em hieu cau tuc ngu '' tot go hon tot nuoc son ''
dat cau voi thanh ngu tuc ngu sau
-tot go hon tot nuoc son
-an voc hoc hay
-mau chay ruot mem
Người xưa khuyên con cháu rằng''tốt gỗ hơn tốt nước sơn''
-Các bạn học sinh cần học theo ''ăn vóc học hay''
-Mẹ thương con đạt diện cho câu''máu chảy ruột mềm''
-Người xưa khuyên con cháu rằng''tốt gỗ hơn tốt nước sơn''
-Các bạn học sinh cần học theo ''ăn vóc học hay''
-Mẹ thương con đạt diện cho câu''máu chảy ruột mềm''
hay viet 1 doan van dai it nhat 7 cau ban ve cau tuc ngu tot go hon tot nuoc son trong do su dung it nhat 1 cau rut gon
giup minh nhe minh dag can gap neu ai xong truothi minh se tick cho
Câu này tuy ngắn ngọn nhưng nó mang ý nghĩa rất sâu sắc và là một kinh nghiệm sống quý báu mà ông bà ta để lại. “Gỗ “là chất liệu để đóng bàn, ghế, tủ quần áo.”Nước Sơn” là dụng cụ để quét lên cho bàn ghế đẹp hơn, bền hơn. Tuy nghĩa đen là thế nhưng thật chất ý nghĩa sâu sắc của nó là khuyên người ta không nên nhìn hình thức bên ngoài mà đánh giá phẩm chất thật sự của một con người.
Khi đánh giá một vật ta không nên nhìn hình thức của nó mà hãy xem chất lượng của nó. Nhiều người khi đi mua bàn ghế chỉ lo nhìn bề ngoài thấy đẹp là mua nhưng không biết đằng sau hình thức đẹp đẽ đó là một thứ gỗ mục nát. Một sản phẩm tuy bề ngoài không đẹp nhưng chất lượng thì đem về rất hữu dụng và còn xài được bền nữa. Vì vậy chất lượng là cái quan trọng nhất. Trong cuộc sống ta cũng vậy, không ai hoàn chỉnh về cả hình thức và nội dung. Có những người bề ngoài bảnh bao nhưng suốt ngày chỉ biết đi lừa bịp người khác. Có những người nhìn vẻ ngoài tầm thường nhưng bên trong lại là một người hiểu biết, thông minh. Một người con gái đẹp nhưng nói năng vô lễ không tôn trọng ai thì chỉ bị người ta khinh thường. Còn một người bình thường nhưng nói năng lễ phép, thông minh tài giỏi thì vẫn được người đời kính trọng. Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên đạo đức và tại năng của người đó vì đó là cái giá trị thật sự của một con người.Nhưng trong thực tế đôi khi hình thức và nội dung đi chung thì rất là đẹp. Một món hàng vừa đẹp vừa chất lượng thì ai nhìn cũng thích. Một người ăn mặc lịch sự nói năng lịch, thông minh tài giỏi thì ai nhìn vào cũng mến. Do đó cái đẹp lý tưởng chính là khi có cả nội dung và hình thức.câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn “muốn khuyên ta không được đánh giá người khác chỉ bằng hình thức bên ngoài mà còn phải xem xét nội dung – phẩm chất, tài năng của người đó vì đó là giá trị chân chính của một con người. Và chúng ta phải sống bằng chính thực lực của mình không được lừa dối, giả tạo với mọi người.
cau tuc ngu nao co nghia hinh thuc thuong thong nhat voi noi dung.
chet vinh con hon song nhuc
nguoi thanh tieng noi cung thanh
trong mat ma bat hinh dong
tot go hon tot nuoc son
giup mih voi
em hieu the nao la tot go hon tot nuoc son
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn ý nói đến phẩm chất,lối sống cần có ở mỗi con người. Không nên chú trọng vẻ bề ngoài mà đánh mất phẩm chất bên trong. Qua đó, khuyên chúng ta nên sống giản dị phù hợp với xã hội ,với chính bản thân mk.
Từ xưa tới nay, tục ngữ đã cho ta bao lời khuyên, bao kinh nghiệm quý giá. Một trong những kinh nghiệm bổ ích đó là mối quan hệ giữa phẩm chất đạo đức con người với hình thức bề ngoài. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Tước tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.
Tại sao ông cha ta lại nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:”? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, quả không sai. Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn.. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung.
Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt ? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để hoàn thiện nhân cách của người học trò ….Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.
Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.
giai thich ngan gon mot so cau tuc ngu sau a,muon biet phai hoi muon gioi phai hoc b, ko co cay ko co thoc hoc khong biet chu c, tot go hon tot nuoc son d gan muc thi den gan den thi sang e con dang dong vua trong vua chay con dang nam vua lam vua choi f an khong nen doi noi khong nen loi
giup minh nhe minh dang can gapViet 1 cau ca dao tuc ngu noi den chuyen tot dep cua dat nuoc ta
neu noi dung y nghia cua cac cau tuc ngu sau A.Lat mem buoc chat B.Nguoi dep vi lua,lua tot vi phan
A. Ý nghĩa của câu tục ngữ này là những người có thái độ nhẹ nhàng, lịch sự thì sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn nhưng người khó tính. Trong công việc để có nhiều thuận lợi hơn thì ta phải biết cách cư xử với người khác sao cho nhẹ nhàng, lịch sự chứ đừng chỉ chăm chăm tự cao tự đại mà quát tháo người khác mà dẫn đến thất bại. Khi bạn ăn nói nhẹ nhàng lịch sự sẽ khiên đối phương cảm thấy được tôn trọng và quan hệ sẽ trở nên gần gũi hơn. Vì thế mà hãy biết mềm mỏng và nhẹ nhàng hơn trong mọi tình huống. B. Lúa có được chăm bón mới trở nên tươi tốt cũng như việc áo quần bằng lụa là làm cho người mặc trở nên xinh đẹp hơn, sang hơn. Cách so sánh của ông cha ta nghe có vẻ "thô" nhưng lại rất cụ thể và hóm hỉnh khi nói về kinh nghiệm canh tác này. Giống như việc người ta trở nên đẹp hơn nhờ lụa là thì chúng ta cũng phải biết chăm bón cẩn trọng cho lúa để thu được vụ mùa bội thu.
tim nhung cau thanh ngu tuc ngu ca ngoi ve dep cua pham chat ben trong a)tot go hon tot nuoc son b) dep nhu tien c)cai net danh che ca dep d)dep nhu tranh
Đáp án là A.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn;
Đáp án là C.Cái nết đánh chết cái đẹp.
Bai 1:giai thich nghia cau tuc ngu
a, mot mieng khi doi bang mot goi khi no
b,mot giot mau dao hon ao nuoc la
c,nguoi ta la hoa dat
Bai 2: viet mot doan van ngan neu cam nghi cua em ve mot trong ba cau tuc ngu tren
1a: Khi khó khăn đói rách mà có ai tỏ lòng thương cảm,cho mình lót dạ một miếng thì đã thấy cảm động lắm thay .
Khi đã giàu có rồi, chúc tụng nhau và tặng nhau những báu vật có giá trị ngàn vàng cũng không thể bằng cái thuở cơ hàn mà có người động lòng giúp đỡ < dù chỉ là tài sản nhỏ xíu > .Ý bóng ý thực cũng đều hay cả,khuyên ta nên tôn trọng những người gia ân giúp đỡ mình trong lúc khó khăn .
Câu này cũng gần giống như câu được mùa chớ phụ ngô khoai ,đến khi thất bát lấy ai bạn cùng vậy -tư tưởng giáo dục con người ta phải biết trân trọng sự giúp đỡ khi khó khăn,mang ơn sâu nghĩa nặng những ai đã giúp đỡ mình trong hoàn cảnh gian nan bạn ạ .
a)Khi người lâm vào hoàn cảnh khó khăn , hoạn nạn như bị thiên tai bão lũ chẳng hạn , giúp đỡ nhau khi đó tuy rất ít nhưng giá trị bằng rất nhiều khi bình thường.
cam nghĩ: cau c
"Người ta là hoa đất" là một câu tục ngữ nói tới giá trị cao quý của con người. Ngày xưa, đất là vốn quý của người nông dân vì có đất thì mới có thể làm ăn sinh sống. "hoa đất" là những gì đệp đẽ, cao quý được kết tinh từ đất.
Nhìn những hạt đất tuy xấu xí nhưng nó lại là nguồn sống của vạn vật, mang lại màu xanh cho thế giới, chẳng thế mà người ta đã gọi là "Đất Mẹ".
Đất cao quý, quan trọng như thế thì hoa đất lại càng đẹp hơn cả. Con người được ví như hoa đất có nghĩa con người mang trong mình những giá trị đẹp đẽ.
ĐỌc câu tục ngữ này ta thấy thêm yêu quý giá trị của con người và cảm thấy càng phải phấn đấu nhiều hơn nữa để khẳng định giá trị của mình.
Mình chỉ trình bày sơ qua những hiểu biết của mình về câu tục ngữ này, mong có thể giúp bạn hiểu hơn về nó.
Chúc bạn vui
Bài 1: Giải thích câu tục ngữ:
a) Một miếng khi đói bằng 1 gói khi no:
Khi đã khá giả, tặng nhau những báu vật có giá trị ngàn vàng cũng không thể bằng cái thuở cơ hàn mà có người động lòng giúp đỡ (dù chỉ là tài sản nhỏ xíu). Ý bóng ý thực cũng đều hay cả, khuyên ta nên tôn trọng những người gia ân giúp đỡ mình trong lúc khó khăn.
b) Một giọt máu đào hơn ao nước lã: Giọt máu đào”nghĩa ẩn dụ là những người có quan hệ huyết thống với nhau. “Ao nước lã”được hiểu là những người xa lạ, người dưng. Nếu có một người nào đó trong gia đình gặp chuyện bất trắc thì ta luôn bồn chồn, lo lắng hơn là người dưng gặp nạn. Người thân cùa chúng ta là những người hết lòng giúp đỡ yêu thương đùm bọc ta thì khi gặp chuyện không may ta lo lắng hơn là đối với những người không thân thuộc.
c, Người ta là hoa đất: Khẳng định con người chính là hội tụ tất cả những tinh hoa của đất trời ban tặng cho mỗi chúng ta, con người là trung tâm, không có con người thì mọi thứ đều trở nên vô nghĩa, không có sự sống, giá trị của con người được khẳng định cao.
Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một trong ba câu tục ngữ trên:
"Người ta là hoa đất"
Câu tục ngữ đã nói lên giá trị của con người bằng cách sữ dụng những hình ảnh của thiên nhiên đầy màu sắc. cái quan tâm đầu tiên đó là con người, đã được câu tục ngữ nhấn mạnh bằng hương sắc của thiên nhiên và nó được nâng cao quý trọng. với danh từ này, con người đã được nhân hóa thành những vật cao quý có giá trị muôn đời.
Các hình ảnh được câu tục ngữ ẩn dụ tạo nên pháp biến hình muôn màu sắc. mới đầu con người được ví như là hoa. Hoa ở đây mà một loại có hương thơm tỏa ngát, nhẹ nhàng trong lành bên những bầu không khí đầy gợi cảm . ở đây con người được ẩn dụ vậy làm cho con người thêm có giá trị, con người đã được nâng cao, tỏa sáng bằng những hương hoa ngào ngạt đầy gợi cảm.
Hình ảnh thứ hai con người được ví như là đất. ở đây có nghĩa là con ngừi có thể làm ra tất cả. con người còn là có thể mọi vật sẽ được tươi tốt hơn. Nếu con gười mất rồi thì cái gì cũng không thể làm nên được. người ta có câu: tấc đất tấc vàng. Đất được ví như vàng thì con người có thể nói nói quý giá hơn giá trị của vàng. Bên cạnh đó, câu tục ngữ đã nâng cao giá trị tạo cho con người có một chổ đứng đầy những lý tưởng mang những tầm vóc khác nhau qua từng thời đại.
Câu tục ngữ người ta là hoa đất đã mang một giá trị cao hơn, con người có thể vận dụng những khả năng của mình để tô thắm cho đời. bằng trí thông minh, trí tưởng tượng, bẵng những nét văn hóa đậm đà bản sắc à con ngừi mang lại. giá trị của con người là thế đó. Ông cha ta đã nâng được giá trị của con người, những phẩm chất tốt đẹp nhất.
Qua câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khẵng định giá trị của con người trong thiên nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày nay bẵng những hình ảnh ẩn dụ mà cụ thể. Đó là những hương hoa tiết ngọc của thiện nhiên. Và khẳng định được vị thế của con người muốn chúng ta phải tôn trọng người khác như chính bản thân mình. Và nâng niu họ như hoa, như đất.
Đây là một câu tục ngữ có triết lí sâu sắc về con người, về những phẩm giá tốt đẹp của con người. và tầm quan trọng của con người trong thiên nhiên trong xa hội ngày nay.