Những câu hỏi liên quan
Hoa Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Như
24 tháng 8 2016 lúc 13:29

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niêm hoang mang của buổi tưu trường” là những dòng cảm xúc còn đọng mãi trong lòng người đọc về truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. Với ngòi bút đậm chất thơ nhẹ nhàng, lâng lâng, Thanh Tịnh đã khéo léo đưa người đọc ngược về với những khoảnh khắc tựu trường lần đầu tiên ấy. Tác giả đã khắc họa tinh tế cảm xúc nhân vật “tôi” một cách chân thực mà đầy xúc động.

“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ.

Một lối viết giản dị, nhưng đầy lôi cuốn Thanh Tịnh đã đưa người đọc vào một không gian trong lành và dịu êm nhất. Nhân vật tôi hoài tượng lại và “không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

Thật vậy, dòng cảm xúc từ trái tim lan tràn ra bên ngoài nghẹn ngào ở cổ họng khi nhớ về những ngày tháng đó.

Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã lâng lâng với khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”. Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên.

Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học.

Bằng cách diễn tả tâm lí nhân vật tinh tế, đầy lôi cuốn, tác giả đã tái diễn lại đoạn hội thoại giữa “tôi” và mẹ trong ngày đầu đến trường. Những ý nghĩ vừa ngây ngô vừa dễ thương khiến cho người đọc không thể nào quên được.

Cảm xúc của nhân vật “tôi” khi được đặt chân đến ngôi trường làng Mỹ Lý được tác giả tái diến chân thực, sinh động, giàu cảm xúc. Và lại có thêm một sự thay đổi, một sự so sánh giữa khoảng thời gian trước khi đi học. Chính sự so sánh sự khác nhau này khiến nhân vật “tôi” trưởng thành hơn. Ngôi trường trong mắt của cậu bé “trường mỹ lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Âp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Liệu rằng nhân vật ‘tôi” lo sợ điều gì? Có lẽ lo sợ vì những năm tháng ngồi trên ghé nhà trước có học tốt không, có vi phạm điều gì không và rất nhiều điều nữa. Một sự chân thật đến tinh nghịch.

Nhân vật “tôi’ đã tinh tế quan sát xung quanh “chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi, các cậu chỉ theo sức mạnh dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tưởng…” Hình như tâm trạng của những cậu bé lần đầu tiên đi học đều như nhau, ngơ ngác và sợ hãi.

Tuy nhiên hình ảnh thầy hiệu trưởng “hiền từ và cảm động” khiến cho nhân vật “tôi” và những cô cậu học trò khác cảm thấy yên tâm hơn. Hình ảnh thấy và tiếng trống trường trong buổi đầu tiên đi học đánh dấu một bước ngoặc mới trong cuộc đời của các em.

Đặc biệt “bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước” của người mẹ đã khiến cho nhân vật “tôi” can đảm và tự tin hơn. Những giọt nước mắt, những tiếng khóc thút thít ấy có lẽ là những khoảnh khắc neo giữ mãi trong lòng nhân vật “tôi”,hay nói đúng hơn là lòng tác giả một cách chân thực và sâu sắc nhất.

Hình ảnh tuổi thơ lúc ấy bỗng nhiên ùa về “tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỉ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy trong tâm trí thôi. Nhưng tiếng phấn của thày gạch mạnh trên bảng đen đưa tôi về cảnh thật”. Một dòng suy nghĩ trong sáng và đáng trân trọng của cậu bé sắp phải bước sang giai đoạn mới trong cuộc đời vì bài tập viết : Tôi đi học.

Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.

Hoa Nguyễn tham khảo bài này nha

Bình luận (2)
Cúncon Đángyêu
24 tháng 8 2016 lúc 19:43

câu giống câu hỏi của tớ mn viết đoạn văn 14 đong đc ko

Bình luận (2)
Avy_nguyen_:>
Xem chi tiết
Nu Hoang Bang Gia
Xem chi tiết
Phước Lộc
22 tháng 2 2018 lúc 17:47

Dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức số 1

1) Mở bài:

Chiếc đồng hồ báo thức là một vật dụng gần gũi với em nhất.

2) Thân bài:

- Đồng hồ có mặt trong gia đình em từ lâu lắm.

- Đồng hồ là một khối hình hộp chữ nhật.

- Vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, đế nhựa màu cánh gián bóng loáng.

- Mặt số màu trắng.

- Quanh mặt số có viền màu đen.

- Có bốn kim.

• Kim giờ to, ngắn.

• Kim phút nhỏ, dài hơn kim giờ.

• Kim giây bé nhất.

• Kim báo thức màu xanh nhạt

- Phía sau của đồng hồ có các nút để lấy'giờ.

- Mở nắp nhỏ phía sau là chỗ gắn pin.

- Tiếng kim chạy rất êm, đến gần nghe tích tắc, tích tắc.

- Tiếng nhạc chuông báo thức trong trẻo, ngân vang.

3) Kết bài:

- Chiếc đồng hồ luôn lặng lẽ đếm thời gian.

- Đồng hồ giúp em làm việc đúng giờ giấc

- Không để thời gian trôi đi vô ích.

Lập dàn ý miêu tả Cái đồng hồ báo thức số 2

1. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức. Từ đó “bác đồng hồ” đã trở thành người bạn thân thiết của cả gia đình em.

2. Thân bài:

- Tả bao quát:

+ Của nước nào sản xuất? Loại nào?

Đó là chiếc đồng hồ báo thức Nhật Bản, loại chạy bằng pin, hình tròn, đường kính khoảng 15cm.

- Tả từng bộ phận:

+ Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước?

Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa cao cấp màu xanh. Mép ngoài là một đường viền mạ kền sáng loáng.

+ Mặt đồng hồ: chữ số chỉ ngày, giờ, phút ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau như thế nào?

Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ, bên trên ghi các con số từ số một đến số mười hai.. Trên mặt đồng hồ còn có ba cây kim dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Đó là kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây.

Mặt sau đồng hồ có hai núm tròn nhỏ màu đen: núm điều chính giờ, núm hẹn giờ báo thức.

+ Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?

Nhờ đồng hồ mà cả gia đình em làm việc có giờ giấc.

Bản thân em, học tập và sinh hoạt theo một nề nếp quy định (giờ nào việc nấy).

Kết bài: Cảm nghĩ của em.

Em rất quý chiếc đồng hồ, thường xuyên giữ gìn, lau chùi cẩn thận

Dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức số 3

I. Mở bài : Giới thiệu chiếc đồng hồ nhà em (Ai mua? Vào lúc nào?)

- Nhân dịp đầu năm học mới

- Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức

II. Thân bài:

1) Tả bao quát: hình dáng, màu sắc, chất liệu

- Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây.

- Lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa

- Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên.

- Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng.

2) Tả chi tiết: mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, …..

- Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất ngộ nghĩnh.

- Có 12 chữ số màu trắng, viền đen

- Có bốn cây kim: kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức

- Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một cách đều đặn.

- Phía sau có một cái hộp màu đen chứa bộ máy chính.

III. Kết bài:

- Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày.

- Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ

- Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.

Dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức số 4

(1). Mở bài: Chiếc đồng hồ để báo thức đó em được nội tặng nhân ngày sinh nhật.

(2). Thân bài:

- Đồng hồ nhỏ nhắn hình khối vuông.

- Võ gỗ màu trắng ngà, đế võ màu nâu.

- Phần trên của mặt đồng hồ:

+ Màu vàng nhạt

+ Viền hoa khô.

- 4 kim chạy vòng quanh:

+ Kim giờ to, thấp, chạy chậm.

+ Kim phút nhỏ và dài hơn.

+ Kim giây bé nhất, chạy nhanh hơn cả.

+ Riêng kim báo thức màu xanh nhạt.

- Góc trái của mặt đồng hồ gắn hình chú gà trống.

- Đồng hồ chạy bằng pin.

- Tiếng kim chạy tích tắc, tích tắc.

- Báo thức bằng bản nhạc rộn rã.

(3). Kết bài:

- Chiếc đồng hồ là vật không thể thiếu trong gia đình em. Nội tằng đồng hồ là nhắc em không để thời gian trôi đi vô ích.

Bình luận (0)
Phước Lộc
22 tháng 2 2018 lúc 17:48

Dàn ý bài tập làm văn số 2 lớp 6 đề 1: Kể về việc tốt mà em đã làm

Mở bài:

Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

Việc tốt mà bạn đã làm là gì?Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?Có người khác chứng kiến hay không?Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?Em có vui khi làm công việc đó?Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

Bài văn mẫu 1: Kể về việc tốt em đã làm

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

Bài văn mẫu 2: Kể về việc tốt em đã làm

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

Bài văn mẫu 3: Kể về việc tốt em đã làm

Năm lớp Hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.

Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé! Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em... em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.

Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.

Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.

Bình luận (0)
Pain Atula đạo
22 tháng 2 2018 lúc 17:49

lớp t còn éo có đồng hồ cơ

việc tốt của  tao là thay vì chửi nhau mà hãy im lặng 

Bình luận (0)
Mạc Thiên Băng
Xem chi tiết
Phan Lâm Khôi
13 tháng 12 2020 lúc 8:07

- Bạn thích chi tiết nào, ở trong truyện gì.

- Chi tiết có gì đặt biệt

-Vì sao bạn thích?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mạc Thiên Băng
13 tháng 12 2020 lúc 21:17

mk thích chi tiết tiếng đàn ở chuyện Thạch Sanh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Khai Phong
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
29 tháng 11 2016 lúc 19:43
Mở bài:- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc - Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình. Thân bài:- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này): + Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng: +Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Kết bài:- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.Tham khảo nhé , chúc bn hok tốt !
Bình luận (0)
Cherry Vũ
29 tháng 11 2016 lúc 19:44
Mở bài:- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc - Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình. Thân bài:- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này): + Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng: +Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Kết bài:- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Bình luận (2)
Phương Thảo
29 tháng 11 2016 lúc 19:54

I. Mở bài

– Dẫn dắt:
+ Bác Hồ là nhà thơ lớn của dân tộc. Bác vừa đánh giặc vừa làm thơ.
+ Trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) Hồ Chủ tịch sống và hoạt động tại chiến khu Việt Bắc. Người có viết một số bài thơ chữ Hán (Thu dạ, Nguyên tiêu, Báo tiệp,…) và thơ tiếng Việt (Cảnh rừng Việt Bắc, cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy…).
Thu đông 1947, chiến dịch Việt Bắc diễn ra vô cùng ác liệt. Trong hoàn cảnh lịch sử hào hùng ấy, Bác Hồ đã viết “Cảnh khuya”.
-Trích dẫn:
“cảnh khuya” là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
– Chủ đề:
Bài thơ tả cảnh khuya suối rừng Việt Bắc, thể hiện niềm thao thức “lo nỗi nước nhà” của nhà thơ Hồ Chí Minh.

II. Thân bài

Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya suối rừng.
– Câu 1 tả tiếng suối chảy trong đêm khuya, tiếng suối rì rầm nghe rất “trong”, rất êm đềm. So sánh tiếng suối với tiếng hát xa, nhà thơ đã làm cho cảnh khuya không hoang vắng mà mang sức sống ấm áp của con người. Nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối chảy để làm nổi bật cảnh khuya thanh vắng. Đó là thủ pháp nghệ thuật của Đường thi: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.
Liên tưởng mở rộng:
+ “Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
(‘‘Côn Sơn ca” – Nguyễn Trãi)
+ “Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”
(“Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến)
– Câu 2 tả trăng, cổ thụ và hoa. Cảnh khuya núi rừng Việt Bắc đẹp thơ mộng, hữu tình. Chữ “lồng” được điệp lại hai lần gợi lên sự giao hòa, quấn quýt giữa cảnh vật. Thiên nhiên tạo vật được nhân hóa mang tình người. Cách tả, cách nhìn của nhà thơ đối với thiên nhiên tạo vật rất ấm áp, âu yếm yêu thương. Câu thơ trăng tràn ngập ánh sáng. Nghệ thuật lấy tối (bóng cổ thụ) để tả sáng (trăng, hoa) cũng là bút pháp Đường thi rất điêu luyện, tinh tế:
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Liên tưởng mở rộng:
“Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng lioa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu !”
(“Chinh phụ ngâm”)
Cảnh khuya chiến khu Việt Bắc với bốn nét vẽ (suối, trăng, cổ thụ, hoa) chấm phá, tả ít gợi nhiều làm hiện lên cái hồn cảnh vật núi rừng một đêm thu về khuya hơn 50 năm về trước, “cảnh khuya” mang vẻ đẹp cổ điển. Nó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại, một tình yêu thiên nhiên chan hòa, dào dạt của nhà thơ Hồ Chí Minh trong kháng chiến gian khổ.
Hai câu thơ 3, 4 thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình của thi nhân:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
– Hai chữ “chưa ngủ” là nỗi thao thức, là tâm trạng. “Chưa ngủ” vì “cảnh khuya như vẽ” đã dẫn hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. “Chưa ngủ” còn vì một nỗi sâu xa hơn vì “lo nỗi nước nhà”. Hai câu cuối bài “cảnh khuya” đã diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Ở đây tâm hồn thi sĩ đã chan hòa với lí tưởng chiến sĩ như Bác đã nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”.
– Hai chữ “chưa ngủ” cuối câu 3 được điệp lại ở đầu câu 4, trong thi pháp cổ gọi là biện pháp liên hoàn, có tác dụng làm cho thơ liền mạch, giàu nhạc điệu, đồng thời diễn tả âm điệu “chưa ngủ” triền miên, nhịp nhàng như dòng chảy của cảm xúc, của tâm tình giữa cảnh khuya suối rừng.
-Tâm trạng “lo nỗi nước nhà” là tình cảm “ưu ái” của Hồ Chủ tịch, rất sâu sắc mãnh liệt, được nói đến nhiều trong thơ văn của Người thời kháng chiến:
“Lòng riêng riêng những bàn hoàn
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng”
(“Đi thuyền trên sông Đáy” – 1949)

III. Kết bài

– “Cảnh khuya” là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất, hay nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Vẻ đẹp màu sắc cổ điển kết hợp tài tình với tính thời đại.
– Cảm hứng thiên nhiên trữ tình hòa hợp, chan hòa với cảm hứng yêu nước.
– Bài thơ phản ánh một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của một nhà thơ chiến sĩ suốt đời hy sinh phấn đấu cho độc lập, tự do của đất nước
và hạnh phúc của nhân dân. “Cảnh khuya” là bài tứ tuyệt kiệt tác mênh mông, bái ngát tình.

Bình luận (2)
Hoan Nguyen
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Châu
Xem chi tiết
➻❥แฮ็กเกอร์
15 tháng 5 2019 lúc 21:56

Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Đại Đình yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học

Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới: trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.

Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.

Vào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi, nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.

Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.

Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.

‘‘Mái trường ơi, xin cho em được gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu .Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối 1,2,3,4. Sẽ có một ngày em trở về nơi đây…’’

Bình luận (0)
~~~ * Bé Bánh Bao Đáng Y...
15 tháng 5 2019 lúc 22:00

     Thời gian thấm thoát thôi đưa , mơi ngày nào em còn nép sau lưng mẹ đi dự buổi lễ khai giảng hồi lớp 1 mà bây giờ sắp phải nói lời chia  tay , lời tạm biệt với mái trường Tiểu học thân yêu .

Bình luận (0)
Lê Vũ Thục 	Linh
Xem chi tiết
𝚃̷ ❤𝚇̷❤ 𝙷̷
1 tháng 10 2021 lúc 7:26

Ngôi trường em đang học với bàn ghế trong lớp học được sắp xếp gọn gàng, tủ đồ dùng học tập xinh xắn. Phía trên tấm bảng đen là khẩu hiệu: “Thi đua dạy thật tốt, học thật tốt”. Vì vậy, chúng em luôn tuân thủ quy định của nhà trường và nghe lời cô giáo.

Ngôi trường của em đang học có nhiều bóng mát cây xanh và ghế đá ở sân trường, em yêu quý trường của em và em luôn đến trường mỗi ngày để được học cùng bạn bè của em.

Vào giờ ra chơi, chúng em như đàn chim vỡ tổ, ùa ra sân chơi với nhau các trò chảy dây, đánh bóng dưới những tán cây phượng ngoài sân. Thích nhất là được nhặt hoa phượng ép vào trang vở mỗi khi hè về.

Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không xả rác để ngôi trường của em luôn sạch sẽ.

Em rất yêu ngôi trường em đang học, em tự nhủ phải cố gắng học thật tốt để không phụ lòng thầy cô giáo đã dạy dỗ em nên người.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa