có số hữu tỷ mà bình phương=2 ko. Các bạn giúp mình với
Cho mình hỏi xíu mình đọc trong weki của số hữu tỉ mà mình thấy có chỗ này mình ko hiểu :
Tuy nhiên, tập hợp các số hữu tỷ không hoàn toàn đồng nhất với tập hợp các phân số p/q,vì mỗi số hữu tỷ có thể biểu diễn bằng nhiều phân số khác nhau. Chẳng hạn các phân số 1/3,2/6,3/9... cùng biểu diễn một số hữu tỷ.
BB nào hiểu thì giải thích cho mình nhé thanks các bb
Ví dụ: Cho số 1/3 là số hữu tỉ.
Ta có thể viết số 1/3 thành 2/6;3/9;...Vì một phân số có thể viết được thành nhiều phân số bằng nhau.
=>Số hữu tỉ có thể biểu diễn bằng nhiều phân số khác nhau.
Đoàn Duy Thanh Bình vậy 1/3,2/6,3/9 có phải là số hữu tiwr không hay chắc 1/3 mới là số hữu tỉ
Phải bạn à. Mình nói rồi. Những số nào có thể viết được dưới dạng phân số thì nó chính là số hữu tỉ.
Để mình ví dụ luôn nhé: 100 là số tự nhiên, vậy muốn biến đổi nó thành phân số chỉ cần viết thêm ở mẫu số 1 là xong.
- 100= 100/1
Các số như 1/2 thì ta nhân lên cho 2 chẳng hạn, thì sẽ ra một phân số mới là 2/4.Vì 1/2 cũng như 2/4 là phân số nên chúng ta có thể nói nó là số hữu tỉ nhé.
So sánh 2 số hữu tỷ này giúp mình nha các bạn ( ko phải quy đồng mẫu số ) : -9/19 và - 10/21
Cám ơn
Ta có:
\(-\dfrac{9}{19}>-\dfrac{10}{19}>-\dfrac{10}{21}\\ \Rightarrow-\dfrac{9}{19}>-\dfrac{10}{21}\)
tìm hai số biết tỷ số của chúng là 3/8 và hiệu các bình phương của chúng là 8,84
CÁC BẠN ƠI GIÚP MÌNH VỚI MÌNH SẮP THI HSG RÙI!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Mấy bạn giúp mình bài này với :
CMR : không có số hữu tỉ nào bình phương = 3
bạn lên google thử chứ tụi này mới lớp 6 ah
Vì số có bình phương bằng 3 là \(\sqrt{3}\) hoặc \(-\sqrt{3}\)
Mà \(\sqrt{3}\) và \(-\sqrt{3}\) không phải là số hữu tỉ nên không có số hữu tỉ nào bình phương bằng 3
Vậy không có số hữu tỉ nào bình phương bằng 3
Tìm các số có hai chữ số mà bình phương của số ấy bằng lập phương tổng các chữ số
của nó.
Các bạn giúp mình nha
Lời giải:
Gọi số cần tìm là $\overline{ab}$. ĐK: $a,b\in\mathbb{N}; a,b\leq 9; a\neq 0$
Theo bài ra ta có:
$\overline{ab}^2=(a+b)^3$
Do đó $\overline{ab}$ là lập phương của 1 số tự nhiên
$\Rightarrow \overline{ab}$ có thể nhận các giá trị: $27,64$
Nếu $\overline{ab}=27$ thì:
$27^2= (2+7)^3$ nên hoàn toàn thỏa mãn
Nếu $\overline{ab}=64$ thì:
$64^2\neq (6+4)^3$ nên không thỏa mãn
Vậy số cần tìm là $27$
Chứng minh các tia phân giác các góc của hình bình hành cắt nhau tạo thành một hình chữ nhật, và đường chéo của hình chữ nhật này song song với cạnh của hình bình hành kia
Mình cầu xin các bạn làm bài này giúp mình với nghĩ mãi mà ko ra lâu lắm ko có bạn nào cmt đáp án cho mình rồi buồn quá :(
gọi Cho hình bình hành ABCD. Các tia phân giác của các góc của hình bình hành cắt nhau tạo thành tứ giác EFGH.
dễ dàng nhận thấy AP // CM vì góc DAP = góc BCM. Tương tự ta có EF//HG
vậy tứ giác EFGH là hình bình hành
Vì ABCD là hình bình hành nên
góc B+C = 180
xét tam giác CGB
có góc B+C = 180 : 2 = 90 vậy góc G = 90
xét hình bình hành EFGH có 1 góc vuông nên đó là hình chữ nhật
Số hữu tỷ là gì?
Giúp mình nhé hãy kết bạn với mình trao đổi môn toán
Trong toán học, số hữu tỉ là các số x có thể biểu diễn dưới dạng phân số (thương) a/b, trong đó a và b làcác số nguyên nhưng b 0. ... Tập hợp số hữu tỉ làtập hợp đếm được. Các số thực không phải là số hữutỷ được gọi là các số vô tỷ.
Sở hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số a/b với a,b thuộc Z,b khác 0.
Định lý ( trang 5 / sgk ) lớp 7 tập 1
Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số a/b với a , b thuộc Z , b khác 0
Cho \(a,b,c\) là các số hữu tỷ thỏa mãn điều kiện \(ab+bc+ac=1\). Chứng minh rằng biểu thức \(Q=\left(a^2+1\right)\left(b^2+1\right)\left(c^2+1\right)\) là bình phương của một số hữu tỷ.
\(Q=\left(a^2b^2+a^2+b^2+1\right)\left(c^2+1\right)=\)
\(=a^2b^2c^2+a^2b^2+a^2c^2+a^2+b^2c^2+b^2+c^2+1=\)
\(=a^2b^2c^2+\left(a^2b^2+b^2c^2+a^2c^2\right)+\left(a^2+b^2+c^2\right)+1\) (1)
Ta có
\(\left(ab+bc+ac\right)^2=a^2b^2+b^2c^2+a^2c^2+2ab^2c+2abc^2+2a^2bc=\)
\(=a^2b^2+b^2c^2+a^2c^2+2abc\left(a+b+c\right)=1\)
\(\Rightarrow a^2b^2+b^2c^2+a^2c^2=1-2abc\left(a+b+c\right)\) (2)
Ta có
\(\left(a+b+c\right)^2=a^2+b^2+c^2+2\left(ab+bc+ac\right)=\)
\(=a^2+b^2+c^2+2\)
\(\Rightarrow a^2+b^2+c^2=\left(a+b+c\right)^2-2\) (3)
Thay (2) và (3) vào (1)
\(Q=a^2b^2c^2+1-2abc\left(a+b+c\right)+\left(a+b+c\right)^2-2+1=\)
\(=\left(abc\right)^2-2abc\left(a+b+c\right)+\left(a+b+c\right)^2=\)
\(=\left[abc-\left(a+b+c\right)\right]^2\)
Cho các số hữu tỷ a,b thoả mãn \(\sqrt{a}\)+ \(\sqrt{b}\) là số hữu tỷ. CMR: \(\sqrt{a}\),\(\sqrt{b}\)đều là các số hữu tỷ
(giúp mình với ạ)
\(\sqrt{a}+\sqrt{b}=m\Leftrightarrow m-\sqrt{a}=\sqrt{b}\Rightarrow m^2-2m\sqrt{a}+a=b\)
\(\Leftrightarrow\sqrt{a}=\frac{m^2+a-b}{2m}\)là số hữu tỉ.
Tương tự cũng suy ra \(\sqrt{b}\)là số hữu tỉ.