Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thành Trung
Xem chi tiết
No name
18 tháng 1 2018 lúc 21:33

Nghĩa quân quyết định vây các thành (trong đó có Thành Đông Quan) và diệt viện binh địch. Trước tình thế quân đồn trú trong các thành có thể bị tiêu diệt hoàn toàn, Nhà Minh vội điều quân tăng viện, ứng cứu, do Mộc Thạnh và Liễu Thăng chỉ huy tiến vào nước ta theo hai đường Vân Nam và Quảng Tây. Qua phân tích, đánh giá kỹ tình hình, Bộ Thống soái quyết định chọn đạo quân Quảng Tây do Liễu Thăng chỉ huy làm đối tượng tác chiến chủ yếu. Bởi lẽ, đạo quân này tuy có nhiều ưu thế, mạnh hơn, nhưng nếu bị tiêu diệt thì đạo quân Vân Nam dù không bị đánh cũng tự phải rút chạy. Nhiệm vụ đặt ra cho Nghĩa quân lúc này là phải tiếp tục vây hãm các thành, không cho địch hợp quân với viện binh; đồng thời, nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt (dựng rào, đắp luỹ); chọn những địa bàn hiểm yếu, “thuận” đối với ta, nhưng lại “nghịch” đối với địch để bố trí lực lượng mai phục; thực hiện nhiều mưu, kế, lừa, dụ địch vào thế trận đã bày sẵn để tiêu diệt. Với sự phân tích, đánh giá và nghệ thuật dùng binh tài tình, độc đáo của Lãnh tụ Nghĩa quân, chúng ta đã làm nên một trận Chi Lăng - Xương Giang lịch sử, thất kinh, bạt vía quân thù.

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Hằng
18 tháng 1 2020 lúc 0:50

Thứ nhất, đạo quân của Liễu Thăng có tiềm năng nguy hiểm hơn đạo quân Vân Nam, đạo quân này sẽ tiến vào Đông Quan cứu viện rất nhanh nếu không bị chặn.

Thứ hai, đường tiến quân của đạo quân Liễu Thăng là trục đường rất quan trọng, là một tuyến giao thông truyền thống từ xưa, lượng dân cư, thành trì dọc đường nhiều, quân Minh sẽ dễ phối hợp, hội quân với nhau nên ta phải chặn đánh trước.

Thứ ba, hành quân lên ải Chi Lăng thuận lợi hơn, quân ta sẽ được hỗ trợ nhiều hơn, vì đoạn đường đạo quân từ Vân Nam tiến xuống là địa bàn của các dân tộc thiểu số, từ trận địa đến đường hành quân, cũng như địa bàn tác chiến quân ta không thể nắm rõ hết, phụ thuộc nhiều vào đồng bào dân tộc.

Thứ tư, khu vực ải Chi Lăng là một trong những ải quan trọng nhất của nước ta, quân ta qua các đời thường xuyên đóng quân ở đây nên khả năng thuộc địa hình, địa bàn, được nhân dân ủng hộ sẽ lớn và thuận lợi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Nhi Trần Nguyễn
Xem chi tiết
Bùi Đình Phúc 7/2
27 tháng 3 2022 lúc 9:53

 Nghĩa quân quyết định vây các thành (trong đó có Thành Đông Quan) và diệt viện binh địch. Trước tình thế quân đồn trú trong các thành có thể bị tiêu diệt hoàn toàn, Nhà Minh vội điều quân tăng viện, ứng cứu, do Mộc Thạnh và Liễu Thăng chỉ huy tiến vào nước ta theo hai đường Vân Nam và Quảng Tây. Qua phân tích, đánh giá kỹ tình hình, Bộ Thống soái quyết định chọn đạo quân Quảng Tây do Liễu Thăng chỉ huy làm đối tượng tác chiến chủ yếu. Bởi lẽ, đạo quân này tuy có nhiều ưu thế, mạnh hơn, nhưng nếu bị tiêu diệt thì đạo quân Vân Nam dù không bị đánh cũng tự phải rút chạy. Nhiệm vụ đặt ra cho Nghĩa quân lúc này là phải tiếp tục vây hãm các thành, không cho địch hợp quân với viện binh; đồng thời, nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt (dựng rào, đắp luỹ); chọn những địa bàn hiểm yếu, “thuận” đối với ta, nhưng lại “nghịch” đối với địch để bố trí lực lượng mai phục; thực hiện nhiều mưu, kế, lừa, dụ địch vào thế trận đã bày sẵn để tiêu diệt. Với sự phân tích, đánh giá và nghệ thuật dùng binh tài tình, độc đáo của Lãnh tụ Nghĩa quân, chúng ta đã làm nên một trận Chi Lăng - Xương Giang lịch sử, thất kinh, bạt vía quân thù.

Bình luận (1)
Lê Thị Ngọc Hiến
Xem chi tiết
Đỗ Hoàng Tâm Như
13 tháng 5 2022 lúc 12:42

Tham Khảo

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1418 - 1427), với tư tưởng quân sự thiên tài, Nguyễn Trãi đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Trong đó, nghệ thuật “tâm công” là một trong những nét nổi bật.

Trong Lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi là một nhà hoạt động chính trị, quân sự và ngoại giao lỗi lạc, nhưng trước hết và bao trùm ông là nhà tư tưởng. Tư tưởng xuyên suốt và chi phối toàn bộ hoạt động của Nguyễn Trãi là tư tưởng “nhân nghĩa”, “đại nghĩa”, “chí nhân”. Trên nền tảng tư tưởng “nhân nghĩa” ấy, tư tưởng quân sự của ông gồm hệ thống tri thức toàn diện và sâu sắc, phương pháp xem xét thời cuộc, phân tích cục diện chiến tranh có tính biện chứng, khoa học. Nó không những có ý nghĩa trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật để chiến thắng quân xâm lược ở thế kỷ XV, mà còn có giá trị to lớn đối với các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm sau này và làm phong phú thêm kho tàng tư tưởng, nghệ thuật quân sự của dân tộc. Đến với khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã dâng thủ lĩnh Lê Lợi cuốn “Bình Ngô sách”; trong đó, bao gồm những phương lược cơ bản để đánh đuổi quân Minh. Đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là đã giúp Lê Lợi xây dựng và thực hiện một đường lối đấu tranh tổng hợp, toàn diện, trên các mặt: đánh bằng quân sự, đánh bằng sức mạnh của quần chúng nổi dậy, thu đất giành dân, phá chính quyền địch, lập chính quyền ta và đặc biệt là “đánh vào lòng quân địch” - “tâm công”. Nghệ thuật “tâm công” là một đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi và được thể hiện rõ nét trên những nội dung cơ bản sau:

1. Coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, thực hiện “không đánh mà thắng”. Trong khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phát triển lên chiến tranh giải phóng, cùng với việc bày mưu kế để giành thắng lợi to lớn trên chiến trường, Nguyễn Trãi hết sức coi trọng mặt trận đấu tranh chính trị, ngoại giao và binh vận với quân Minh. Ông thường xuyên theo dõi sát những biến động nội tình nước địch; hiểu thấu đáo tâm lý, tư tưởng của từng viên tướng và quan quân nhà Minh trên chiến trường. Trên cơ sở đó, nhân danh Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã chủ động viết trên 60 bức thư cho bọn chỉ huy quân Minh, như: Vương Thông, Sơn Thọ, Phương Chính, Thái Phúc, Lương Nhữ Hốt, Dã Tung, Liễu Thăng,… để lên án bọn xâm lược và dụ hàng chúng. Đánh vào tinh thần quân địch với những lá thư tố cáo tội ác, vạch trần luận điệu lừa bịp “Phù Trần diệt Hồ” cũng là phát huy chính nghĩa dân tộc, tập hợp mọi lực lượng trong cả nước để xây dựng lực lượng từ không đến có, từ yếu đến mạnh là hoàn toàn phù hợp với quy luật của các cuộc khởi nghĩa vũ trang, cuộc chiến tranh nhân dân chống lại sự thống trị của kẻ ngoại xâm.                  

Theo quan điểm của Nguyễn Trãi, đánh vào tinh thần là thứ nhất, đánh vào thành trì là thứ hai. Thực tiễn cho thấy, trong 15 thành quân Minh trấn giữ, Nghĩa quân chỉ tiêu diệt 02 thành bằng bạo lực vũ trang, số còn lại đều bằng vận động chính trị, dụ hàng hoặc buộc địch phải giao nộp thành trì. Với kết quả này, Nguyễn Trãi vừa tránh cho nghĩa quân Lam Sơn chỗ mạnh của quân Minh trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, vừa tiết kiệm xương máu binh sĩ để kháng chiến lâu dài. Số văn kiện phục vụ cho đấu tranh ngoại giao, binh vận, Nguyễn Trãi viết trong cuộc kháng chiến chống Minh khoảng 76 văn bản. Buông ngòi bút ra, Nguyễn Trãi còn là người lính xung kích, ông từng đến thành Tam Giang (Việt Trì, Phú Thọ) để chiêu dụ quân lính và tướng giữ thành là Lưu Thanh ra hàng. Tương tự, tướng Minh là Thái Phúc giữ thành Nghệ An, đã nghe theo lời khuyên có tình có lý của Nguyễn Trãi mà mở cửa thành ra hàng trong thế địch còn đang mạnh.         

2. Tích cực kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền - những người lầm đường lạc lối quay về với chính nghĩa. Đây là “mũi tiến công” quan trọng, góp phần làm suy yếu nhanh chóng chế độ đô hộ của nhà Minh. Bởi lẽ, trong 10 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã xây dựng được một hệ thống ngụy quân, ngụy quyền - một lực lượng đáng kể tiếp tay cho giặc đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Để công tác này được hiệu quả, tư tưởng chủ đạo của ông là bằng mọi cách phân hóa, thức tỉnh, thuyết phục họ trở về với chính nghĩa dân tộc, quay giáo đánh vào quân giặc. Trong một bức thư gửi cho ngụy quân, ngụy quyền ở thành Điêu Diêu - thành tiền tiêu trong hệ thống thành trì, đồn bốt bảo vệ thành Đông Quan, Nguyễn Trãi viết: “Người xưa nói: “Quạ đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú còn thế, huống chi là người?... Bọn các ngươi nếu biết rửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng, thì không những rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các ngươi lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sư, thì khi hãm thành, tội ác các ngươi tất nặng hơn giặc Ngô đấy”1. Nguyễn Trãi hiểu rất rõ rằng, không phải tất cả các ngụy quân, ngụy quyền đều mất hết ý thức dân tộc, nên trong tư tưởng và hành động, ông chú ý khơi dậy ở họ lòng yêu giang sơn, Tổ quốc để có hành động thích hợp, góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước.  Chính sách đối xử với ngụy quyền, ngụy quân do Nguyễn Trãi vạch ra đậm chất nhân văn và hết sức cụ thể. Một mặt, ông cam kết bảo đảm tính mạng cho họ, gia đình, vợ con họ được đối xử tử tế, nhà cửa, tài sản riêng không bị xâm phạm. Mặt khác, ông xem xét phải trái những chuyện đắc thất của cổ nhân, để bày tỏ hòa hảo thân tình trước sau như một của Nghĩa quân, v.v. Hiệu quả của chính sách này khiến giặc Minh phải thừa nhận “Binh sĩ Việt còn nhớ tục xưa”, nghĩa là thừa nhận ngụy quân vẫn còn tinh thần dân tộc, nên nhiều nơi quân sĩ Việt đã giúp nhân dân nổi dậy và làm binh biến.

3. Mở lượng khoan hồng đối với quân địch thất bại, giữ tình hòa hiếu lâu dài giữa hai nước. Ngay từ đầu cuộc Khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã chủ trương vừa đánh, vừa tiếp xúc, trao đổi thư từ với các tướng lĩnh và triều đình nhà Minh; từ đó, diễn ra có đánh, có hòa, đấu tranh có lý, có tình với nội dung có sức thuyết phục cao, phù hợp với tâm lý, tư tưởng của những đối tượng khác nhau, làm cho chúng phải nể phục, nên dụ hàng được cả đạo quân viễn chinh của nhà Minh. Tha cho 10 vạn quân Minh về nước, Nguyễn Trãi hiểu rất rõ tính chất và đặc điểm của mối quan hệ bang giao giữa hai nước, nhất là đối với triều đình nhà Minh - láng giềng nước lớn của Việt Nam qua những tập quán thông thường diễn ra hàng thế kỷ. Vì thế, Hội thề Đông Quan là một hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Tại Hội thề, tướng giặc là Vương Thông và 10 vạn quân sĩ nhà Minh đều phải lần lượt thề trước nghĩa quân Lam Sơn và nhân dân nước ta trước khi rút về nước. Nội dung lời thề không chỉ là rút nhanh, rút hết mà chủ yếu là không bao giờ quay lại xâm lược nước ta một lần nữa và khi về đến Trung Quốc cũng phải tâu lên với triều đình Nhà Minh như vậy. Đây có thể được gọi là một “Hiệp ước hòa bình” giữa hai nước có chiến tranh. Sử cũ ghi lại, trước ngày lên đường về nước, Vương Thông đã sang chào từ biệt đại bản doanh của Nghĩa quân và ở lại một đêm cùng các lãnh tụ và tướng lĩnh Lam Sơn vui chơi, trò chuyện rất cởi mở, thân mật. Sáng hôm sau, Vương Thông lên đường, các lãnh tụ Nghĩa quân tiễn tặng rất trọng hậu: trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ và nhiều tặng vật khác. Không chỉ tướng lĩnh mà cả 10 vạn hàng binh địch đều rất cảm động, vui sướng trước thái độ khoan hồng, nhân đạo và cử chỉ cao đẹp của quân đội và nhân dân Đại Việt. Đường lối kết thúc chiến tranh ấy đã trở thành kinh nghiệm quý trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta sau này.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nghệ thuật “tâm công” trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự, cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng, phát triển.

Bình luận (0)
Thúy Lư Lê Đàm
Xem chi tiết
meme
17 tháng 9 2023 lúc 19:46

Để tiêu diệt quân Minh, nghĩa quân Lam Sơn đã thực hiện nhiều chiến lược và mưu kế thông minh. Trong trận Chi Lăng - Xương Giang, Lê Lợi đã quyết định tiêu diệt quân Liễu Thăng trước vì mục tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh tan lực lượng viện binh quân Minh. Việc tiêu diệt quân Liễu Thăng trước đã tạo ra một sự chia rẽ trong lực lượng quân Minh và làm suy yếu động lực chiến đấu của họ.

Bình luận (0)
khoi nguyen
Xem chi tiết
︵✰Ah
21 tháng 1 2021 lúc 21:21

Thứ nhất, đạo quân của Liễu Thăng có tiềm năng nguy hiểm hơn đạo quân Vân Nam, đạo quân này sẽ tiến vào Đông Quan cứu viện rất nhanh nếu không bị chặn.

Thứ hai, đường tiến quân của đạo quân Liễu Thăng là trục đường rất quan trọng, là một tuyến giao thông truyền thống từ xưa, lượng dân cư, thành trì dọc đường nhiều, quân Minh sẽ dễ phối hợp, hội quân với nhau nên ta phải chặn đánh trước.

Thứ ba, hành quân lên ải Chi Lăng thuận lợi hơn, quân ta sẽ được hỗ trợ nhiều hơn, vì đoạn đường đạo quân từ Vân Nam tiến xuống là địa bàn của các dân tộc thiểu số, từ trận địa đến đường hành quân, cũng như địa bàn tác chiến quân ta không thể nắm rõ hết, phụ thuộc nhiều vào đồng bào dân tộc.

Thứ tư, khu vực ải Chi Lăng là một trong những ải quan trọng nhất của nước ta, quân ta qua các đời thường xuyên đóng quân ở đây nên khả năng thuộc địa hình, địa bàn, được nhân dân ủng hộ sẽ lớn và thuận lợi.

Bình luận (1)
Dream_manhutツ
21 tháng 1 2021 lúc 22:02

Nghĩa quân quyết định vây các thành (trong đó có Thành Đông Quan) và diệt viện binh địch. Trước tình thế quân đồn trú trong các thành có thể bị tiêu diệt hoàn toàn, Nhà Minh vội điều quân tăng viện, ứng cứu, do Mộc Thạnh và Liễu Thăng chỉ huy tiến vào nước ta theo hai đường Vân Nam và Quảng Tây. Qua phân tích, đánh giá kỹ tình hình, Bộ Thống soái quyết định chọn đạo quân Quảng Tây do Liễu Thăng chỉ huy làm đối tượng tác chiến chủ yếu. Bởi lẽ, đạo quân này tuy có nhiều ưu thế, mạnh hơn, nhưng nếu bị tiêu diệt thì đạo quân Vân Nam dù không bị đánh cũng tự phải rút chạy. Nhiệm vụ đặt ra cho Nghĩa quân lúc này là phải tiếp tục vây hãm các thành, không cho địch hợp quân với viện binh; đồng thời, nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt (dựng rào, đắp luỹ); chọn những địa bàn hiểm yếu, “thuận” đối với ta, nhưng lại “nghịch” đối với địch để bố trí lực lượng mai phục; thực hiện nhiều mưu, kế, lừa, dụ địch vào thế trận đã bày sẵn để tiêu diệt. Với sự phân tích, đánh giá và nghệ thuật dùng binh tài tình, độc đáo của Lãnh tụ Nghĩa quân, chúng ta đã làm nên một trận Chi Lăng - Xương Giang lịch sử, thất kinh, bạt vía quân thù.

Bình luận (0)
Thị Hoan Hoàng
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
21 tháng 3 2022 lúc 15:32

Tham Khaỏ

Nguyễn Trãi (1380- 1442).

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1418 - 1427), với tư tưởng quân sự thiên tài, Nguyễn Trãi đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Trong đó, nghệ thuật “tâm công” là một trong những nét nổi bật.

Trong Lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi là một nhà hoạt động chính trị, quân sự và ngoại giao lỗi lạc, nhưng trước hết và bao trùm ông là nhà tư tưởng. Tư tưởng xuyên suốt và chi phối toàn bộ hoạt động của Nguyễn Trãi là tư tưởng “nhân nghĩa”, “đại nghĩa”, “chí nhân”. Trên nền tảng tư tưởng “nhân nghĩa” ấy, tư tưởng quân sự của ông gồm hệ thống tri thức toàn diện và sâu sắc, phương pháp xem xét thời cuộc, phân tích cục diện chiến tranh có tính biện chứng, khoa học. Nó không những có ý nghĩa trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật để chiến thắng quân xâm lược ở thế kỷ XV, mà còn có giá trị to lớn đối với các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm sau này và làm phong phú thêm kho tàng tư tưởng, nghệ thuật quân sự của dân tộc. Đến với khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã dâng thủ lĩnh Lê Lợi cuốn “Bình Ngô sách”; trong đó, bao gồm những phương lược cơ bản để đánh đuổi quân Minh. Đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là đã giúp Lê Lợi xây dựng và thực hiện một đường lối đấu tranh tổng hợp, toàn diện, trên các mặt: đánh bằng quân sự, đánh bằng sức mạnh của quần chúng nổi dậy, thu đất giành dân, phá chính quyền địch, lập chính quyền ta và đặc biệt là “đánh vào lòng quân địch” - “tâm công”. Nghệ thuật “tâm công” là một đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi và được thể hiện rõ nét trên những nội dung cơ bản sau:

1. Coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, thực hiện “không đánh mà thắng”. Trong khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phát triển lên chiến tranh giải phóng, cùng với việc bày mưu kế để giành thắng lợi to lớn trên chiến trường, Nguyễn Trãi hết sức coi trọng mặt trận đấu tranh chính trị, ngoại giao và binh vận với quân Minh. Ông thường xuyên theo dõi sát những biến động nội tình nước địch; hiểu thấu đáo tâm lý, tư tưởng của từng viên tướng và quan quân nhà Minh trên chiến trường. Trên cơ sở đó, nhân danh Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã chủ động viết trên 60 bức thư cho bọn chỉ huy quân Minh, như: Vương Thông, Sơn Thọ, Phương Chính, Thái Phúc, Lương Nhữ Hốt, Dã Tung, Liễu Thăng,… để lên án bọn xâm lược và dụ hàng chúng. Đánh vào tinh thần quân địch với những lá thư tố cáo tội ác, vạch trần luận điệu lừa bịp “Phù Trần diệt Hồ” cũng là phát huy chính nghĩa dân tộc, tập hợp mọi lực lượng trong cả nước để xây dựng lực lượng từ không đến có, từ yếu đến mạnh là hoàn toàn phù hợp với quy luật của các cuộc khởi nghĩa vũ trang, cuộc chiến tranh nhân dân chống lại sự thống trị của kẻ ngoại xâm.                  

Theo quan điểm của Nguyễn Trãi, đánh vào tinh thần là thứ nhất, đánh vào thành trì là thứ hai. Thực tiễn cho thấy, trong 15 thành quân Minh trấn giữ, Nghĩa quân chỉ tiêu diệt 02 thành bằng bạo lực vũ trang, số còn lại đều bằng vận động chính trị, dụ hàng hoặc buộc địch phải giao nộp thành trì. Với kết quả này, Nguyễn Trãi vừa tránh cho nghĩa quân Lam Sơn chỗ mạnh của quân Minh trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, vừa tiết kiệm xương máu binh sĩ để kháng chiến lâu dài. Số văn kiện phục vụ cho đấu tranh ngoại giao, binh vận, Nguyễn Trãi viết trong cuộc kháng chiến chống Minh khoảng 76 văn bản. Buông ngòi bút ra, Nguyễn Trãi còn là người lính xung kích, ông từng đến thành Tam Giang (Việt Trì, Phú Thọ) để chiêu dụ quân lính và tướng giữ thành là Lưu Thanh ra hàng. Tương tự, tướng Minh là Thái Phúc giữ thành Nghệ An, đã nghe theo lời khuyên có tình có lý của Nguyễn Trãi mà mở cửa thành ra hàng trong thế địch còn đang mạnh.         

2. Tích cực kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền - những người lầm đường lạc lối quay về với chính nghĩa. Đây là “mũi tiến công” quan trọng, góp phần làm suy yếu nhanh chóng chế độ đô hộ của nhà Minh. Bởi lẽ, trong 10 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã xây dựng được một hệ thống ngụy quân, ngụy quyền - một lực lượng đáng kể tiếp tay cho giặc đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Để công tác này được hiệu quả, tư tưởng chủ đạo của ông là bằng mọi cách phân hóa, thức tỉnh, thuyết phục họ trở về với chính nghĩa dân tộc, quay giáo đánh vào quân giặc. Trong một bức thư gửi cho ngụy quân, ngụy quyền ở thành Điêu Diêu - thành tiền tiêu trong hệ thống thành trì, đồn bốt bảo vệ thành Đông Quan, Nguyễn Trãi viết: “Người xưa nói: “Quạ đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú còn thế, huống chi là người?... Bọn các ngươi nếu biết rửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng, thì không những rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các ngươi lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sư, thì khi hãm thành, tội ác các ngươi tất nặng hơn giặc Ngô đấy”1. Nguyễn Trãi hiểu rất rõ rằng, không phải tất cả các ngụy quân, ngụy quyền đều mất hết ý thức dân tộc, nên trong tư tưởng và hành động, ông chú ý khơi dậy ở họ lòng yêu giang sơn, Tổ quốc để có hành động thích hợp, góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước.  Chính sách đối xử với ngụy quyền, ngụy quân do Nguyễn Trãi vạch ra đậm chất nhân văn và hết sức cụ thể. Một mặt, ông cam kết bảo đảm tính mạng cho họ, gia đình, vợ con họ được đối xử tử tế, nhà cửa, tài sản riêng không bị xâm phạm. Mặt khác, ông xem xét phải trái những chuyện đắc thất của cổ nhân, để bày tỏ hòa hảo thân tình trước sau như một của Nghĩa quân, v.v. Hiệu quả của chính sách này khiến giặc Minh phải thừa nhận “Binh sĩ Việt còn nhớ tục xưa”, nghĩa là thừa nhận ngụy quân vẫn còn tinh thần dân tộc, nên nhiều nơi quân sĩ Việt đã giúp nhân dân nổi dậy và làm binh biến.

3. Mở lượng khoan hồng đối với quân địch thất bại, giữ tình hòa hiếu lâu dài giữa hai nước. Ngay từ đầu cuộc Khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã chủ trương vừa đánh, vừa tiếp xúc, trao đổi thư từ với các tướng lĩnh và triều đình nhà Minh; từ đó, diễn ra có đánh, có hòa, đấu tranh có lý, có tình với nội dung có sức thuyết phục cao, phù hợp với tâm lý, tư tưởng của những đối tượng khác nhau, làm cho chúng phải nể phục, nên dụ hàng được cả đạo quân viễn chinh của nhà Minh. Tha cho 10 vạn quân Minh về nước, Nguyễn Trãi hiểu rất rõ tính chất và đặc điểm của mối quan hệ bang giao giữa hai nước, nhất là đối với triều đình nhà Minh - láng giềng nước lớn của Việt Nam qua những tập quán thông thường diễn ra hàng thế kỷ. Vì thế, Hội thề Đông Quan là một hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Tại Hội thề, tướng giặc là Vương Thông và 10 vạn quân sĩ nhà Minh đều phải lần lượt thề trước nghĩa quân Lam Sơn và nhân dân nước ta trước khi rút về nước. Nội dung lời thề không chỉ là rút nhanh, rút hết mà chủ yếu là không bao giờ quay lại xâm lược nước ta một lần nữa và khi về đến Trung Quốc cũng phải tâu lên với triều đình Nhà Minh như vậy. Đây có thể được gọi là một “Hiệp ước hòa bình” giữa hai nước có chiến tranh. Sử cũ ghi lại, trước ngày lên đường về nước, Vương Thông đã sang chào từ biệt đại bản doanh của Nghĩa quân và ở lại một đêm cùng các lãnh tụ và tướng lĩnh Lam Sơn vui chơi, trò chuyện rất cởi mở, thân mật. Sáng hôm sau, Vương Thông lên đường, các lãnh tụ Nghĩa quân tiễn tặng rất trọng hậu: trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ và nhiều tặng vật khác. Không chỉ tướng lĩnh mà cả 10 vạn hàng binh địch đều rất cảm động, vui sướng trước thái độ khoan hồng, nhân đạo và cử chỉ cao đẹp của quân đội và nhân dân Đại Việt. Đường lối kết thúc chiến tranh ấy đã trở thành kinh nghiệm quý trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta sau này.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nghệ thuật “tâm công” trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự, cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng, phát triển./

Bình luận (1)
Duy Ngô
Xem chi tiết
Duy Ngô
3 tháng 5 2022 lúc 20:58

:)

 

Bình luận (0)
Người Dưng(︶^︶)
3 tháng 5 2022 lúc 21:09

tham khảo
1
 Tướng Minh là Nhậm Năng ra đánh bị phá tan. Sau Lê Lợi lại sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn chiếm đất Tân Bình, Thuận Hoá. Quân Minh phải rút vào cố thủ nốt.
2.
 Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang là một loạt trận đánh diễn ra từ ngày 18 tháng 9 năm 1427 đến cuối tháng 10, năm 1427 giữa nghĩa quân Lam Sơn người Việt do Bình Định vương Lê Lợi cùng Lê Sát, Lưu Nhân Chú và nhiều tướng khác chỉ huy và 2 đạo quân viện binh nhà Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy.
3.phép quân điền
4.
 Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán
5. Thời Lê sơ (1428 – 1527tổ chức 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua  Thánh Tông tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đổ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.

Bình luận (0)
Người Dưng(︶^︶)
3 tháng 5 2022 lúc 21:10

tham khảo
6.
 Sông Gianh, sử sách hay gọi  Linh Giang, trở thành ranh giới chia nước Đại Việt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. Họ Trịnh không thể tiến vào chiếm Thuận Hóa nên tập trung diệt tàn dư nhà Mạc ở Cao Bằng (1677), dứt họ Vũ ở Tuyên Quang (1699), củng cố địa bàn Bắc Bộ.
7.
 + Chính quyền phong kiến Họ Trịnh bị lung lay. + Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân. + Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc. Những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng ngoài thế kỉ XVIII: những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, kết quả, ý nghĩa.
8. sở dĩ Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì: Đoạn Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2km. Có nhiều cồn, cù lao, hai bên bờ sông cây cối rậm rạp. Địa hình này thuận lợi để dấu quân phục kích dành thế chủ động, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc
9.
 Quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân năm 1789 bằng các trận đánh theo thứ tự Hà Hồi - Ngọc Hồi - Đống Đa.
10.
 Vua Quang Trung ban hành chiếu Khuyến nông nhằm mục đích giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và dân lưu vong sau cuộc chiến

Bình luận (0)
Duy Ngô
Xem chi tiết
Khanh Pham
3 tháng 5 2022 lúc 20:56

tách bớt ra đi

Bình luận (0)
Tt_Cindy_tT
3 tháng 5 2022 lúc 20:57

nhìn mún lòi 2 kon mắt

Bình luận (0)
Tt_Cindy_tT
3 tháng 5 2022 lúc 21:00

1-Đông Quan

2-8/10/1427 tại Chi Lăng-Xương Giang

Bình luận (0)
Hoàng Lê Thanh
Xem chi tiết
Kiều Trang
4 tháng 3 2020 lúc 11:03

Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang là một loạt trận đánh diễn ra từ ngày 18 tháng 9 năm 1427 đến cuối tháng 10, năm 1427 giữa nghĩa quân Lam Sơn người Việt do Bình Định vương Lê Lợi cùng Lê Sát, Lưu Nhân Chú và nhiều tướng khác chỉ huy và 2 đạo quân viện binh nhà Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. Quân Lam Sơn đánh tan rã các cánh quân Minh, giết Liễu Thăng và nhiều tướng khác, Mộc Thạnh phải bỏ chạy.

Chiến thắng này khiến cho tướng nhà Minh là Vương Thông hết hy vọng, quyết định giảng hòa với Lê Lợi khi chưa được sự cho phép của triều đình nhà Minh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Team lớp A
4 tháng 3 2020 lúc 14:14

Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang là một loạt trận đánh diễn ra từ ngày 18 tháng 9 năm 1427 đến cuối tháng 10, năm 1427 giữa nghĩa quân Lam Sơn người Việt do Bình Định vương Lê Lợi cùng Lê Sát, Lưu Nhân Chú và nhiều tướng khác chỉ huy và 2 đạo quân viện binh nhà Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. Quân Lam Sơn đánh tan rã các cánh quân Minh, giết Liễu Thăng và nhiều tướng khác, Mộc Thạnh phải bỏ chạy.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa