trong những từ sau từ nào là động từ học hành viết bài ghi chép học tập tập viết suy nghĩ bài tập
Tập chép : Hai anh em ( từ Đêm hôm ấy … đến của anh.)
Tìm những câu nói lên suy nghĩ của người em trong bài chính tả.
Suy nghĩ của người em được ghi với những dấu câu nào ?
- Những câu nói lên suy nghĩ của người em: "Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng."
- Suy nghĩ của người em được ghi sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép.
Bài 1 : Tìm 5 danh từ, 5 động từ, 5 tính từ chủ đề học tập
bài 2 : Viết đoạn văn có chủ đề về học tập có sử dụng những từ ở bài tập 1
viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 đề 2: Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".
BẠN THAM KHẢO NHÉ!!
Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.
Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".
Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.
Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.
Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.
"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.
"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội. Chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".
Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:
"Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành;
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tuỳ theo sức của mình.
Để tham gia kháng chiến
Để gìn giữ hòa bình.
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh".
Hiện nay có nhiều bạn học sinh lười học bài, mải chơi game.
- Em hãy viết một đoạn văn thuyết phục các bạn từ bỏ những thói quen xấu để chăm chỉ học tập.
- Trình bày suy nghĩ của em về những hiện tượng trên.
Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ những từ thích hợp:
Đơn chất tạo nên từ một ... nên công thức hóa học chỉ gồm một ... còn ... tạo nên từ hai, ba ... Nên công thức hóa học gồm hai, ba ... Chỉ số ghi ở chân kí hiệu hóa học, bằng số ... có trong một...
Đơn chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học nên công thức hóa học chỉ gồm một kí hiệu hóa học còn hợp chất tạo nên từ hai, ba nguyên tố hóa học nên công thức hóa học gồm hai, ba kí hiệu hóa học Chỉ số ghi ở chân kí hiệu hóa học, bằng số nguyên tử có trong một phân tử hợp chất.
Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo ? Hành vi nào cần phê phán ? Vì sao ?
(1) Ngày chủ nhật, Năm ra chợ, gặp cô giáo cũ, Năm đứng nghiêm, bỏ mũ chào cô ;
(2) Thầy Minh ra bài tập Toán cho học sinh về nhà làm. Mải chơi nên Hoa không làm bài tập ;
(3) Anh Thắng là một sinh viên đại học, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, anh Thắng đã viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy anh từ hồi lớp 1 ;
(4) Giờ trả bài Tập làm vãn, An bị điểm kém. Vừa nhận được bài từ tay thầy giáo, An đã vò nát và đút bài vào ngăn bàn.
- Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo là hành vi (1); (3):
(1) Năm đã có hành vi tôn trọng, lễ phép khi gặp cô giáo cũ: đứng nghiêm và bỏ mũ chào cô.
(3) Anh Thắng viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy từ hồi cấp 1 chứng tỏ anh Thắng đã không quên công ơn dạy dỗ của cô giáo cũ đã dạy mình từ hồi còn là lớp 1, mặc dù bây giờ anh đã là sinh viên.
- Hành vi cần phê phán là hành vi (2); (4):
(2) Hoa đã không làm bài tập khi thầy giáo giao cho, Hoa không biết vâng lời thầy, chăm lo học hành.
(4) An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo.
Từ bài thơ trên, em nhớ đến bài thơ nào, của ai mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 (tập 1), cũng viết về những người lính xuất thân từ những chàng trai nông dân áo vải lam lũ, nghèo khó trên khắp mọi miền đất nước ? Hãy chép lại những câu thơ đó?
Lần sau viết rõ đề ra em nhé!
Ta có thể nhớ đến bài thơ ''Đồng chí'' của Chính Hữu
Những câu thơ:
''Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá, chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay''
...
Từ bài thơ trên, em nhớ đến bài thơ nào, của ai mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 (tập 1), cũng viết về những người lính xuất thân từ những chàng trai nông dân áo vải lam lũ, nghèo khó trên khắp mọi miền đất nước ? Hãy chép lại những câu thơ đó?
Từ bài thơ trên, em nhớ đến bài thơ nào, của ai mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 (tập 1), cũng viết về những người lính xuất thân từ những chàng trai nông dân áo vải lam lũ, nghèo khó trên khắp mọi miền đất nước ? Hãy chép lại những câu thơ đó?