Đọc văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi.
a) Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản. Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có giống vớiHịch tướng sĩ không?
b) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ vẫn được coi là những văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm. Vì sao?
c) Theo dõi bảng đối chiếu sau:
Có thể thấy những câu ở cột (2) hay hơn những câu ở cột (1). Vì sao vậy? Từ đó cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
SEND HELP: Môn Ngữ Văn: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000: Giúp với, giúp với!
1. PTBĐ của văn bản là gì?
2. Hai thông điệp chính của văn bản là gì?
3. Chỉ ra lời kêu gọi của văn bản và nhận xét về kiểu câu và giọng điệu của lời kêu gọi đó
4. Nhận xét về nghệ thuật thuyết minh của văn bản qua các phương diện
- Kết hợp các PTBĐ
- Sử dụng và chọn lọc dẫn chứng
- Ngôn ngữ thuyết minh
Giúp mình nhé! Arigatoo gozaimasu!
Câu 1. Em hãy trình bày hiểu biết của mình về sự kiện Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946?
Câu 2. Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập vào ngày tháng năm nào? Ở đâu? Ai làm đội trưởng và chính trị viên đầu tiên?
Câu 3. Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ? Tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam do ai đặt?
Câu 4. Sau khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân giành được chiến thắng ở đâu?
Câu 5. Ngày hội Quốc phòng toàn dân được Đảng ta quyết định vào ngày tháng năm nào? Nêu ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
(các bạn giúp mik vs nha. Do k có môn Sử nên mik chọn đại môn Văn nhé các bạn)
Trong văn bản Hịch tướng sĩ, để kêu gọi tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược nhà Trần , Trần Quốc Tuấn đã động viên khích lệ họ trên những phương diện nào?
Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?
b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.
c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.
Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?
Trần Quốc Tuấn nêu tên những trung thần nghĩa sĩ được sử sách lưu danh nhằm mục đích gì?
A.Nhắc nhở toàn dân về kẻ thù đang lăm le xâm lược đất nước.
B.Khích lệ lòng tự hào về lịch sử của các chiến sĩ.
C.Nhằm khích lệ tinh thần các chiến sĩ và kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.
D.Nhằm động viên nhân dân chống giặc.
Nhiều người có nhận xét là trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bằng những câu trần thuật. Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dưới đây của Người và cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng.
a)
- Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.
- Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.
- Đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng, dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, liên tục tiến công, liên tục nổi dậy, kiên quyết tiến lên, giành lấy thắng lợi hoàn toàn.
- Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt […].
(Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược)
b) Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
[…] Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hào bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
(Di chúc)
Đọc những đoạn trích và trả lời câu hỏi:
a) Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí tự do”.
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
b) Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xe ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon).
(Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
c) Lí Bạch (701 – 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên).
(Ngữ văn 7, tập 1)
- Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
- Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích trên có thay đổi không?