn nha lại thường làm khó dễ để vòi tiền. Vì vậy mới có câu thành ngữ này.

3. Ra môn ra khoai:

Thành ngữ này có nghĩa là rành mạch, rõ ràng. Sở dĩ có thành ngữ này là vì cây khoai môn và cây khoai sọ rất dễ bị nhầm lẫn. Khoai môn là khoai có thân và lá dùng làm thức ăn cho lợn, củ ăn bị ngứa lưỡi, thân hình rất giống khoai sọ. Thành ngữ này thường bị nói lầm “ra ngô ra khoai”. Cây ngô và cây khoai không thể lầm được.

4. Rách như tổ đỉa:

Có người tưởng tổ đỉa là tổ con đỉa. Cũng chưa ai biết con đỉa có tổ hay không. Tổ đỉa ở thành ngữ này là cây tổ đỉa, một loại cây thường mọc ở ven bờ ao. Cây tổ đỉa có lá như lá cây đinh lăng, trông lởm chởm và rách như xé ra từng mảnh nhỏ. Vì vậy, ai mặc rách rưới quá, người ta thường nói “rách như tổ đỉa.”

5. Rối như bòng bong:

Nếu quan sát một người ngồi vót nan để đan rổ rá, ta thấy những xơ tre nứa mỏng cuộn xoắn vào nhau thành một mớ, khó gỡ ra được. Đó là mớ bong bong. Thành ngữ ta còn có câu: rối như tơ vò, rối như canh hẹ, rối như gà mắc tóc, rối tinh rối mù. Thành ngữ “rối như bong bong” dùng để chỉ tâm trạng hoặc sự việc khó gỡ ra được vì không tìm thấy đầu mối.

6. Sáng tai họ, điếc tai cày:

Thành ngữ này có nghĩa lười biếng, không chăm chỉ làm việc. Khi cày ruộng, người đi cày hô “họ”thì trâu đứng lại ngay, vì nó được nghỉ. Nếu hô “vắt” thì phải kéo cày.

Nguyễn Khuyến, trong bài “Anh giả điếc” có câu:

Trong thiên hạ có anh giả điếc

Khéo ngơ ngơ, ngác ngác, ngỡ là ngây

Chẳng ai ngờ: sáng tai họ điếc tai cày

Lối điếc ấy sau này em muốn học.

7. Sẩy đàn tai nghé:

Thành ngữ này dùng để chỉ sự chia lìa, tan nát của một gia đình hoặc một tập thể nào đó khi mất người đứng đầu. Thành ngữ này bắt nguồn từ đời sống của bầy trâu rừng. Bầy trâu bao giờ cũng có những con trâu đực đầu đàn để chống chọi với thú dữ, bảo vệ cả đàn (thường có trâu cái và bầy nghé con). Nếu mất trâu đầu đàn thì cả đàn sẽ tan tác vì bị thú dữ ăn thịt dần. Sẩy là từ cổ, có nghĩa là mất, chết. Tục ngữ có câu: “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”.

8. Sơn cùng thủy tận:

Đây là thành ngữ gốc Hán (cùng là cuối, tận là hết), nơi cuối dãy núi, hết nguồn nước, dùng để chỉ những nơi hẻo lánh, hoang vu. Một thành ngữ khác thâm sơn cùng cốc cũng để diễn đạt ý này. (Thâm sơn là núi sâu, cùng cốc là cuối hang núi)

9. Sơn hào hải vị:

Sơn hào là món ăn quý lấy từ động vật rừng như bàn chân gấu, lộc nhung. Hải vị là món ăn quý lấy từ biển như bào ngư, hải sâm…

Thành ngữ này dùng để chỉ các món ăn sang trọng. Câu này gần nghĩa với câu “Cao lương mĩ vị” (cao là thịt béo, lương là gạo trắng, mĩ vị là ngon miệng)

10. Sư tử Hà Đông:

Các thành ngữ này đều dùng để chỉ những người phụ nữ hay ghen.

– Hà Đông là một địa danh Trung Quốc, tục truyền có nhiều sư tử và sư tử cái thường bắt nạt sư tử đực. Ông Trần Quý Thường, bạn thân của Tô Đông Pha, có bà vợ hay ghen. Tô Đông Pha liền làm bài thơ đùa bạn, trong đó có câu:

Hốt kiến Hà Đông sư tử hống

Trụ trượng lạc phủ tâm mang nhiên.

(Chợt nghe tiếng sư tử Hà Đông rống lên. Đang chống gậy lòng hoảng hốt đánh rơi cả gậy).

11. Sửa mũ vườn đào, sửa dép vườn dưa:

Khi đi qua vườn đào, dù mũ đội đầu có bị lệch cũng không nên giơ tay lên sửa mũ, sẽ bị nghi là hái chộm đào. Khi đi qua ruộng dưa, dù dép có bị đứt quai cũng đừng cúi xuống sửa, sẽ bị nghi là hái trộm dưa.

Câu này ý nói tình ngay lí gian, khuyên ta nên đề phòng để tránh bị ngờ oan :

Qua: Dưa, trái dưa, như dưa hấu, dưa leo. Điền: ruộng. Lý: cây lý, cây mận. Hạ: dưới. Qua điền: ruộng dưa. Lý hạ: dưới cây lý. Thành ngữ trên nói đầy đủ là: Qua điền bất nạp lý, lý hạ bất chỉnh quan. Nghĩa là: Nơi ruộng dưa thì không nên xỏ giày, dưới cây lý thì không nên sửa nón.

12. Nằm gai nếm mật:

Câu này nói lên sự chịu đựng vất vả gian khổ để mưu việc lớn. Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Câu Tiễn là vua nước Việt bị Phù Sai là vua nước Ngô bắt làm tù binh, phải chịu mọi điều khổ nhục. Khi được thả về, Câu Tiễn thường nằm trên đệm gai, không ăn cao lương mĩ vị mà thường lấy tăm nhúng vào mật đắng để luôn nhắc nhở mình không quên mối thù xưa. Sau hai mươi năm chuẩn bị lực lượng, Câu Tiễn đã phục thù, đánh bại được Ngô Phù Sai.

13. Năm thì mười họa:

Trong tiếng Việt, thì còn đọc là thời (có nghĩa là lúc, thủa). Ví dụ: thời son trẻ, đương thì con gái, tứ thời, thời gian, thời tiết. Còn họa là từ thuần Việt có nghĩa là ít có, có chăng.

Ví dụ:

– Sắc đành đòi một, tài đành họa hai (Truyện Kiều)

– Vào sinh ra tử họa là thấy nhau (Truyện Kiều).

(Đừng lầm với họa từ Hán. Họa là vẽ (họa sĩ), họa là đáp lại (họa vần thơ), họa là tai vạ rủi ro (họa vô đơn chí)).

Thành ngữ năm thì mười họa có nghĩa là thỉnh thoảng, họa hoằn mới có.

14. Ngựa quen đường cũ:

Thành ngữ này vốn gốc ở thành ngữ Hán “Lõa mã thức đồ”. Do đâu có thành ngữ này? Chuyện xưa kể rằng: Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Lúc cất quân đi là mùa xuân, lúc trở về đã là mùa đông, băng tuyết phủ đầy nên lạc đường. Quản trọng bèn tâu:

– Thưa bệ hạ, trí nhớ của ngựa già rất tốt. Xin để con ngựa già đi trước dẫn đường. Quả nhiên, ngựa đã tìm được đường về.

Trước kia, thành ngữ này được hiểu theo nghĩa: người có kinh nghiệm thường rất thành thuộc sự việc.

Ngày nay, thành ngữ này mang nghĩa xấu dùng để chỉ những người không chịu rời bỏ thói hư tật xấu.

15. Nguồn đục thì dòng không trong, gốc cong thì cây không thẳng:

Câu này vừa mang nghĩa đen, vừa mang nghĩa bóng. Nghĩa đen thì ai cũng hiểu. Nguồn nước có trong thì dòng nước mới trong, gốc cây có thẳng thì cây mới vươn thẳng lên được.

Nhưng nghĩa bóng mới là nghĩa có tác dụng giáo dục mọi người. Trong một gia đình, bố mẹ phải làm gương tốt cho con cái. Nếu bố mẹ làm điều bậy (nguồn đục, gốc cong) thì con sẽ bị nhiễm thói xấu. Có một câu ca dao đầy chất châm biếm:

Con ơi nghe lấy lời cha

Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.

Bố xấu như vậy thì con cũng sẽ thành trộm cắp. Trong gia đình, bố mẹ cần sống tốt để làm gương cho con cái.

16. Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò:

Đây là thành ngữ chỉ nghề làm gốm sứ. Muốn có sản phẩm tốt phải chú ý ba yếu tố: xương, da, dạc lò. Xương là chất đất để nặn ra sản phẩm, da là chất men dùng tráng mặt ngoài của sản phẩm (có vài chục chất men để tạo màu sắc khác nhau), dạc lò là độ nóng của lửa nung. Cũng có người giải thích dạc lò là hình dáng lò nung. Lò nung phải xây đúng cách để khi nung, độ nóng tỏa đều khắp thì sản phẩm mới đẹp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Liên
31 tháng 3 2021 lúc 21:20

Trả lời :

1 - Chịu thương chịu khó.

2 - Dám nghĩ dám làm.

3 - Quê cha đất Tổ.

4 - Muôn người như một

5 -Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

6 - Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu.

7 - Trọng nghĩa khinh tài

8 - Cáo chết ba năm quay đầu về núi.

9 - Lá rụng về cội.

10 - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

11 - Lên non mới biết non cao

Lội sông mới biết lạch nào cạn sâu.

12 - Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

13 - Xấu người đẹp nết.

14 - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

15- Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư....

Bạn tham khảo nha !!!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyen khanh huyen
Xem chi tiết
Phạm Thị Mai Anh Hương C...
Xem chi tiết

Lớp
 

Các thành ngữ tục ngữ 
được đưa vào

Nghĩa của thành ngữ, tục ngữ

Dạng bài

5

- Quê cha đất tổ
 
 
- Nơi chốn rau cắt rốn

- Nơi quê hương bản quán, nơi tổ tiên, ông cha đã từng sinh sống.
 
- Nơi mình sinh ra và gắn bó máu thịt với nó.
 

BT LT&C (Đặt câu với thành ngữ đã cho)

 
- Chịu thương chịu khó
 
 
- Dám nghĩ dám làm
 
 
- Muôn người như một
 
- Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của)

 
- Uống nước nhớ nguồn

 
- Chăm chỉ, cần mẫn, tần tảo làm ăn, không quản ngại khó khăn.
 
- Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến.
 
- Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động
 
- Quý trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền của.
 
 
- Biết ơn những người đã đem lại điều tốt đẹp cho mình.
 

BT LT&C (Các thành ngữ, tục ngữ bên nói lên tính chất gì của người Việt Nam ta? )

 
- Cáo chết ba năm quay đầu về núi.

- Trâu bảy năm còn nhớ chuồng.
 
- Lá rụng về cội.
 

 
- Con người dù đi đâu xa vẫn nhớ về quê hương, không bao giờ quên gốc tích.
 
 
- Dù đi đâu xa cũng cũng nhớ và tìm về quê cha đất tổ.
 

BT LT&C (Cho các câu tục ngữ và các nghĩa, chọn nghĩa thích hợp cho mỗi tục ngữ)

 
- Gạn đục khơi trong
 
 
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
   
 
 
- Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
 

 
- Tách bạch giữa cái tốt và cái xấu, loại bỏ cái xấu để ủng hộ, khẳng định cái tốt đẹp.
 
- Gần kẻ xấu bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu; gần người tốt thì học hỏi, tiếp thu được cái tốt, cái hay mà tiến bộ hơn.
 
- Khuyên anh chị em phải biết yêu thương đùm bọc nhau.

BT LT&C (Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ).

 
- Hẹp nhà rộng bụng
 
 
- Xấu người đẹp nết
 
 
- Trên kính dưới nhường

 
- Chỉ về tấm lòng con người, tuy không giàu có nhưng đối xử tốt với nhau.
 
- Tuy hình thức bên ngoài không đẹp nhưng tính nết tốt.
 
- Đối xử tốt với mọi người, đối với người trên thì kính trọng, đối với người dưới thì nhường nhịn.
 

BT LT&C (chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ).

- Ăn ít ngon nhiều
 
 
- Ba chìm bảy nổi
 
- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
 
 
 
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà;
 kính già, già để tuổi cho.
 

- Ăn cốt để thưởng thức món ăn: ăn ngon, có chất lượng.
 
- Cuộc đời gặp nhiều vất vả.
 
- Kinh nghiệm về thời tiết: Trời nắng có cảm giác nhanh đến trưa, trời mưa có cảm giác nhanh đến tối.
 
- Có lòng thương yêu kính trọng mọi người sẽ được mọi người quý mến và gặp tốt lành.

BT LT&C (Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ).

 
- Việc nhỏ nghĩa lớn.
 
 
- Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
 
- Thức khuya dậy sớm.
 

 
- Việc tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa về tinh thần, tình cảm lớn.
 
- Đề cao sự khéo léo
 
- Vất vả, cần cù, chăm chỉ làm ăn.

BT LT&C (Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ chấm).

 
- Muôn người như một.
 
- Chậm như rùa
 
- Ngang như cua
 
 
- Cày sâu cuốc bẩm

 
- Mọi người đều đoàn kết một lòng.
 
- Quá lề mề, chậm chạp
 
- Rất ngang bướng, nói năng cư xử khác lẻ thường, khó thống nhất ý kiến.
 
- Chăm chỉ, cần cù lao động trên đồng ruộng
 

BT chính tả (Điền tiếng có ua hoặc uô vào chỗ trống trong các thành ngữ)

 
- Cầu được, ước thấy
 
- Năm nắng, mười mưa
 
- Nước chảy đá mòn
 
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

 
- Đạt được điều mình thường mong mỏi, ước ao.
 
- Trải qua nhiều vất vả, khó khăn.
 
- Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.
 
- Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người.
 

BT chính tả (Điền tiếng có ưa hoặc ươ vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ.)

 
- Bốn biển một nhà
 
 
- Kề vai sát cánh
- Chung lưng đấu sức

 
- Người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một nhà, thống nhất về một khối.
 
- Đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng cgung sức gánh vác công việc quan trọng.
 

BT LT&C (Đặt câu với một trong những thành ngữ đã cho)

 
- Đông như kiến
 
- Gan như cóc tía
 
- Ngọt như mía lùi
 

 
- Rất đông người
 
- Gan góc, không biết sợ hãi
 
- Rất ngọt / Nói ngọt ngào, dễ nghe, dễ lọt tai.

BT chính tả (Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ)

 
- Lên thác xuống ghềnh
 
- Góp gió thành bão
 
- Nước chảy đá mòn
 
- Khoai đất lạ, mạ đất quen.

 
- Trải qua nhiều vất vả gian truân và nguy hiểm.

- Góp nhiều cái nhỏ yếu sẽ được cái lớn mạnh.

- Bền bỉ, quyết tâm thì việc dù khó đến mấy cũng làm xong.

- Kinh nghiệm trồng trọt: khoai ưa đất lạ (đất chưa trồng khoai), mạ ưa đất quen (đất đã gieo mạ nhiều lần)
 

BT LT&C (Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ các từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên).

 
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
 
 
- Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
                                                          
  
 
- Thắng không kiêu, bại không nản.
 
 
    - Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
   
   - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.

 
- Khi thiếu đói hoạn nạn được giúp đỡ kịp thời dù ít dù ít ỏi cũng đáng quý gấp nhiều lần được cho khi đ khi đã no đủ, yên ổn.
 
- Khuyên chúng ta phải biết đoàn kết, vì đoàn    kết g giúp ta có sức mạnh để bảo vệ cuộc sống, chia rẻ sẻ     rẻ làm ta cô độc, yêú ớt, khó bảo tồn được cuộc sống.

- Không kiêu căng trước những việc mình làm được, không nản chí trước khó khăn, thất bại.

- Khuyên mọi người phải biết giữ lời hứa.
 
 
- Đề cao phẩm giá hơn hình thức bên ngoài
 

BT LT&C (Tìm từ trái nghĩa để viết vào chỗ trống)

- Có mới nới cũ
 
 
- Xấu gỗ, tốt nước sơn.
 
 
- Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.

- Bội bạc, thiếu tình nghĩa; có cái mới, người mới thì quên cái cũ, người cũ.
 
- Bên ngoài hào nhoáng, bóng bẩy mà bên trong không ra gì.
 
- Một kinh nghiệm cầm quân đánh giặc: bên mình yếu thì phải dùng mưu kế.
 

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

- Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu.
 
 - Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng.
  
 
 - Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.
  
  - Cá không ăn muối cá ươn

Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.
  
     - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

       - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn gạo nhớ đâm xay dần sàng.
   
 - Lên non mới biết non cao

Lội sông mới biết sông nào cạn sâu.
  
 
 - Nói chín thì nên làm mười

Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.
  
  - Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở hãy còn ngây thơ.
 
 - Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
  
 - Con có cha như nhà có nóc

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
 

- Khuyên mọi người phải có tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau.

- Không được chủ quan, xem thường người khác.
 
- Khuyên những người có cùng một mối quan hệ phải có tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau.
 
- Con cái phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ, nếu không sẽ hư hỏng.
 
- Khuyên người ta phải nhớ ơn những người đã mang lại hạnh phúc, sung sướng cho mình.
 
 

- Trải nghiệm cuộc sống nhiều sẽ có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm trong cuộc sống.
 
 
 
 

 
- Khuyên người ta phải thực tế bắt tay vào công việc chứ không chỉ nói suông.
 
 
- Khuyên ta dạy con từ lúc còn nhỏ.
 
 
- Từ tay không mà mà dựng nổi cơ đồ mới thật tài giỏi, ngoan cường.
 
 
- Đề cao vai trò của người cha đối với con cái:

 Con cái có cha thì được che chở, đùm bọc, không có cha sẽ côi cút, khổ sở.

BT LT&C (Điền vào ô chữ theo gợi ý)

   
- Trai mà chi, gái mà chi
Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
   
    - Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.
(Một trai đã là có, mười nữ cũng bằng không)
 
- Trai tài gái đảm.
 
- Trai thanh gái lịch.

 
- Con trai hay con gái đều quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ (quan niệm đúng).
 
- Chỉ có một con trai cũng được xem là đã có con, có mười con gái cũng xem như chưa có con (quan niệm sai).
 
 
- Trai gái đều giỏi giang, đẹp đôi vừa lứa.
 
- Trai gái thanh nhã, lịch sự.
 

BT LT&C (Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ sau như thế nào? Em tán thành với câu a hay câu b)

 
- Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
 
- Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi.
 
- Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.

 
- Lòng thương con vô bờ bến, đức hy sinh, nhường nhịn của người mẹ.
 
 - Phụ nữ giỏi giang, đảm đang, giữ gìn sự yên ấm cho gia đình.
 
- Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
 

BT LT&C (Mỗi thành ngữ, tục ngữ sau nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam?).

 
- Tre già măng mọc
 
- Trẻ lên ba, cả nhà học nói.
 
 
- Trẻ người non dạ
 
 
- Tre non dễ uốn

 
- Lớp trước già đi có lớp sau thay thế.
 
- Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
 
- Còn ngây thơ dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.
 
- Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ sẽ dễ hơn.
 

BT LT&C: Chọn thành ngữ, tục ngữ với nghĩa (đã cho) thích hợp.

Bình luận (0)
phạm ngọc anh
9 tháng 6 2020 lúc 20:09

tên bn dài thế

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ly Võ Thị Bích
Xem chi tiết
phamphuonglinh2
8 tháng 4 2021 lúc 21:15

các câu ca dao thường gặp là:

nhai kĩ no lâu cày sâu tốt lúa,nhìn mặt bắt hình dong,chắc như đinh đóng cột,lên thác xuống gềnh,cha nào con nấy,con hơn cha là nhà có phúc,không thầy đố mày làm nên ,ăn cây nào rào cây đó,ăn cháo đá bát,bán anh em xa mua láng giềng gần,có công mài sắt có ngày nên kim

Bình luận (1)
Hoàng Minh Hiếu
21 tháng 4 2021 lúc 10:33

1/Tiên học lắc.Hậu học bay.Đập đá quay tay.Tu hành chính quả.

2/Giết gà,dọa khỉ.

3/Chó ăn đá.Gà ăn mắm tôm.

4/Lá lành đùm lá rách.Lá rách đùm lá nát.Lá nát nó đùm cái lá tả tơi.

5/Cứu một mạng người bằng xây bảy tháp phù đồ.

6/Vui lòng khách đến,vừa lòng khách đi.

7/Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió.

8/Trước lạ sau quen.

9/Với tôi tất cả là hư vô.Chỉ có cá khô là...ăn suốt

Bình luận (0)
Ngụy Anh Lạc
Xem chi tiết

1 - Chịu thương chịu khó.

2 - Dám nghĩ dám làm.

3 - Quê cha đất Tổ.

4 - Muôn người như một

5 -Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

6 - Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu.

7 - Trọng nghĩa khinh tài

8 - Cáo chết ba năm quay đầu về núi.

9 - Lá rụng về cội.

10 - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

11 - Lên non mới biết non cao

Lội sông mới biết lạch nào cạn sâu.

12 - Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

13 - Xấu người đẹp nết.

14 - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

15- Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

Nhiều lắm!

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 5 2019 lúc 5:51

Đoàn cán bộ Việt Nam có chuyến tới thăm trường tiểu học Lúc-xăm-bua.

Bình luận (0)
Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 3 2023 lúc 20:24

Gợi ý cho em:

1. Chè Thái, gái Tuyên

2. Thái Nguyên đệ nhất danh trà
Nước xanh như cốm đậm đà tình quê

...

Bình luận (0)
Native[VN]
13 tháng 3 lúc 12:31

mày cũng lên web này à quỳnh :)))))))))))))))))))))

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 10 2018 lúc 3:44

a, Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ tình là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng

b, Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát

c, Một số thủ pháp thường gặp trong ca dao trữ tình: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tiểu đối, nói giảm, câu hỏi tu từ ...

Bình luận (0)
sữa cute
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Phúc
31 tháng 8 2021 lúc 20:19

ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 5 VÒNG 1

Bài 1: Trâu vàng uyên bác.

Em hãy giúp Trâu vàng điền chữ cái, từ phù hợp vào ô trống.

Câu 1: Nghìn năm ...văn......... hiến                          

Câu 2: Quốc ...Tử......... Giám                        

Câu 3: Nơi chôn rau ......cắt....... rốn              

Câu 4: Cách mạng ....tháng......... Tám                         

Câu 5: Việt Nam ....Dân.......... chủ cộng hòa   

Câu 6: Văn M....i.......ếu                             

Câu 7: Quê cha ...đất....... tổ                                    

Câu 8: Trạng .......Nguyên....... Nguyễn Hiền         

Câu 9: Tiế....n....... sỹ                                  

Câu 10: Tổ ....q....... uốc                              

Câu 11: Người sống đống …vàng.                              

Câu 12: Bán sống bán …chết……….                                 

Câu 13: Cá không ăn muối cá …ươn…….                         

Câu 14: Cầm …cân… nảy mực                                

Câu 15: Cầm kì …thi….. họa                                           

Câu 16: Cây …cao…… bóng cả                              

Câu 17: Cây ngay không …sợ….. chết đứng          

Câu 18: Ăn …nên…… làm ra                                            

Câu 19: Buôn …may… bán đắt                                          

Câu 20: Chao nào ……. nấy                               

Câu 21: Ăn …ngon…..……… mặc đẹp

Câu 22: Công …cha…..…..nghĩa mẹ.

Câu 23: Anh …………...như thể chân tay.

Câu 24: Gần mực thì ………….gần đèn thì rạng

Câu 25: Một cây làm chẳng nên …….…..

Câu 26: Quê …………….…..đất tổ

Câu 27: Ăn cây nào ……….….cây ấy

Câu 28: Có công mài ……….….có ngày nên.. ….…

Câu 29: Chị ngã ……nâng

Câu 30: Một ……..….ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Bình luận (1)
Diệu Linh nguyễn
31 tháng 8 2021 lúc 20:30

 

Câu 1: Nghìn năm văn hiến                          

Câu 2: Quốc tử Giám                        

Câu 3: Nơi chôn rau cắt rốn rốn              

Câu 4: Cách mạng tháng Tám                         

Câu 5: Việt Nam dân chủ chủ cộng hòa   

Câu 6: Văn Miếu                             

Câu 7: Quê cha đất tổ                                    

Câu 8: Trạng nguyên Nguyễn Hiền         

Câu 9: Tiến sỹ                                  

Câu 10: Tổ quốc                              

Câu 11: Người sống đống vàng                             

Câu 12: Bán sống bán chết.                                 

Câu 13: Cá không ăn muối cá ươn                       

Câu 14: Cầm cân nảy mực                                

Câu 15: Cầm kì thi họa                                           

Câu 16: Cây cao bóng cả                              

Câu 17: Cây ngay không sợ chết đứng          

Câu 18: Ăn nên làm ra                                            

Câu 19: Buôn may bán đắt                                          

Câu 20: Cha nào con  nấy                               

Câu 21: Ăn ngon mặc đẹp

Câu 22: Công cha nghĩa mẹ.

Câu 23: Anh em như thể chân tay.

Câu 24: Gần mực thì đen gần đèn thì rạng

Câu 25: Một cây làm chẳng nên non

Câu 26: Quê cha đất tổ

Câu 27: Ăn cây nào rào cây ấy

Câu 28: Có công mài sắt có ngày nên kim

Câu 29: Chị ngã  em nâng

Câu 30: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Lan
23 tháng 9 2021 lúc 15:30

Câu 1: Nghìn năm văn hiến                          

Câu 2: Quốc tử Giám                        

Câu 3: Nơi chôn rau cắt rốn rốn              

Câu 4: Cách mạng tháng Tám                         

Câu 5: Việt Nam dân chủ chủ cộng hòa   

Câu 6: Văn Miếu                             

Câu 7: Quê cha đất tổ                                    

Câu 8: Trạng nguyên Nguyễn Hiền         

Câu 9: Tiến sỹ                                  

Câu 10: Tổ quốc                              

Câu 11: Người sống đống vàng                             

Câu 12: Bán sống bán chết.                                 

Câu 13: Cá không ăn muối cá ươn                       

Câu 14: Cầm cân nảy mực                                

Câu 15: Cầm kì thi họa                                           

Câu 16: Cây cao bóng cả                              

Câu 17: Cây ngay không sợ chết đứng          

Câu 18: Ăn nên làm ra                                            

Câu 19: Buôn may bán đắt                                          

Câu 20: Cha nào con  nấy                               

Câu 21: Ăn ngon mặc đẹp

Câu 22: Công cha nghĩa mẹ.

Câu 23: Anh em như thể chân tay.

Câu 24: Gần mực thì đen gần đèn thì rạng

Câu 25: Một cây làm chẳng nên non

Câu 26: Quê cha đất tổ

Câu 27: Ăn cây nào rào cây ấy

Câu 28: Có công mài sắt có ngày nên kim

Câu 29: Chị ngã  em nâng

Câu 30: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Bình luận (0)