Thuyết trình bạo lực học đường ( 0 chép mạng ,có sao chép 1 tí mạng cx đc ạ )
Viết 1 bài văn nghị luận trình bày về vấn đề bạo lực học đường (không chép mạng)
Cảm ơn ạ.
Về khía cạnh bạo lực học đường này có 2 hướng đó là bạo lực về thể chất và tinh thần. Mình sẽ giúp bạn triển khai bạo lực tinh thần bằng lời nói. Còn bạo lực thể chất bạn sẽ tự triển khai nhé.
Bạo hành bằng lời nói là hành động dùng ngôn ngữ gây tổn hại về mặt cảm xúc, tâm lý cho người khác. Đối với những nạn nhân đặc biệt là lứa tuổi học đường thì tổn thương bằng bạo hành lời nói càng được nhân lên sâu sắc. Những đứa trẻ bị bạo hành bằng lời nói thường tự ti, vẫn tồn tại cảm giác sợ hãi trước lời nói của người khác. Chúng đặt ra cho mình những giới hạn, những vùng cấm địa nhốt mình trong một không gian thế giới của riêng mình. Điều ấy ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của con người. Đứa trẻ không thể phát triển toàn diện về nhân cách và lối sống. Trái tim đóng khép không còn mở ra cánh cửa nào tiến đến cuộc sống bên ngoài. Những cảm xúc tiêu cực dần dồn nén từ những lời nói công kích của đối tượng bạo hành dần trở thành một con rắn độc ăn mòn tinh thần của đứa trẻ và có thể chúng sẽ rơi vào một trạng thái bệnh - trầm cảm. Chúng ta biết đến Hạ Hồng Việt với bộ tranh " ngưng ngược đãi" gây xúc động ảnh tới truyền thông. Bộ tranh là những lời nói bạo lực mà chúng ta có thể bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Không ai nghĩ nó là bạo lực, nhưng nó gây tổn thương như bất cứ loại bạo nào. Mỗi hành động bạo lực ngôn từ đều đem đến một tác hại tiêu cực đến với người nghe. Sâu thẳm trong tâm hồn của những người đã phải trải qua đều có những vết nứt mãi mãi không thể liền lại. Đối với xã hội, nó như một cái gai mọc lên gây hoang mang, nhức nhối len lỏi tồn tại cùng sự phát triển của xã hội. Lời nói là một công cụ giao tiếp kết nối những mối quan hệ giữa người với người được gần nhau hơn không phải dùng để giày xéo, sử dụng như là một "kẻ sát nhân" ẩn mình giết hại con người từ bên trong. Ngôn tử sắc hơn dao có sức hủy diệt hơn bất kỳ lưỡi hái nào của Tử thần. Chỉ cần một nhát chém cũng có thể đưa con người đến với bờ vực sinh tử.
Em hãy viết một đoạn văn( từ 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về hiện trạng bạo lực học đường trong trường học.( không chép mạng)
Em tham khảo nhé !!
Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người. Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị. Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khiến học sinh coi thường. Vậy làm thế nào để loại bỏ bạo lực học đường? Việc làm này không phải của một riêng ai, mỗi cá nhân trong xã hội đều cần phải quan tâm tới sự giáo dục của con em mình. Đầu tiên cần thiết lập kỷ cương trong nhà trường, sau đó cần sự quan tâm phối hợp tới các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn thì thế hệ ngày mai sẽ ra sao?
Dàn ý:
MB: Giới thiệu về vấn đề nghị luận ( hiện trạng bạo lực trong học đường)
TB:Ý 1: Giải thích nghĩa của hiện trạng bạo lực hoc đường
+ Bạo Lực là Gì ?
+ Nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng bạo lực trong học đường
Ý 2: Tác hại của vấn đề trên
(nêu một số vd cụ thể )
Ý 3: Bài học rút ra
KB: Lời khuyên
Liên hệ bản thân
Dựa vào cacsys trên nha
Viết 1 đoạn văn nói về điều em cảm thấy thú vị nhất ở chương trình Ngữ Văn 11 (học kì I) [ CHÉP MẠNG CX ĐC Ạ ]
VIẾT MỘT BÀI VĂN NGẮN NÓI VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.(ĐỪNG CHÉP MẠNG R MỚI TRLỜI NHA MẤY CHA, CHẾT TUI Ó)
nêu cảm nghĩ của em về việc bạo lực học đường .
ko chép mạng đươi mọi hình thức nhé
một đoạn hay một bài đều đc cả nhé
hay mik tick cho
Đề : Phòng chống các tai , tệ nạn xã hội và bạo lực học đường
- ko chép mạng , ko spam
Tại hội thảo, các đại biểu đã đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và chia sẻ kinh nghiệm về công tác xây dựng, thực hiện các mô hình hiệu quả về phòng, chống tội phạm ma túy, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
Theo đánh giá, trong những năm gần đây, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em, đặc biệt là bạo lực học đường, bạo lực gia đình, mặc dù được kiềm chế song luôn tiềm ẩn những nguy cơ gia tăng và có diễn biến phức tạp. Tình trạng bạo lực học đường hiện đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Cùng với đó, tội phạm xâm hại, bạo lực đối với trẻ em thời gian qua cũng có chiều hướng gia tăng.
Trong những năm qua, ngành Giáo dục đã quan tâm, chỉ đạo trong toàn ngành về công tác phòng, chống bạo lực học đường, tội phạm mại dâm, HIV/AIDS và tệ nạn xã hội trong trường học. Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh, sinh viên được quan tâm ban hành.
Công tác giáo dục lý tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên được đẩy mạnh và thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” hay “Phòng chống bạo lực học đường trên không gian mạng”…góp phần tích cực trong xây dựng trường học an toàn, thân thiện.
Ý kiến thảo luận của một số đại biểu cũng khẳng định vai trò gắn kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục kỹ năng, đạo đức, lối sống cho học sinh.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh đánh giá cao những ý kiến tham luận và thảo luận của các đại biểu. Theo Thứ trưởng, những số liệu thống kê và ý kiến thảo luận tại hội thảo cho thấy thực trạng trẻ em bị xâm hại, bạo lực học đường vẫn còn có những diễn biến phức tạp. Vì vậy, các cơ sở giáo dục cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống; người đứng đầu các cơ sở giáo dục cần nắm chắc quy định, nêu gương, từ đó tạo dựng môi trường thực sự an toàn cho học sinh. Thứ trưởng cũng lưu ý các trường sư phạm quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ giáo viên.
Trong tình hình hiện nay, khi dịch bệnh COVD-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều nơi học sinh chưa thể quay trở lại trường học, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đề nghị các địa phương, nhà trường có các giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên, hạn chế tới mức tối đa việc học sinh, sinh viên là nạn nhân của tệ nạn bạo lực, bạo hành và không để các em bị lôi kéo bởi tệ nạn xã hội.
viết bài văn nghị luật về bạo lực học đường ( không chép mạng) đầy đủ giải thích vấn đề, hiện trạng, nguyên nhân,hậu quả , giải pháp, đưa ra bài học cho bản thân
làm 1 bài thuyết trình về đoàn kết trong học tập
có thể chép mạng
Khi đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể Dân tộc đoàn kết, đồng lòng chống giặc cứu nước. Toàn dân đoàn kết bảo vệ, gìn giữ nền độc lập và chủ quyền dân tộc. Họ đã không ngần ngại gian khổ, hi sinh, quyết tâm chống giặc cứu nước. Trải qua mấy nghìn năm, tinh thần ấy không ngừng lớn mạnh trở phẩm chất cao quý của dân tộc.
Khi đất nước hòa bình, tinh thần đoàn kết thể hiện trong những hành động chung tay xây dựng tổ quốc. Trước hết là khắc phục những khăn của đất nước sau chiến tranh, từng bước khôi phục nền kinh tế. Tiếp theo là xây dựng cuộc sống văn hóa tốt đẹp, xã hội phồn vinh, hạnh phúc.
Tinh thần đoàn kết còn thể hiện trong lối sống hiền hòa, quý trọng tình nghĩa. Đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vượt lên trên nghịch cảnh. Dù còn nhiều khó khăn song tinh thần đoàn kết của dân tộc lúc nào cũng khẳng định được sức mạnh của nó.
Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần ấy một lần nữa được khẳng định mạnh mẽ. Trên mặt trận chính trị, nhân dân cả nước đồng lòng chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù đich. Nhân dân đồng lòng nhất quyết không tiếp tay cho mọi hành động đi ngược lại với chủ trương của Đảng và nhà nước. Quyết chí bảo vệ biên cương, biển đảo trước âm mưu xâm chiếm cảu kẻ thù.
Trên mặt trận kinh tế, hợp tác chung tay xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Ra sức thi đua sản xuất, ổn định lương thực, tăng cường xuất khẩu. Hành động chung tay góp sức ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền trung vượt qua bão lũ. Giúp đỡ cho đời sống ngư dân sau thảm họa ô nhiễm môi trường biển ở Hà Tĩnh. Cùng người nông dân giải quyết tiêu thụ nông sản, chuyển đổi quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động… Từng bước đưa nước ta tiến lên sánh ngang với các cường quốc năm châu.
:d
Một tập thể lớp được hình thành nên từ rất nhiều thành viên. Mỗi người một tính cách khác nhau. Điều đó tạo nên sự đa dạng trong tập thể. Tuy nhiên, đôi khi chính sự khác biệt về tính cách, hoàn cảnh sống của mỗi người lại khiến tập thể lớp mất đi sự đoàn kết. Điều đó được thể hiện ở nhiều khía cạnh như bạn bè chia bè phái, nói xấu nhau, tẩy chay ai đó trong lớp hay đơn giản là chủ nghĩa cá nhân của thành viên trong lớp quá cao dẫn tới hoạt động tập thể không hiệu quả, ganh tỵ, tranh đua nhau…
T.Tùng (lớp 11) nói :“Năm sau là bọn mình ra trường rồi mà lớp chẳng có kỉ niệm nào. Suốt ngày chỉ chia bè phái nói xấu nhau. Nhất là mấy bạn nữ. Mình có cảm giác như họ chỉ muốn kẻ địch biến đi cho khuất mắt. Nhiều khi đến lớp thấy chán ghê. Còn một năm bên nhau nữa thôi nên mình rất muốn mọi người quan tâm, vui vẻ bên nhau để tạo được những kỉ niệm đẹp khi ra trường. Thế nhưng khó quá à”.
Giống như Tùng, nhiều teen khác cũng cảm thấy lớp mình không đoàn kết. Do đó, khi thấy các lớp bên cạnh vui đùa bên nhau mà các bạn ấy thấy "thèm" vô cùng!
“Cấp 2 lớp mình không vui lắm nên mình rất mong lên cấp 3 mọi chuyện sẽ thay đổi. Thế nhưng vì xích mích, ganh ghét lẫn nhau mà lớp cứ tan rã dần khiến mình buồn quá. Ngày lễ 8/3, 20/10, Halloween thấy các lớp bên cạnh tổ chức liên hoan mà thèm thế. Ước gì lớp mình cũng đoàn kết như lớp họ”. bạn T.Thúy khao khát.
Để có thể gắn kết các thành viên trong lớp lại với nhau là điều rất khó nhưng cũng không phải không thể. Vai trò nặng nề này trước hết đặt lên vai các cán bộ lớp. Đó là tiếng nói của lớp nên lời nói của họ sẽ có trọng lượng hơn cả.
Hiểu rõ nguyên nhân
Trước tiên, để tháo gỡ được nút thắt của vấn đề thì cần phải nắm bắt được nguyên nhân của nó. Do vậy, các bạn cần phải hiểu rõ tại sao lớp lại mất đoàn kết? Có nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như mới vào học cùng nhau nên mọi người còn lạ lẫm, tính cách và môi trường sống khác nhau dẫn tới bất đồng quan điểm: người năng động, người trầm tính, người thích giao tiếp, người lại ít nói, thích thu hẹp mình. Hay ban đầu mới nhập học mọi người thường có xu hướng chơi theo bàn, tổ vì gần nhau. Nếu không có sự gắn kết của các cán bộ lớp thì lớp dễ dẫn tới tình trạng mạnh nhóm nào nhóm ấy chơi. Không ít trường hợp nguyên nhân lại rơi vào một số thành viên cá biệt trong lớp như một cô bạn xinh, học giỏi nhưng kiêu nên bị mọi người ghét, thế là chia bè chia phái, công kích “đá đểu” nhau. Họ cũng không ngại thể hiện sự công khai không ưa nhau nên lớp biến thành những chiến tuyến của những kẻ đối đầu với nhau…
Cách làm cho lớp mình đoàn kết lại
Cán bộ lớp – những người lãnh đạo hoạt động của lớp phải là người có năng lực và thành tích học tập tốt. Chỉ có như vậy, mới có thể trở thành tấm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Lời nói nhờ đó cũng có trọng lượng hơn. Các thành viên sẽ lắng nghe ý kiến của bạn khi bạn tin tưởng ở năng lực của bạn.
Tiếp đó, ban cán sự lớp cũng cần phải hiểu rõ nguyện vọng của các thành viên trong lớp như muốn đoàn kết nhau lại, muốn giảng hòa mâu thuẫn, muốn bên sai phải xin lỗi hay đơn giản là muốn cả lớp cùng tham gia vào một trò chơi tập thể hay một chuyến du lịch…
Đồng thời, cũng phải khiến cho các thành viên trong lớp cảm thấy giá trị của mình. Không nên để ai trong tình trạng bị cả lớp ghét bỏ, kì thị, không chơi cùng. Khi mọi người nhận ra vai trò của mình trong một tập thể, họ sẽ ý thức được trách nhiệm của mình hơn.
Thành viên trong lớp đều phải có trách nhiệm với phong trào lớp. Lớp chỉ thực sự đoàn kết khi mọi người hiểu nhau. Do đó, hãy xóa bỏ hết những hiểu nhầm bằng một cuộc nói chuyện thẳng thắn. Hãy nói cho bạn bè mình biết điểm xấu của họ để họ sửa đổi và ngược lại các bạn cũng phải lắng nghe ý kiến từ những người khác nữa. Có như vậy, mọi chuyện mới được giải quyết.
Cũng đừng quên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể như đi tham quan, trò chơi để các thành viên có cơ hội hiểu và gắn kết với nhau hơn.
Tháng năm học trò là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người. Khoảng thời gian lưu giữ những kỉ niệm đáng nhớ nhất, đáng trân trọng nhất.
Một tập thể lớp được hình thành nên từ rất nhiều thành viên. Mỗi người một tính cách khác nhau. Điều đó tạo nên sự đa dạng trong tập thể. Tuy nhiên, đôi khi chính sự khác biệt về tính cách, hoàn cảnh sống của mỗi người lại khiến tập thể lớp mất đi sự đoàn kết. Điều đó được thể hiện ở nhiều khía cạnh như bạn bè chia bè phái, nói xấu nhau, tẩy chay ai đó trong lớp hay đơn giản là chủ nghĩa cá nhân của thành viên trong lớp quá cao dẫn tới hoạt động tập thể không hiệu quả, ganh tỵ, tranh đua nhau…
bài văn tả về cây tre vn
jup lun ạ
k chép mạng tốt nhất
cần gấp
chép mạng cx đc nhưng bài khó tìm ra nha
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.
Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.
Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.
Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.
Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.
Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.
Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.
Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.
Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.
Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.
Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.
Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.
Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.
k mk nha
Bài lập giàn ý :
1. MỞ BÀI
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê nữa.
2. THÂN BÀI
- Tả hình dáng cây tre(dáng tre, họ tre, lá tre, thân tre,…)
- Tả công dụng của cây tre
- Trong đời thường, trong lao động
- Cây tre thân thiết với nhân dân như thế nào?
- Trong chiến đấu
- Cây tre biểu tượng cho điều gì?
- Tình cảm đối với lũy tre làng
3. KẾT BÀI
Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.
Bài làm :
Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.
Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.
Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.
Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.
Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.
Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.