Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 3 2017 lúc 7:49

●   Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ thực chất là tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng mình.

●   Ông mặc cảm với mọi người, hễ thấy ai trò chuyện cũng nghĩ họ đang nói về mình, về làng chợ Dầu. Với tâm trạng như vậy ông Hai không có đủ tự tin, dũng khí để nói chuyện với bất kì ai khác.

●   Nói chuyện với thằng con Út vì nó là một đứa con mà ông rất thương, cũng chỉ là một đứa nhỏ hồn nhiên. Quan trọng là ông cần một người lắng nghe ông lúc này. Với sự hồn nhiên của đứa trẻ, nó sẽ không có những suy nghĩ sâu xa, không có những lời nói mỉa mai.

●   Qua những lời trò chuyện ấy, ta thấy được trong những lúc đau xót bế tắc, bị ngờ oan thì trong thẳm sâu tấm lòng của người nông dân ấy vẫn hướng về cụ Hồ, hướng về kháng chiến. Tình yêu làng, yêu quê hương trong trái tim người nông dân ấy đã hoà quyện với tình yêu cách mạng, tình yêu cụ Hồ, yêu kháng chiến, yêu Tổ quốc.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 10 2019 lúc 11:56

Chuyện giữa ông Hai với cậu con út hết sức cảm động:

- Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ, nhưng thực chất là tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng

- Qua lời trò chuyện, ta thấy:

    + Tình yêu làng của ông sâu nặng, muốn con ghi nhớ quê hương, nguồn cội của mình

    + Tình yêu nước, tấm lòng chung thủy với kháng chiến, cách mạng, với Bác Hồ. Tình cảm sâu nặng, bền vững, không thay đổi

- Tình yêu làng quê gắn chặt với dân tộc, với kháng chiến, cách mạng trở thành thứ tình cảm thiêng liêng, bền chặt

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 1 2019 lúc 14:23

- Về hình thức: Đoạn văn nghị luận theo cấu trúc tổng-phân-hợp, khoảng 12 câu, có liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng, có sử dụng 1 câu ghép, 1 phép liên kết.

- Về nội dung: Phân tích tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước ở nhân vật ông Hai; giới hạn phân tích là toàn bộ văn bản Làng.

- Tham khảo đoạn văn:

Trong truyện Làng của Kim Lân, nhân vật ông Hai đã thể hiện tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước thật cảm động (1). Thật vậy, trong cảnh ngộ phải xa làng, ông luôn khoe về làng – cái làng kháng chiến – thực ra là cách giới thiệu tự hào và yêu thương về làng quê mình (2). Nhà văn còn đặt nhân vật lão nông ấy vào tình huống tin làng theo giặc, để thử thách tình yêu làng, yêu nước (3). Từ lúc nghe tin dữ ấy, cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt đã xảy ra trong lòng ông: theo làng hay trung thành với cách mạng, với Cụ Hồ? (4) Rồi ông Hai bị đẩy vào tình thế tuyệt vọng khi mụ chủ nhà ngỏ ý không cho ở nhà nữa vì không ai chứa chấp dân của làng Việt gian (5). Nhưng ông không thể về làng bởi lòng ông đã quyết định dứt khoát: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ” (6). Trong hoàn cảnh ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ với đứa con còn rất ngây thơ: ‘’Nhà ta ở làng Chợ Dầu, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ” (7). Những lời tâm sự ấy thực chất là những lời ông tự nhủ nhằm khẳng định tình yêu sâu nặng đối với làng Chợ Dầu đồng thời cũng khẳng định lòng trung thành với cách mạng, với lãnh tụ (8). Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ, yêu đất nước lên trên tình yêu làng truyền thống (9). Thế nên, khi tin về làng được cải chính, dù tài sản riêng bị phá hủy, ông vẫn vô cùng sung sướng đi mua quà bánh cho con, rồi lại đi khoe với mọi người rằng Tây đã đốt nhà ông (10). Có thể nói, với “Làng”, qua nhân vật ông Hai, Kim Lân đã khẳng định: cách mạng và kháng chiến chẳng những không làm mất đi tình yêu làng truyền thống mà còn đưa đến cho tình cảm ấy những biểu hiện hoàn toàn mới mẻ: lòng yêu cách mạng, yêu lãnh tụ (11). Chính tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước đã làm nên sức mạnh của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (12).

ohcatcam
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
22 tháng 2 2023 lúc 20:59

- Là sự yêu làng, yêu nước của ông.

- Trong tình huống ông Hai hay tin làng mình theo giặc và ở tình huống ông Hai nghe tin đính chính lại làng mình không theo giặc.

- Qua những chi tiết như:

+ Suy nghĩ của ông Hai: "Chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư,..."

+ Không nói năng với vợ, trằn trọc một đêm suy nghĩ về làng.

+ Vui mừng quyết định giết heo ăn mừng.

(Bạn tìm chi tiết hơn trong SGK nhé).

- Nghệ thuật: độc thoại nội tâm.

Đặc sắc ở chỗ: thể hiện rõ, chân thực nhất tâm lý và suy nghĩ của một người dân yêu làng yêu nước.

 

khanh nguyễn
Xem chi tiết
Trần Lâm Như
30 tháng 7 2023 lúc 9:55

i

Pham Nhu Y
Xem chi tiết
︵✰Ah
18 tháng 11 2021 lúc 8:12

Tham Khảo

Bài khá là dài nhé nên hãy dựa vào dàn ý để làm 1 bài hoàn chỉnh theo ý bạn nhé

 Pham Nhu Y   

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc.

II. Thân bài

1. Khái quát về nhân vật ông Hai:

- Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình

- Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không.

2. Tình cảm của ông Hai đối với làng chợ Dầu:

- Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.

 

3. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:

- Khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được

- Ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi biết làng mình theo giặc

- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường, đêm đó trằn trọc không ngủ dc.

- Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.

- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

- Tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước.

- Bên tai ông đầy rẫy tiếng chửi bọn Việt gian, ông chẳng làm được gì, chưa thể đối mặt với điều đó, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi

- Khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi bởi ông là người làng Chợ Dầu, ông thoáng nghĩ về lại làng nhưng ông đã gặt phăng đi, ông dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

 

4. Niềm sung sướng và vui mừng khi biết làng không phải Việt gian:

- Ông đi từ đầu làng tới cuối làng để khoe tin làng mình không theo giặc, ông tìm gặp ông Thứ để thanh minh về làng mình, khoe cả việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê, bởi đó là minh chứng rõ nhất cho việc làng ông không phải Việt gian bán nước.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn: tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng

- Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.

Thịnh Nguyễn Đăng
18 tháng 11 2021 lúc 8:15

Ông Hai là người rất tự hào về cái làng chợ Dầu của mình. Khi phải di tản cư ông cứ nhắc đi nhắc lại với những người chung quanh cái không khí cách mạng của làng ông: "Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai...". Cứ như vậy, suốt cả buổi tối, ông lão ngồi vén quần lên tận bẹn mà nói liên miên về cái làng của ông. Ông nói cho sướng miệng và để cho đỡ nhớ làng chứ không chú ý người khác có nghe không ? Sau những giây phút làm việc mệt nhọc, nằm gác tay lên trán, ông lại nghĩ về làng. Ông cứ muốn về làng, muốn được "cùng mọi người đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...". Vì quá yêu, quá tự hào về cái làng của ông mà ông "nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân", "chết lặng đi tưởng như không thở được" khi nghe tin cả làng mình theo Việt gian ! Lúc đầu ông không thể tin, ông hỏi đi, hỏi lại "giọng ông như lạc hẳn": "Liệu có thật không hở bác. Khi có người quả quyết vì ra ở dưới ấy lên và nói chắc như đinh đóng cột ở làng ông "Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi"..., thì ông Hai không thể nghe thêm được nữa. Ông đánh trống lảng rồi đi thẳng. Thông qua nhân vật ông Hai, tác giả muốn ca ngợi tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, sự giác ngộ cách mạng của những người nông dân hiền lành, chất phác. Chính tình yêu quê hương đất nước, ý thức giác ngộ cách mạng ấy mà họ một lòng theo Đảng, theo Cách mạng, đứng lên giành quyền sống, giữ vững nền độc lập tự chủ của dân tộc trước mọi gian nan, thử thách.

Nguyễn Đức
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 5 2019 lúc 4:13

Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người mới tản cư qua vùng ông.

- Khi nghe tin quá đột ngột, ông Hai sững sờ, xấu hổ và uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy”. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quý nhất nay cũng đã lại quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như chết mất một nửa.

- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”, về đến nhà ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ trong tâm hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.

- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”

⇒ Tác giả đã diễn tả rất cụ thể, sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật: nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.

- Nhưng chính lúc này, tình cảm đẹp trong con người ông Hai lại càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Những đau đớn, dằn vặt, sự hổ thẹn đến tột cùng đã đẩy ông Hai vào một tình huống phải lựa chọn. Quê hương và Tổ Quốc, bên nào nặng hơn? Quê hương đáng yêu, đang tự hào... Nhưng giờ đây.... dường như mới chỉ nghĩ tới đó, lòng ông Hai đã nghẹn đắng lại. Tình yêu quê hương và tình yêu tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông. Một ý nghĩ tiêu cực thoáng qua trong đầu: Hay là quay về làng. Nhưng rồi ông cảm thấy “rợn cả người”. Ông đã từng nhớ làng da diết, từng ao ước được trở về làng. Nhưng “vừa chớm nghĩ, lập tức ông lão phản đối ngay” bởi vì “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Cuối cùng ông đã quyết định: “không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy,tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu, cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất nước.

- Chuẩn mực cho tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đối với ông Hai lúc bấy giờ là cuộc kháng chiến. Tuy đau xót tưởng chừng bế tắc nhưng trong cõi thẳm sâu của tấm lòng, người nông dân ấy vẫn hướng về kháng chiến, vẫn tin ở những điều tốt đẹp, cố giữ cho tâm hồn không vẩn đục, để đón đợi một điều gì đỡ đau đớn, tuyệt vọng hơn.

   + Khi tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ, nghe con nói: “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”, nước mắt ông Hai cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má, giọng ông như nghẹn lại: “ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?”. Phải chăng, trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy vẫn không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, yêu quê hương và nỗi đau đớn khi nghe tin quê hương rời xa công việc chiến đấu chung của đất nước bấy giờ? Tâm sự với đứa con, ông Hai muốn bảo con nhớ câu “nhà ta ở làng chợ Dầu”. Đồng thời ông nhắc con – cũng là tự nhắc mình “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”. Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ đám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ đám đơn sai”.

Xem chi tiết

Ai nhanh được k!

Khách vãng lai đã xóa
gunny
18 tháng 12 2019 lúc 20:58

mk nhanh nè

Khách vãng lai đã xóa
Pham Tuan Tai Chi
19 tháng 12 2019 lúc 15:51

* yêu da diết, yêu tha thiết và yêu không biết đường về với tình yêu đó thì ông đã bị bọn thực dân cướp nước căm thù cho đến tết vậy là chấm hết vì tình yêu kéo dài đến tết ( I lOVE YOU VIETNAM ) 

Khách vãng lai đã xóa