Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Diệp Anh Trần
Xem chi tiết
Phạm Anh Thái
24 tháng 4 2022 lúc 18:47

Hằng năm, vào mùng sáu tháng giêng âm lịch, xã em lại tổ chức lễ hội đua thuyền. Từ bao đời này, lễ hội đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc trong đời sống của người dân quê hương.

Lễ hội đua thuyền được tổ chức trên một đoạn của con sông quê em. Từ mấy hôm trước, mọi công tác chuẩn bị đã được diễn ra. Khúc sông được dùng để diễn ra hội đua dài khoảng mười ki-lô-mét. Vạch xuất phát được căng bằng một sợi dây màu đỏ từ bờ bên này sang bên kia. Từ sáng sớm, mọi người dân trong xã đã ra bờ sông. Mọi người cầm theo cờ, trống để cổ vũ. Tiếng hò reo vang thật làm bầu không khí thêm sôi động. Em cùng với mấy bạn trong xóm đến cũng đến xem và cổ vũ cho đội đua của làng mình. Năm đội tham dự cuộc thi đại diện cho năm làng trong xã. Mỗi đội mặc một bộ trang phục truyền thống với màu sắc khác nhau. Đội đua thuyền của làng em mặc trang phục màu trắng.

 

Lúc này, trên sông đã có năm chiếc thuyền nằm chờ ở điểm xuất phát. Những chiếc thuyền dùng để thi đấu khá dài, nhưng không rộng lắm. Trên thuyền có mười anh thanh niên cao lớn, khỏe mạnh. Họ là những thành viên trong đội đua thuyền. Suốt một tháng, họ đã tập luyện để chờ ngày hội diễn ra. Bác phó chủ tịch xã đã phát biểu khai mạc hội đua. Một lúc sau, tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu vang lên. Những con thuyền lao nhanh vun vút về phía trước. Đội nào cũng gắng hết sức để về đích đầu tiên. Người dân hai bên bờ hò reo cổ vũ cho đội của mình. Những tiếng hô: “Đội đỏ cố lên! Đội xanh cố lên! Đội trắng cô lến!..” khiến cuộc đua thêm sôi nổi. Mọi người vừa hô vừa chạy theo những chiếc thuyền.

Đội xanh đang ở vị trí thứ nhất. Theo sau là đội cam, đội trắng. Nhưng khoảng cách giữa ba đội là không xa. Hai đội vàng và đội đen đang ở vị trí cuối cùng cũng đang cố gắng hết sức để bắt kịp. Đến khi chỉ còn khoảng vài mét nữa là tới đích thì bất ngờ đội trắng bắt đầu tăng tốc. Thật bất ngờ, đội trắng đã vượt lên trước. Đích đến đang ở rất gần rồi. Tiếng hò reo càng lớn hơn. Em hào hứng hô to: “Đội trắng có lên”. Như đáp lại sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả, đội trắng đã cán đích đầu tiên. Theo sau là đội xanh, đội cam, đội vàng, và đội đen.

Cuộc đua đã kết thúc. Các đội giành giải nhất, nhì và ba lên nhận giải thưởng. Hai đội thua cuộc không vì thế mà nản chí. Họ tự nói với nhau sẽ quyết tâm cho mùa giải năm sau. Người xem thì có người hài lòng với kết quả, có người không phục.

Lễ hội đua thuyền là một nét đẹp văn hóa của quê hương em. Em mong rằng lễ hội sẽ tiếp tục được tổ chức và nhận được sự yêu mến của người dân.

THCS Yên Hòa - Lớp 6A3 N...
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
14 tháng 8 2023 lúc 18:10

Tham khảo:

"Giờ Trái Đất" là một sự kiện toàn cầu nhằm tăng cường nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ban đầu, năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a đã bắt đầu tìm kiếm phương pháp mới để tuyên truyền về vấn đề biến đổi khí hậu. Vào năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đã đặt tên cho chiến dịch của họ là "Giờ Trái Đất". Sự kiện này đã thu hút sự tham gia của hàng triệu người trên toàn thế giới, với hơn 4000 thành phố và 88 quốc gia tham gia vào năm 2009.

Mục đích của sự kiện là tăng cường ý thức về việc tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải, đồng thời khẳng định rằng mỗi hành động cá nhân đều có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta. Sự kiện này có nhiều hoạt động ý nghĩa như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ đồng hồ, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh và tuyên truyền vận động cộng đồng hưởng ứng chiến dịch. Vào ngày Trái đất năm nay, cả gia đình em đã quyết định tắt toàn bộ các thiết bị điện trong nhà để góp phần bảo vệ môi trường như đèn, tivi, máy tính, điều hòa... Sau khi tắt hết các thiết bị điện, mọi người trong khu phố ra ngoài hiên ngồi trò chuyện. Lúc này cả khu phố chìm trong không khí yên bình. Em lắng nghe những câu chuyện kể thú vị của mọi người về cuộc sống ngày trước khi chưa có đèn điện đơn giản, bình dị ra sao. Hóa ra cuộc sống ngày xưa nghèo khó, chậm rãi nhưng cũng thật vui vẻ và hạnh phúc. Một tiếng "Giờ Trái Đất" trôi qua thật nhanh và ý nghĩa.

Với những hoạt động nhỏ bé, thiết thực, "Giờ Trái Đất" đã góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và tăng cường nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường. Sự kiện này có ý nghĩa rất lớn đối với bảo vệ môi trường và tương lai của nhân loại.

datcoder
Xem chi tiết
datcoder
31 tháng 12 2023 lúc 16:14

      Vào đầu tháng ba âm lịch là quê em ai nấy đều rộn ràng chuẩn bị đi dự lễ hội Phủ Dầy. Theo bố kể: hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch là ngày tưởng nhớ Công chúa Liễu Hạnh ở làng Kim Thái, Vân Cát, Vụ Bản, cách làng em khoảng 10 cây số.

      Sáng nay cả nhà dậy rất sớm, ăn cơm hãy còn tối đất để chuẩn bị đi lễ hội. Mọi người ăn mặc rất chỉnh tề, em và bé Bông thì “diện” bộ đồ mới nhất. Ra đến đường cái đã thấy từng đoàn người, vừa đi vừa cười nói vui vẻ, gia đình em cũng nhập hội đi cho vui chân.

      Khoảng 8 giờ thì đến Phủ Dầy. Chao ơi! Mọi con đường đi vào đền thờ chính đều đông nghịt những người. Ô tô, xe máy bấm còi inh ỏi nhưng đường tắc không thể chạy nhanh được. Có lúc mẹ em phải bế bé Bông lên để len qua chỗ đông, còn em phải nắm chặt tay bố kẻo bị lạc.

      Đến trước ngôi đền chính đông nghẹt những người ăn mặc khăn áo sặc sỡ, vừa đi vừa múa hát. Đền chính là một dãy nhà đồ sộ có ba gác chuông, càng đi vào sâu càng thấy cảnh uy nghiêm, lộng lẫy những đồ thờ sơn son thếp vàng rực rỡ ẩn hiện trong khói hương nghi ngút.

      Sau khi ở khu đền chính ra, bố em dẫn chúng em đến thăm khu lăng mộ của bà Chúa. Chuyện kể rằng trước kia bà báo mộng cho vua sinh hoàng tử, cho nên nhà vua đã cho mang đá ngũ sắc và nhiều gỗ quý ở Huế ra để xây dựng thành một lăng tẩm rất to lớn và đẹp.

      Trước khi ra về chúng em còn được vào làng Kim Thái xem ngôi đền nhỏ, bên cạnh đó có cây chuối thần mà trước đây vài năm nó nở ra buồng có từ 120 đến 150 nải. Đi qua chỗ bán hàng bố em mua cho hai anh em mỗi đứa một cái trống ếch, đánh kêu “bông bông” rất vui tai.

      Ra về đi được một quãng xa em còn quay lại nhìn phong cảnh Phủ Dầy sao mà hùng vĩ và đẹp đến thế. Đã bao đời nay những người thợ nề, thợ mộc đã góp công xây dựng nên một khu di tích lịch sử về bà Chúa Liễu Hạnh, và là vẻ đẹp của quê hương Nam Định mà nhiều người đi xa thường nhớ tới.

minh chau
31 tháng 12 2023 lúc 16:25

. Tổng của hai số bằng 40,3. Nếu gấp số thứ nhất lên 5 lần và gấp số thứ hai lên 7 lần thì được tổng mới 233,1. Tìm hai số đó?

Nguyễn Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Cô Mỹ Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Lâm Kỳ
25 tháng 12 2023 lúc 22:19

Một trong những sự kiện mang tính toàn cầu là “Giờ Trái Đất”. Sự kiện này đã có những tác động tích cực liên quan đến môi trường của Trái Đất.

Năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Đến năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”. Nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất” vào năm 2006. Sau đó, một lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a vào ngày 31 tháng 3 năm 2007. Cho đến ngày 29 tháng 3 năm 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người và trong đó có Việt Nam. Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.

Sự kiện “Giờ Trái Đất” ra đời với mục đích đề cao việc tiết kiệm điện năng, giảm lượng khí thải đi-ô-xít các-bon - một khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, sự kiện này cũng thu hút sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Từ đó khẳng định quan điểm cho rằng mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp làm thay đổi môi trường sống của chúng ta theo hướng ngày càng tốt hơn.

Sự kiện “Giờ Trái Đất” diễn ra với rất nhiều hoạt động có ý nghĩa như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một tiếng đồng hồ, tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông xanh, tuyên truyền vận động bạn bè, người thân hưởng ứng chiến dịch… Những hành động tuy nhỏ bé nhưng đã đem lại những tác động tích cực đến Trái Đất.

Như vậy, sự kiện “Giờ Trái Đất” có ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên… cho nhân loại. Đồng thời nâng cao ý thức, khuyến khích mọi người cùng thực hành lối sống sống bền vững, không sử dụng năng lượng lãng phí.

Lê Đặng Bảo An
17 tháng 12 2024 lúc 21:13

Quê hương tôi nằm giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ, nơi truyền thống văn hóa làng xã luôn được giữ gìn qua các thế hệ. Một trong những sự kiện nổi bật nhất mà tôi đã được tham gia là Lễ hội Đình làng. Đây là dịp để người dân trong làng tưởng nhớ công ơn của các vị thần thành hoàng và cũng là dịp để thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng.

Lễ hội Đình làng thường được tổ chức vào ngày rằm tháng Hai âm lịch hằng năm, khi tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc. Làng tôi có một ngôi đình cổ kính, nằm giữa khu đất rộng rãi rợp bóng cây đa. Đây chính là nơi diễn ra các hoạt động chính của lễ hội.

Buổi sáng, lễ hội bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu. Kiệu được trang trí công phu, mang bài vị của vị thần thành hoàng làng. Đoàn rước gồm các bô lão mặc áo dài truyền thống, đội trống, đội múa lân, và đông đảo người dân. Đoàn đi vòng quanh làng, dừng chân tại các điểm quan trọng để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Tiếp đó là lễ dâng hương trong đình. Hương khói nghi ngút, lời khấn vang lên trong không gian trang nghiêm, đầy thành kính. Ai nấy đều cầu nguyện cho sức khỏe, hạnh phúc và sự bình an.

Buổi chiều, không khí lễ hội trở nên sôi động hơn với các trò chơi dân gian như kéo co, đấu vật, và thi thả diều. Trẻ em háo hức tham gia trò chơi ô ăn quan và nhảy bao bố, trong khi người lớn cổ vũ nhiệt tình. Đặc biệt, hội thi nấu cơm bằng bếp rơm thu hút nhiều đội thi, vừa vui nhộn vừa gợi nhớ những ngày xưa cũ.

Vào buổi tối, làng tổ chức chương trình văn nghệ và múa hát. Dưới ánh trăng rằm, tiếng hát chèo, câu đối, và những điệu múa truyền thống làm ấm lòng người tham dự.

Lễ hội Đình làng không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là cơ hội để mọi người gặp gỡ, chia sẻ và gắn kết với nhau. Qua những nghi thức và trò chơi truyền thống, chúng tôi – thế hệ trẻ – thêm yêu mến và tự hào về di sản văn hóa của quê hương mình.

Lễ hội Đình làng không chỉ mang giá trị tâm linh mà còn là nét đẹp văn hóa của làng quê Việt Nam. Được tham gia và chứng kiến lễ hội này, tôi cảm nhận sâu sắc tình làng nghĩa xóm và thêm yêu mến nơi mình sinh ra và lớn lên. Đó là một trải nghiệm đáng nhớ, giúp tôi hiểu hơn về cội nguồn và truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Anh Thế
Xem chi tiết
Nhật Huy Trần
5 tháng 4 2022 lúc 19:59

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

    Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hóa – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

   Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hóa), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

    Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa hơn xưa. Các hình thức văn hóa truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hóa dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hóa giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời đóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hòa, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hóa vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.

    Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ,

 thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

 
Nhật Mai Nguyễn
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
6 tháng 2 2022 lúc 13:31

Hình như nhầm lớp thì phải chứ anh nhớ lớp 8 mới học văn thuyết minh. 

Trần Đức Huy
6 tháng 2 2022 lúc 13:33

Tham khảo

 

Tây Nguyên một vùng đất hùng vĩ với những cao nguyên đất đỏ xếp tầng, được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những cánh rừng xanh thẳm bạt ngàn, những mảnh đất bazan màu mỡ, khí hậu quanh năm ôn hòa. Nơi đây quy tụ nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, những con người thật thà chất phác mang đậm bản sắc của núi rừng cao nguyên. Có thể nói Tây Nguyên là cái nôi của những sử thi huyền thoại, là vùng đất giàu có với những truyền thống văn hóa độc đáo, đậm chất núi rừng linh thiêng. Đua voi là một trong những lễ hội cuốn hút, độc đáo nhất của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Lễ hội được tổ chức vào tháng ba âm lịch, cứ hai năm lại có một lần lễ hội như vậy. Người ta chọn mùa xuân là mùa tổ chức lễ hội đua voi nhằm thể hiện mong muốn một khởi đầu năm mới, tốt đẹp, ấm no hạnh phúc cho người dân khắp các thôn bản, tạo nên một không khí tưng bừng, nhộn nhịp, làm say đắm bất kỳ những ai đã từng đặt chân đến nơi đây. Voi là con vật biểu tượng cho núi rừng Tây Nguyên, từ lâu đã được thuần hoá là vật nuôi rất có ích và chung sống thân thiện với con người. Chúng giúp người dân kéo gỗ, chở đồ, vận chuyển hàng hoá, và đặc biệt chúng còn được huấn luyện để biểu diễn trong các lễ hội, trong các sở thú. Voi là loài động vật to lớn nhưng hiền lành, thông minh và có khả năng ghi nhớ rất nhanh, chính vì lẽ đó mà chúng từ lâu trở thành người bạn thân tình, gắn bó với người dân Tây Nguyên cả trong chiến tranh và trong đời sống hàng ngày. Đây được coi là loài động vật linh thiêng và được nhân dân yêu quý, tôn kính như một biểu tượng mạnh mẽ của mảnh đất cao nguyên bạt ngàn nắng gió.

 

Quả thật Tây Nguyên là một vùng đất có không khí thích hợp để tổ chức các lễ hội vui tươi.Lễ hội Đua Voi được tổ chức tại Đăk-Lăk nhằm tôn vinh truyền thống văn hoá, tinh thần thượng võ và tài nghệ cưỡi voi của đồng bào Tây Nguyên. Hội Đua Voi được tổ chức cùng với các lễ hội khác như: Lễ cúng bến nước, Lễ cúng sức khỏe cho Voi, Lễ Ăn Trâu mừng mùa (Lễ Đâm Trâu), Lễ cúng lúa mới (Lễ mừng mùa), Văn hóa cồng chiêng... Đồng bào tin vào một năm mới tràn đầy niềm vui, mùa màng bội thu, nhà nhà được ấm no hạnh phúc.

Hội Đua Voi được tổ chức rất hoành tráng nhộn nhịp nhưng chỉ kéo dài trong vòng một ngày duy nhất. Tuy nhiên công việc chuẩn bị đã diễn ra từ trước đó vài tháng, những con voi dự thi sẽ được chủ của chúng đưa tới những bãi cỏ xanh ngát, được ăn uống no nê đủ các loại trái cây, rau cỏ như: Đu đủ, mía,...Chúng không phải làm việc mà nghỉ ngơi để dưỡng sức thi đấu thế nên chú voi nào cũng béo tốt, tràn đầy năng lượng. Tới ngày hội, đàn voi nô nức tập trung về một bãi đất trống rộng lớn để thi tài, tại những bãi đất bằng phẳng các chú voi phải trải qua ba phần thi gay cấn: Voi chạy tốc độ, Voi bơi vượt sông Sê-rê-pôk., Voi đá bóng. Người dân khắp các tỉnh Tây Nguyên kéo đến để thưởng thức lễ hội, các bộ y phục sặc sỡ màu sắc, tiếng vỗ tay cổ vũ náo nhiệt, khiến cho lễ hội thêm phần náo nhiệt, rộn rã. Ngoài ra khi du khách đến tham quan được hoà vào không khí hội, còn được thưởng thức những món ăn đặc sản đậm đà hương vị núi rừng Tây Nguyên.

 

Hội Đua Voi bắt đầu bằng khi vị trọng tài thổi một tiếng tù vang vọng báo hiệu trận đua sắp bắt đầu, những chú voi thông minh, mạnh mẽ, dưới sự chỉ huy dẫn dắt của các chàng trai dũng cảm, khỏe mạnh bậc nhất từng buôn làng lần lượt tiến vào vạch xuất phát, từ từ quỳ bốn chân xuống, như một lời chào thân thiện dành cho những người cổ vũ. Thông thường một đội đua gồm hai chàng trai gọi là các Man-gát, mang trên mình những bộ quần áo thổ cẩm có màu sắc sặc sỡ, có thể cột thêm một dải vải màu để phân biệt các đội. Sau khi xong thủ tục chào hỏi, trọng tài lại thổi tiếp một hồi tù khác, hồi tù này dứt khoát và mạnh mẽ hơn nhiều, để bắt đầu cuộc đua, những chú voi tiến lên phía trước trong sự cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả, tiếng gõ chiêng, tiếng reo hò vang dội như tăng thêm nhuệ khí cho từng vận động viên. Đàn voi cứ thế lao đi, chàng trai ngồi đầu dẫn voi, luôn cúi rạp mình áp sát vào lưng voi để ổn định cơ thể, tránh sức cản của không khí góp phần khiến voi chạy nhanh hơn. Đôi mắt lúc nào cũng thận trọng quan sát tứ phía và điều khiển chú voi bằng một thanh sắt nhọn dài khoảng 1 mét, mỗi khi voi chạy chậm lại họ lại dùng cây sắt đâm vào mông khiến voi đau, nó liền lồng lên và chạy nhanh hơn nữa. Nhưng không chỉ chạy nhanh là được, voi còn phải chạy đúng đường của mình, đây là nhiệm vụ của người ngồi phía sau, họ sẽ dùng một cái búa gọi là búa Kốc, nện vào mông voi để voi chạy thẳng hướng, tránh lấn sang làn của đội khác, theo đúng lộ trình đã vạch ra. Càng về gần đích, tiếng hò reo cổ vũ cùng tiếng chiêng, trống hòa nhịp gõ vang, rộn ràng náo nhiệt cả một vùng lại càng to, voi thấy thế lại càng hăng, cố sức phóng về đích. Hội đua kết thúc, các chú voi trở về buôn làng trong sự tự hào, kính trọng khôn xiết của người dân nơi đây.

 

Hội Đua Voi kết thúc buôn làng kéo nhau quây quần cùng nhau ăn uống, vui chơi. Tiếng cồng chiêng vang lên nồng cháy, những chàng trai cô gái nắm tay nhau nhảy múa quanh quanh đống lửa sáng rực. Những cụ già say sưa trò chuyện vui vẻ. Lễ hội dường như gắn kết con người lại với nhau, khiến họ trở nên gần gũi thân tình, mang một màu sắc tươi mới phủ lên vùng đất cao nguyên hùng vĩ.

Lễ hội Đua Voi từ lâu đã trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em trên vùng đất Tây nguyên đầy nắng và gió, chứa đựng màu sắc anh hùng thượng võ, lối sống mạnh mẽ của đồng bào nơi đây từ thuở xa xưa. Đến với Bản Đôn du khách sẽ được thỏa sức thả hồn vào thiên nhiên núi rừng thơ mộng, được khám phá những nét văn hoá đặc sắc, độc đáo, được thưởng thức ẩm thực phong phú, đa dạng. Ngày nay lễ hội Đua Voi không còn chỉ gói gọn trong văn hoá buôn làng Bản Đôn mà đã được phát triển thành một lễ hội du lịch thú vị, hấp dẫn du khách gần xa.

Gà mà gà hay gáy là con...
9 tháng 2 2022 lúc 19:41

bây giờ đổi sách lớp 6 bắt đầu học rồi

quandz123
Xem chi tiết
Minh Phương
27 tháng 8 2023 lúc 19:59

Tiêu đề: Trải nghiệm thú vị tại buổi hội thảo khoa học trong trường:

  Trong kỳ nghỉ hè vừa qua, tôi đã có cơ hội tham gia vào một sự kiện đặc biệt diễn ra tại trường của mình. Đó là buổi hội thảo khoa học, một sự kiện được tổ chức hàng năm nhằm khuyến khích sự tò mò và đam mê về khoa học của học sinh.

  Buổi hội thảo diễn ra trong một không gian rộng lớn, được trang bị đầy đủ các thiết bị và trang thiết bị hiện đại. Tôi cảm thấy hào hứng khi bước vào không gian này, bởi tôi biết rằng sẽ có rất nhiều hoạt động thú vị và bổ ích đang chờ đón tôi.

  Buổi hội thảo bắt đầu bằng một buổi diễn thuyết từ các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học. Họ chia sẻ những kiến thức mới nhất và những phát hiện đáng kinh ngạc trong các lĩnh vực như vật lý, hóa học, sinh học và công nghệ. Tôi không chỉ học hỏi được những kiến thức mới mà còn được khám phá những ứng dụng thực tế của khoa học trong cuộc sống hàng ngày.

  Sau buổi diễn thuyết, tôi được tham gia vào các hoạt động thực hành thú vị. Có các gian hàng trưng bày các thí nghiệm khoa học, nơi tôi có thể tận tay thực hiện các thí nghiệm và quan sát kết quả. Tôi đã được trải nghiệm việc tạo ra các phản ứng hóa học, xem các hiện tượng vật lý đặc biệt và thậm chí tham gia vào các thí nghiệm về sinh học. Điều này giúp tôi hiểu rõ hơn về quy trình nghiên cứu khoa học và cảm nhận được sự thú vị của việc khám phá và tìm hiểu.

  Không chỉ có các hoạt động thực hành, buổi hội thảo còn có các trò chơi và cuộc thi với những câu hỏi khoa học thú vị. Tôi đã tham gia vào các trò chơi như "Ai là triệu phú khoa học" và "Đố vui khoa học". Những trò chơi này không chỉ giúp tôi kiểm tra kiến thức mà còn mang lại tiếng cười và niềm vui cho tất cả mọi người tham gia.

  Buổi hội thảo khoa học đã kết thúc với một buổi triển lãm các dự án nghiên cứu khoa học của các học sinh. Tôi đã được ngắm nhìn những dự án sáng tạo và độc đáo mà các bạn học sinh đã thực hiện. Từ việc nghiên cứu về năng lượng tái tạo đến việc tạo ra các mô hình vũ trụ, tôi đã thấy sự sáng tạo và nỗ lực của các bạn trẻ.

  Buổi hội thảo khoa học đã mang lại cho tôi một trải nghiệm thú vị và bổ ích. Tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức mới, trải nghiệm các hoạt động thực hành và được tận hưởng không khí sôi động và hào hứng của sự kiện. Tôi hy vọng rằng trong tương lai, trường sẽ tiếp tục tổ chức những buổi hội thảo khoa học tuyệt vời như vậy để tất cả học sinh có thể khám phá và đam mê với khoa học.