Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 11 2019 lúc 13:18

Câu này nói lên sự nghịch ngợm, hiếu động và tinh quái của học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

Nguyễn Ngọc Phương Linh
2 tháng 10 2021 lúc 9:27

thứ tư là các ngày trong tuần dễ ẹt

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Hoàng Hương
20 tháng 2 2022 lúc 20:28

Nguyễn Tuấn Dĩnh đúng r

Tonu
Xem chi tiết
LƯỜI ĐẶƬ ƬÊП.
Xem chi tiết
Minh Nhân
24 tháng 3 2021 lúc 20:48

Em tham khảo nhé !

Để trở thành một người thành đạt, ngoài những đức tính ham học hỏi, nhạy bén thì sự kiên nhẫn, cần cù cũng là một yếu tố quan trọng góp phần lớn vào sự thành công của một con người. Để khẳng định tầm quan trọng của lòng kiên nhẫn và động viên tinh thần cho các thế hệ sau vượt qua khó khăn trên con đường đầy chông gai, ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm xương máu một cách ngắn gọn trong câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Cây kim là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó thật nhỏ bé nhưng cũng rất hoàn hảo. Thân kim tròn nhỏ, đầu nhọn và cuối thân có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Ông cha ta từ xa xưa muốn làm nên cây kim ấy không có cách nào khác là mài giũa những thanh sắt thô ráp, to lớn qua bao nhiêu ngày tháng mới thành.

Từ sắt để nên kim là cả một quá trình tôi luyện kì công, không chỉ tôi luyện thanh sắt mà đó còn là thử thách sự kiên nhẫn của lòng người. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim, đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công.

Quan điểm “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực tế đã chứng minh rằng nếu chỉ dựa vào trí thức và may mắn thì rất khó để có thể thành công mà còn phải dựa vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân mỗi người. Đó có thể là con đường đầy chông gai và khó khăn nhưng rất xứng đáng.

Với mỗi người con đất Việt thì kí ức về những cuộc chiến tranh vẫn còn mãi. Đó là dẫn chứng sống động cho câu tục ngữ này. Suốt cả thế kỉ XX dân tộc ta đã phải trải qua những cuộc chiến trường kì để có thể bảo vệ vững chắc độc lập của dân tộc. Chính sự đấu tranh bền bỉ không ngừng nghỉ, lòng kiên trì, quyết tâm trong mỗi trái tim người con Việt Nam đã khiến cho quân địch phải đầu hàng.

Trong đời sống hằng ngày cũng có nhiều tấm gương về lòng kiên trì rất đáng ngưỡng mộ. Có thể kể đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí với đôi bàn tay kém may mắn bị liệt. Thầy đã không bỏ cuộc mà hằng ngày, từng chút một thầy tập viết bằng đôi bàn chân vụng về của mình.

 

Sự miệt mài ấy đã sớm hái được quả ngọt khi thầy dù bằng một cách khác người đặc biệt đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng ở Việt Nam và là nhân chứng sống động cho sự quyết tâm, bền bỉ của con người.

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Nếu ngay từ đầu chúng ta không kiên trì nắn nót từng chữ viết thì sẽ không thể viết chữ đúng, ngay ngắn, thẳng hàng. Nếu chúng ta không nhẫn nại làm từng phép toán đơn giản thì không thể nào làm được những bài toán khó hơn.

Học tập là một quá trình dài và vất vả, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành thì làm sao có thể đạt được kết quả tốt. Sự kiên trì của mỗi cá nhân sẽ lớn thêm từng ngày cùng với những thử thách của cuộc sống. Chỉ cần chúng ta lơ là một chút thôi thì sẽ bị thua cuộc và bỏ lại phía sau.

Đây mà một đức tính quan trọng và đầu tiên để giúp chúng ta có thể gặt hái thành công, bài học “Có công mài sắt, có ngày nên kim” vì thế đã được dạy ngay từ bài học đầu tiên của lớp 2 là để chúng ta nhận thức rõ về điều này.

Nói về lòng kiên trì, Bác Hồ cũng đã bằng những kinh nghiệp hoạt động cách mạng lâu dài của mình để dạy các thanh niên rằng:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa, là kết quả của một quá trình dài chiến đấu và lao động của ông cha ta nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đi đến thành công.

Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài sự kiên trì, thế hệ trẻ cần phải tích cực học tập, nhạy bén với thời cuộc, không ngường sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và công việc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Nguyễn Ngọc Hân
Xem chi tiết
Lê Thị Việt Trâm
28 tháng 4 2020 lúc 22:02

câu-thứ-3-nhé

Khách vãng lai đã xóa
Cherry Xanh
Xem chi tiết
♡ sandy ♡
27 tháng 4 2020 lúc 14:52

1 . Khái niệm

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2. Đặc điểm của văn nghị luận:

          - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

          - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

                   Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

3. Cấu trúc :

- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

4. Các phương pháp lập luận :

- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

Khách vãng lai đã xóa
♡ sandy ♡
27 tháng 4 2020 lúc 15:00

Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng chứa vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. ... Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.

Khách vãng lai đã xóa
♡ sandy ♡
27 tháng 4 2020 lúc 15:25

I : Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu về câu tục ngữ

“Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”

Không bao giờ có một thành công nào có thể đến dễ dàng nếu mà chúng ta không có ý chí phấn đấu để tìm lấy nó thì không đời nào nó bỗng nhiên đến với ta. Hiểu được điều này, ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lý hoàn toàn đúng đắn và đây là đạo lý rất dễ hiểu nhưng lại rất ít người làm được.

II : Thân bài

1. Giải thích

Sắt là 1 loại kim loại cứng, khó gọt đẽo khó mài.

Kim là dụng cụ để khâu, vá có hình dáng rất nhỏ bé, mảnh mai cũng chỉ to hơn cây tăm một tý.

Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo nhỏ bé - một việc làm tưởng như không thể và không bao giờ làm được, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho chúng ta ý chí nghị lực và lòng kiên trì của 1 con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ để có thể lên được đỉnh của thành công thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

2. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ

Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.

Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới đỉnh cao của thành công là phải có ý chí, sự nỗ lực và kiên trì nữa.

Sau cơn mưa mới có cầu vồng tuyệt đẹp nhưng chúng ta phải vượt qua được cơn mưa và mây đen thì mới xem được cầu vồng cũng như con người phải cố gắng chịu thương, chịu khó và nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành được. Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào.

Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công", vv....

Cao Bá Quát xưa kia viết chữ xấu như gà bới nhưng nhờ chăm chỉ rèn luyện viết chữ, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt.

Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý : có ý chí, lòng phải quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh, nhẫn nại thì ta giờ chắc không được như bây giờ, thì liệu ngày hôm nay của chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập và hạnh phúc hay không?

Người nông dân Việt Nam đã phải “hai sương một nắng”, “đầu tắt mặt tối” ở ngoài đồng ruộng với mong ước mơ có một vụ mùa bội thu. Cho dù hạn hán và có dù lũ lụt nhưng ý chí vươn lên thay đổi thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi bao giờ nghiêng ngả.

Edison đã phải miệt mài thực hiện đến 1000 thí nghiệm thì mới tìm ra được chất làm nên dây tóc bóng đèn. Nếu không có niềm say mê, kiên trì, nhẫn nại của ông thì chắc giờ đây nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối mù mịt.

3. Bài học

Câu tục ngữ là bài học về 1 phẩm chất đáng quý của con người.

Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.

Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.

III : Kết bài

Nêu suy nghĩ của em về vấn đề.

Bác Hồ đã dạy thanh niên rằng “Không có việc gì khó // Chỉ sợ lòng không bền // Đào núi và lấp biển // Quyết chí ắt làm nên”. Trên đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của chính bản thân mình hay chưa?

Khách vãng lai đã xóa
Đào Anh Thư
Xem chi tiết
Hà Mạnh Lâm 5a
11 tháng 5 2021 lúc 9:40

cn là <em>

Khách vãng lai đã xóa
DF � Shin ✧ ( Team Math...
11 tháng 5 2021 lúc 9:38

Chủ ngữ là < em >

Khách vãng lai đã xóa
꧁༺Nguyên༻꧂
11 tháng 5 2021 lúc 9:38

Chủ ngữ : Em

Vị ngữ: ở nhà học,trông em giúp mẹ
~ Hok Tốt ~

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Hân
Xem chi tiết
Quân Tôm
Xem chi tiết
Minh Nhân
6 tháng 5 2021 lúc 17:26

Em tham khảo nhé !

 

Từ bao đời nay dân tộc Việt Nam ta luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyền thông tương thân tương ái, bao bọc lấy nhau đúng như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

 

Vậy trước tiên ta phải hiểu thế nào là’’ Lá lành đùm lá rách’’. Lá lành là những người có cuộc sống đầy đủ còn lá rách là những con người nghèo khổ có hoàn cảnh kém may mắn hơn những người khác. Từ đó ông cha ta đã nói về tình thương giữa con người, đưa ra một hình ảnh tự nhiên để nhắn nhủ chúng ta phải biết che chở, nhường cơm sẻ áo với những người có hoàn cảnh khó khăn.

 

Trong cuộc sống ai cũng muốn có một cuộc sống đầy đủ, no ấm nhưng không phải ai trong số họ cũng đều có được cuộc sống như vậy. Họ phải chật vật kiếm từng bữa cơm qua ngày, họ lo lắng phải chống chọi với nắng, mưa, bão bùng, lo lắng cho cả cuộc sống tương lai của họ, hay cũng có những người ngày ngày lo lắng về căn bệnh luôn rình rập bản thân mình, giành giật giữa sự sống và cái chết, chính vì vậy mà chúng ta phải biết giúp đỡ, giúp họ vượt qua khó khăn mà họ đang phải gánh chịu. Nói về tinh thần đoàn kết, tấm lòng tương sinh tương ái ông cha ta đã có câu:

 

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hay:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

 

Tất cả đều nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để phát huy truyền thống đó rất nhiều chương trình được tổ chức với ước muốn có thể giúp đỡ, chia sẻ với người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn như chương trình “Lục Lạc Vàng”, tặng trâu cho những gia đình hộ nghèo, tuy là hành động nhỏ nhưng cũng phần nào sẻ chia phần nào về nỗi lo cơm áo. Các chương trình tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung để chia sẻ những mất mát mà bà con phải gánh chịu, đặc biệt các chương trình hỗ trợ học bổng cho các bạn nhỏ không có cơ hội đến trường như bao bạn cùng trang lứa, đó cũng là trao cho các em cơ hội đến trường, cơ hội để bước đến những thành công.

 

“Của ít mà lòng nhiều” đó là tất cả để nói về những người biết nhường cơm sẻ áo, biết lấy cái có của mình để san sẻ cho những người cần nó. Với những người có tấm lòng như vậy là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp, là cơ sở tạo dựng nên sức mạnh đoàn kết dân tộc đẩy lùi được bao cuộc tấn công xâm lược của kẻ thù.

 

Tuy nhiên cũng có những người vì lợi ích của bản thân mới giúp đỡ người khác hoặc thậm chí còn có những kẻ lợi dụng sự thương cảm của người khác để kiếm lợi cho bản thân mình, luôn ỷ lại, không chịu vươn lên trước những khó khăn. Mỗi việc làm nhỏ, mỗi lời động viên thăm hỏi đều sẽ trở thành những động lực để họ cố gắng, mỗi lần trao đi yêu thương là giúp họ bước gần đến một cuộc sống tốt đẹp.

Nguyen Thi Huyen Dieu
Xem chi tiết
Dương ♡
28 tháng 3 2020 lúc 10:51

a) các phép tu từ được sử dụng : từ trái nghĩa, điệp ngữ, so sánh

b) nghĩa : dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào, con người ta cũng không được đánh mất đi giá trị của bản thân, không được vì đồng tiền mà tha hoá nhân cách đạo đức. Đó là lẽ sống !

c) Giấy rách phải giữ lấy lề

Chết vinh còn hơn sống nhục

Chết trong còn hơn sống đục

Chết đứng còn hơn sống quỳ

        #shin

Khách vãng lai đã xóa