Cho biết giọng đọc của văn bản lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Đọc văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi.
a) Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản. Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có giống vớiHịch tướng sĩ không?
b) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ vẫn được coi là những văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm. Vì sao?
c) Theo dõi bảng đối chiếu sau:
Có thể thấy những câu ở cột (2) hay hơn những câu ở cột (1). Vì sao vậy? Từ đó cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
a, Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong bài văn:
Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh tới giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.
Những câu cảm thán:
+ Hỡi đồng bào toàn quốc!
+ Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
+ Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ.
- Cả Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều giống nhau ở việc đều sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn giàu tình cảm.
b, Cả hai văn bản này đều là văn bản nghị luận vì hai văn bản này không nhằm bộc lộ cảm xúc mà hướng tới tác động tới lý trí của người đọc, buộc người đọc phải hiểu và phân tích được để bàn về lẽ phải, trái, đúng sai của một quan điểm, một ý kiến.
c, Những câu văn ở đoạn 2 hay hơn đoạn 1 vì giàu sức biểu cảm khi kết hợp những từ ngữ bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết.
Yếu tố biểu cảm khi đưa vào văn nghị luận sẽ có hiệu quả thuyết phục hơn, tác động mạnh mẽ tới người đọc (người nghe).
hãy đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chế của bắc Hồ
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm
Kháng chiến thắng lợi muôn năm
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
Câu văn nào được trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” thể hiện cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân?
A. “…Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa…”
B. “…Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…”
C. “…Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…”
D. “…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập…”
Đáp án B
Câu văn: “…Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…” thể hiện cuộc kháng chiến toàn dân vì nếu đã là người dân Việt Nam thì không cần phân biệt tôn giáo, đảng phái đều phải tham gia chống Pháp để cứu lấy tổ quốc mình. Đó là tinh thần đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc.
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược bắt đầu từ thời điểm nào ? Nội dung cơ bản của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh .
Câu văn nào thể hiện tính toàn dân trong "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?
A. "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa..."
B. "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập."
C. "Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc."
D. "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ..."
Chọn đáp án C
"Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những văn kiện nêu lên đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và dựa vào sức mình là chính. Trong đó câu văn ..."Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc". Câu văn này có nghĩa là bất kì ai, hễ là người Việt Nam đều phải đứng lên chống giặc, thể hiện tư tưởng kháng chiến toàn dân.
Câu văn nào thể hiện tính toàn dân trong "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?
A. "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa..."
B. "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập."
C. "Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc."
D. "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ..."
Đáp án C
"Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những văn kiện nêu lên đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và dựa vào sức mình là chính. Trong đó câu văn ..."Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc". Câu văn này có nghĩa là bất kì ai, hễ là người Việt Nam đều phải đứng lên chống giặc, thể hiện tư tưởng kháng chiến toàn dân
Phân tích bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ văn 10, tập một, tr.23) để chứng minh: lời văn trong văn bản giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của văn bản được biểu đạt qua các luận điểm:
- Tình thế buộc ta phải kháng chiến. Ta đã nhân nhượng nhưng thực dân Pháp càng lần tới vì chúng có ý đồ cướp nước ta
- Tinh thần quyết tâm chiến đấu để giữ nước: bất kì người Việt Nam nào với bất kì phương tiện gì cũng có thể dùng làm vũ khí đều phải đứng lên (đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, vũ khí, súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc...)
- Niềm tin vào sức mạnh đoàn kết của dân tộc
Câu 9. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng (1946-1954) không nằm trong nội dung của văn kiện nào?
A. Hiệp định Sơ Bộ 6/3/1946.
B. Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Đảng.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.
Chủ tịch HCM ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào? Nội dung của lời kêu gọi đó?
* Hoàn cảnh:
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, chính quyền cách mạng về tay nhân dân; nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ vận mệnh dân tộc mình. Song, chính quyền cách mạng non trẻ đang đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách, tình thế cách mạng lúc này mong manh như “ Ngàn cân treo sợi tóc” phải đối mặt với nhiều kẻ thù cùng lúc: Giặc đói, giặc dốt và đặc biệt là giặc ngoại xâm.
Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp núp bóng quân Anh vào giải giáp quân Nhật, đã nổ súng đánh ta ở Nam Bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh, một mặt kêu gọi nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ đứng lên kháng chiến, mặt khác ra sức đàm phán với chính phủ Pháp để kéo dài thời gian hòa bình. Người đã ký với đại diện chính phủ Pháp Xanh-tơ-ni bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946. Tiếp đó, Người qua Pháp chỉ đạo phái đoàn Chính phủ ta đàm phán với Chính phủ Pháp ở Phông-ten-nơ-blô. Cuộc đàm phán thất bại. Quan hệ Việt- Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp Tạm ước ngày 14-9-1946.
Nhưng dã tâm của TDP là thống trị VN nên chúng đã bội ước. Tại Bắc Bộ, cuối tháng 11 năm 1946, quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn và đổ bộ lên Đà Nẵng. Tại Hà Nội, quân đội thực dân Pháp liên tiếp nổ súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi ở Hà Nội trong các ngày 15, 16-12-1946 như đốt nhà thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm cơ quan Bộ Tài chính và Bộ Giao thông công chính. Ngày 17-12-1946, quân Pháp cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, đặc biệt, chúng đã gây ra vụ tàn sát nhiều đồng bào ta ở phố Hàng Bún, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, khu Cửa Đông. Ngày 18-12-1946, tướng Moóc-li-e gửi cho ta hai tối hậu thư đòi chiếm đóng Sở Tài chính, đòi Chính phủ ta phải phá giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô Hà Nội cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu các yêu cầu trên không được Chính phủ Việt Nam chấp nhận thì chậm nhất vào sáng 20-12-1946 quân Pháp sẽ hành động.
Trước tình hình đó, ngày 18 và 19-12-1946, tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng, quyết định phát động toàn quốc kháng chiến
Ngay tối 19/12/1946, Chủ tịch HCM thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra “lời kêu gọi toàn quốc k/c”
Ngày 20/12/1946, tại Hang Trầm (Chương Mỹ, Hà Đông), Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.
* Nội dung:
“ Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào,
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc.
Ai có súng dùng sung. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, xuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm ! kháng chiến thắng lợi muôn năm!”
Toàn văn “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy ngắn gọn nhưng súc tích, giản dị, đanh thép, có sức cổ vũ, động viên và tổ chức lực lượng kháng chiến vô cùng mạnh mẽ. Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, tình thế hết sức hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”, từng câu từng chữ trong lời kêu gọi kháng chiến thiêng liêng của Bác nhanh chóng thấm nhuần sâu sắc vào tâm khảm nhân dân ta, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam; là hiệu lệnh làm sục sôi khí thế đấu tranh bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí có sẵn, với một ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một thái độ dứt khoát và kiên định: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.