Phân tích đoạn văn "sáng hôm sau ...tu sửa căn nhà" của tác phẩm Vợ nhặt_Kim Lân
Vợ Nhặt
Cho đoạn trích "Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào .... để dự phần tu sửa căn nhà". Phân tích hình ảnh anh cu Tràng vào sáng hôm sau.
Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.
c) Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã cho thấy sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Nhờ có mấy bát bánh đúc mà người đàn bà trở thành vợ của Tràng. Cũng chính nì đói mà họ nương tựa vào nhau, chia sẻ với nhau giữa lúc hoạn nạn. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.
c, Luận điểm và luận cứ không hài hòa với nhau
Sửa: truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân cho thấy sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Chính trong lúc đói họ nương tựa vào nhau chia sẻ với nhau hoàn cảnh hoạn nạn, vợ chàng cũng nhờ có mấy bát bánh đúc của Tràng mà thoát cơn đói và nên duyên vợ chồng với Tràng. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo
Tham Khảo !
Tô Hoài là nhà văn rất thành công trong những nhà văn thuộc nền văn xuôi hiện đại. Tác phẩm của ông thường viết về những vấn đề gần gũi thân quen trong cuộc sống thường ngày. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ là tác phẩm viết về đề tài Tây Bắc mang lại những giá trị sâu sắc. Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm là Mị, một phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh, nhưng có vẻ đẹp tâm hồn và có sức sống mãnh liệt, dám đứng lên đấu tranh tìm lại hạnh phúc cho mình.
Nhân vật Mị hiện lên trong cách giới thiệu của tác giả ở ngay đầu câu chuyện gợi lên cho người đọc một sự lôi cuốn lạ kì. Chỉ bằng vài câu chữ, tác giả đã cho người đọc hình dung ra được cuộc sống đầy đau khổ mà Mị đang phải hứng chịu trong nhà Pá Tra. "Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi".
Hình ảnh người con gái với vẻ mặt và ánh mắt vô hồn bên cạnh cái quay sợi, tảng đá, tàu ngựa; cô gái là con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu có nhưng sao mặt lúc nào "buồn rười rượi". Khuôn mặt đó gợi ra một số phận đau khổ, bất hạnh nhưng cũng ngầm ẩn một sức mạnh tiềm tàng.
Mị trước đó là một người con gái đẹp của núi rừng Tây Bắc, cô có tài có sắc, có một tâm hồn tràn đầy khát khao cuộc sống, khát khao yêu đương, có rất nhiều người yêu và cô cũng đã trao gửi tình yêu cho một người trai làng yêu cô tha thiết.
Nhưng số phận may mắn không đến với cô, người con gái tài hoa miền sơn cước đó phải chịu một cuộc đời bạc mệnh. Để cứu nạn cho cha, cuối cùng cô đã chịu bán mình, chịu sống cảnh làm người con dâu gạt nợ trong nhà thống lí. Danh nghĩa là con dâu nhưng cô đã phải chịu mọi khổ cực đến tận cùng của một kẻ tôi tớ. Thân phận Mị không chỉ là thân trâu ngựa, "Con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở cái nhà ngày thì vùi vào việc làm cả ngày lẫn đêm" .
Không những bị đày đọa về thể xác, Mị còn bị dày vò về một nỗi đau tinh thần không lối thoát. Một cô Mị mới hồi nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lặng câm, "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Và nhất là hình ảnh căn buồng Mị, kín mít với cái cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, Mị ngồi trong đó trông ra lúc nào cũng thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng.
Đó quả thực là một thứ địa ngục trần gian giam hãm thể xác Mị, cách li tâm hồn Mị với cuộc đời, cầm cố tuổi xuân và sức sống của cô. Tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi ở đây đã được cất lên nhân danh quyền sống. Cái chế độ ấy đáng lên án, bởi vì nó làm cạn khô nhựa sống, làm tàn lụi đi ngọn lửa của niềm vui sống trong những con người vô cùng đáng sống.
Quá khổ cực và muốn giải thoát cho mình bằng cái chết, nhưng lại lo cho cha nên Mị đã cố sống. Khi cha Mị không còn nữa, thì Mị lại buông trôi, kéo dài mãi sự tồn tại vật vờ, như một đồ vật không cảm xúc. Muốn chết nghĩa là vẫn còn muốn chống lại một cuộc sống không ra sống, nghĩa là xét cho cùng, còn thiết sống. Còn khi đã không thiết chết, nghĩa là sự tha thiết với cuộc sống cũng không còn, lúc đó thì lên núi hay đi nương, thái cỏ ngựa hay cõng nước... cũng chỉ là cái xác không hồn của Mị mà thôi.
Cuộc sống của Mị cứ thế lầm lũi trôi qua ngày này sang tháng khác, những tưởng con người thật sự của Mị đã chết đi. Nhưng bên trong cái hình ảnh con rùa lầm lũi kia đang còn một con người, có khao khát sống đến mãnh liệt. Khát vọng hạnh phúc có thể bị vùi lấp, bị lãng quyên trong đáy sâu của một tâm hồn đã chai cứng vì đau khổ, nhưng không thể bị tiêu tan. Gặp thời cơ thuận lợi thì nó lại cháy lên. Và khát vọng hạnh phúc đó đã bất chợt cháy lên, thật nồng nàn và xót xa trong một đêm xuân đầy ắp tiếng gọi của tình yêu.
Chính không khí mùa xuân của Hồng Ngài năm ấy đã làm trỗi dậy sức sống ở con người Mị. Gió rét, sắc vàng ửng của cỏ tranh, sự biến đổi màu sắc kì ảo của các loài hoa đẹp đã góp phần làm nên cuộc nổi loạn trong một tâm hồn đã bấy nhiêu năm tê dại vì đau khổ. Tác nhân quan trọng là hơi rượu. Ngày tết năm đó Mị cũng uống rượu, Mị lén uống từng bát, "uống ừng ực" rồi say đến lịm người đi. Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về nỗi nhớ.
Mị lãng quên thực tại (nhìn mọi người nhảy đồng, người hát mà không nghe, không thấy và cuộc rượu tan lúc nào cũng không hay) nhưng lại nhớ về ngày trước (ngày trước, Mị thổi sáo cũng giỏi...), và quan trọng hơn là Mị vẫn nhớ mình là một con người, vẫn có cái quyền sống của một con người: "Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi Mị và A Sử, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau".
Tiếng sáo thật có ý nghĩa bởi tiếng sáo là tiếng gọi của mùa xuân, của tình yêu và tuổi trẻ. Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị, nó đã trở nên tiếng lòng của người thiếu phụ. Mị đã thức dậy với sức sống tiềm tàng và cảm thức về thân phận. Cho nên trong thời khắc ấy, ta mới thấy Mị đầy rẫy những mâu thuẫn. Lòng phơi phới nhưng Mị vẫn theo quán tính bước vào buồng, ngồi xuống giường, trông ra cái lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Và khi lòng ham sống trỗi dậy thì ý nghĩ đầu tiên là được chết ngay đi.
Hòa mình vào không khí náo nhiệt của mùa xuân, tâm hồn tưởng như đã chết của Mị dần được sưởi ấm, nó lướn dần và lấn chiếm hẳn trọn bộ tâm hồn và suy nghĩ của Mị, cho tới khi Mị hoàn toàn chìm hẳn vào trong ảo giác: "Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi". Phải tới thời điểm đó Mị mới có hành động như một kẻ mộng du: quấn lại tóc, với thêm cái váy hoa, rồi rút thêm cái áo. Tất cả những việc đó, Mị đã làm như trog một giấc mơ, tuyệt nhiên không nhìn thấy A Sử bước vào, không nghe thấy A Sử hỏi.
Dù bị A Sử trói vào cột nhưng Mị vẫn chìm đắm với những giấc mơ về một thời xuân trẻ, đang bồng bềnh trong cảm giác du xuân. Tâm hồn Mị đang còn sống trong thực tại ảo, sợi dây trói của đời thực chưa thể làm kinh động ngay lập tức giấc mơ của kẻ mộng du. Cái cảm giác về hiện tại tàn khốc, Mị chỉ cảm thấy khi vùng chân bước theo tiếng sáo mà tay chân đau không cựa được. Nhưng nếu cái mơ không đến một lần nữa thì sự tỉnh ra cũng vậy.
Lại một giai đoạn chập chờn nữa giữa cái mơ và cái tỉnh, giữa tiếng sáo và nỗi đau nhức của dây trói và tiếng con ngựa đạp vách, nhai cỏ, gãi chân. Nhưng bây giờ thì theo chiều ngược lại, tỉnh dần ra, đau đớn và tê dại dần đi, để sáng hôm sau lại trở về với vị trí của con rùa nuôi trong câm lặng, mà còn câm lặng hơn trước.
Sức sống le lói của Mị đã bùng phát lên thành hành động, đó là hành động Mị cởi trói cho A Phủ. Cũng như Mị, A Phủ là nạn nhân của chế độ độc tài phong kiến miền núi. Những va chạm mang đầy tính tự nhiên của lứa tuổi thanh niên trong những đêm tình mùa xuân đã đưa A Phủ trở thành con ở gạt nợ trong nhà thống lí. Và bản năng của một người con vốn sống gắn bó với núi rừng, ham thích săn bắn đã đẩy A Phủ tới hiện thực phũ phàng: bị trói đứng.
Và chính hoàn cảnh bi thương đó đã đánh thức lòng thương cảm trong con người Mị. Nhưng tình thương đó không phải tự nhiên bùng phát trong Mị mà là kết quả của một quá trình đấu tranh giằng xé trong thế giới nội tâm của cô. Mấy hôm đầu Mị vô cảm, thờ ơ với hiện thực trước mắt: "A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi". Câu văn như một mình chứng sự tê dại trong tâm hồn Mị.
Bước ngoặt bắt đầu từ những dòng nước mắt: "Đêm ấy A Phủ khóc. Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai lõm má đã xạm đen". Và giọt nước mắt kia là giọt nước cuối cùng làm tràn đầy cốc nước. Nó đưa Mị từ cõi quên trở về với cõi nhớ. Mị nhớ mình đã từng bị trói, đã từng đau đớn và bất lực. Mị cũng đã khóc, nước mắt chảy xuống cổ, xuống cằm không biết lau đi được. A Phủ, nói đúng hơn là dòng nước mắt của A Phủ, đã giúp Mị nhớ ra mình, xót thương cho mình.
Con người Mị lúc này đã tỉnh táo, Mị đã nhận thức được những đau khổ mà Mị đã phải chịu đựng và thương cho người có cùng cảnh ngộ như mình là A Phủ. Nhưng nó còn vượt lên giới hạn thương mình: "Mình là đàn bà... chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi còn người kia việc gì mà phải chết". Nhưng khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị càng tỉnh táo hơn và bất ngờ chạy theo A Phủ. Lòng ham sống của một con người như được thổi bùng lên trong Mị, kết hợp với nỗi sợ hãi, lo lắng cho mình. Mị như tìm lại được con người thật, một con người còn đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận.
Phải nói rằng, nhà văn đã có sự am hiểu sâu sắc về cuộc song của con người Tây Bắc, có sự cảm thông sâu sắc đối với những người phụ nữ nơi đây, nhà văn mới có thể phát hiện ra cái vẻ đẹp nằm sâu trong tâm hồn người phụ nữ bất hạnh ấy.
Thông qua nhân vật Mị nhà văn đã thay toàn dân tố cáo cái thế lực phong kiến đã áp bức, bóc lột và chà đạp nên quyền sống cơ bản của con người. Cũng qua nhân vật ấy Tô Hoài đã ca ngợi khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng tự do hạnh phúc của những con người nghèo khổ ấy, đồng thời thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tình giai cấp của dân tộc Việt trong những khó khăn gian khổ.
phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân
Tham khảo:
Nhắc đến nhà văn Kim Lân thì nhiều người sẽ nghĩ ngay tới “Vợ nhặt” – một tác phẩm nổi tiếng của ông. Bạn đọc biết đến “Vợ nhặt” như là một minh chứng chân thực nhất cho cuộc đời và số phận của con người trong nạn đói 1945 lịch sử. Trong tác phẩm này, nhà văn Kim Lân là khắc họa nhân vật Tràng – một người đàn ông nghèo khổ tiêu biểu cho những người nghèo khổ và qua đó để làm nổi bật tinh thần nhân đạo nhân văn về tình yêu thương con người.
Truyện ngắn “Vợ nhặt” lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945, và cụ thể là ở một xóm ngụ cư tiêu điều xác xơ. Tình huống truyện ở đây là việc anh cu Tràng có vợ, nhưng không phải được cưới hỏi đàng hoàng mà là vô tình “nhặt” từ ngoài đường về. Qua sự kiện mang tính độc đáo và bất ngờ này, nhà văn đã đi sâu vào tâm lý từng nhân vật và qua cho làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp bên trong những con người thấp cổ bé họng nghèo đói, bần cùng.
Để làm nổi bật tư tưởng ấy, Kim Lân đã lựa chọn mà khắc họa nhân vật Tràng xuyên suốt trong tác phẩm. Tràng là một anh con trai nghèo khổ, làm nghề kéo xe bò thuê, sống với mẹ già ở một cái “nhà” đứng rúm ró trên mảnh vườn lổn nhổn những búi cỏ dại cuối xóm ngụ cư. Chính vì là dân ngụ cư cho nên Tràng bị coi khinh, chẳng ai buồn nói chuyện, trừ lũ trẻ hay trêu chọc mỗi khi anh đi làm về.
Chỉ với nét miêu tả của nhà văn, người đọc đã thấy được hình ảnh một người đàn ông xấu xí, thô kệch. “Hắn bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào trong bến. Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai còn mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng có những ý nghĩ gì vừa lý thú vừa dữ tợn…”. Cái điệu “vừa đi vừa tủm tỉm cười” khiến cho hình tượng nhân vật trở nên cô độc, lẻ loi giữa không gian xóm ngụ cư tiêu điều, xơ xác.
Thế nhưng, Tràng dường như chẳng hề thấy buồn, thấy cô độc. Mỗi lần Tràng đi làm về, trẻ con trong xóm “ùa ra vây lấy hắn, reo cười váng lên”. “Đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi. Khi ấy, Tràng chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch”. Quả thật, tính tình Tràng vô tư chẳng khác đám trẻ con là mấy. Chính vì thế cho nên anh chơi đùa với chúng, làm “cái xóm ngụ cư ấy mỗi chiều lại xôn xao lên được một chút”.
Không những thế, Tràng cũng chẳng biết tính toán, suy nghĩ cũng giản đơn. Ngay cả chuyện trọng đại của đời người như lấy vợ cũng được anh quyết định rất nhanh chóng. Có lẽ từ trước nay chưa có ai lấy vợ nhanh như Tràng. Chỉ cần một câu hò và bốn bát bánh đúc, Tràng đã có một cô ả theo về làm vợ chồng. Một người xấu xí, nghèo đói và thô kệch như Tràng mà cũng có được vợ, nhất lại là trong lúc “chết đói” thì quả đúng là đám cưới có một không hai.
Thực ra ban đầu, Tràng chẳng chủ tâm đưa tình đẩy ý với cô nào trong đám con gái bên đường hôm ấy. Chẳng ngờ, chỉ vì một câu hò vui cho đỡ nhọc mà thị lon ton đến đẩy xe bò cho anh và đòi trả công. Thấy người đàn bà đói, Tràng cũng hào phóng mời thị ăn rồi ngỏ ý mời về cùng. Chỉ sau bốn bát bánh đúc và lời mời của Tràng, thị đã trở thành vợ của anh ta. Tràng có vợ, lấy được vợ trước hết là vì lòng thương nhân hậu đối với một con người cùng cảnh ngộ với mình, thậm chí đói khát hơn mình.
Lấy nhau không phải vì tình yêu, mà là vì bốn bát bánh đúc và hai câu nói bông đùa nhưng không vì thế mà Tràng coi thường vợ mình. “Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê”. Anh còn mua 2 hào dầu thắp để “vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí”. Tràng cũng cảm thấy hạnh phúc, có điều gì đó kì lạ và mới mẻ chưa bao giờ anh thấy được: “Tràng quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên”.
Kể từ lúc anh biết mình đã có vợ, anh như thể trở thành một con người khác. Tràng đon đả, ngoan ngoãn với mẹ, với vợ anh trìu mến yêu thương. Sáng hôm sau trở dậy, Tràng cảm thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa trong mơ đi ra”. Việc có vợ với Tràng cho đến sáng hôm sau vẫn như là một giấc mơ. Nhưng nhìn thấy cửa nhà sạch sẽ tinh tươm, nhìn thấy mẹ và vợ mình, Tràng thấy mình cần có trách nhiệm hơn. “Hắn đã có một gia đình”. “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”. Hắn muốn sửa lại căn nhà để sau này “hắn cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy”.
Có thể thấy rằng, từ một anh phu xe cục mịch, chỉ biết sống vô tư, chơi đùa cùng lũ trẻ, Tràng đã trở thành người biết quan tâm đến người khác, đến những chuyện khác ngoài xã hội. Khi tiếng trống thúc thuế vang lên dồn dập, “Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi”. Hình ảnh về đoàn người đi phá kho thóc Nhật và lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới xuất hiện trong tâm trí anh như thể một tia sáng về những điều tốt đẹp đang chờ sẽ đến.
Trong nạn đói 1945, Tràng không phải là một cá biệt mà có rất nhiều những “anh cu Tràng” khốn khổ như vậy. Cuộc đời Tràng là một minh chứng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. Nghèo đói nên bị người ta coi thường, khinh rẻ, nghèo đến nỗi không lấy được vợ mà khi lấy vợ thì hẳn là “nhặt vợ” chứ không phải là “cưới vợ”. Lấy vợ giữa cái đói quay đói quắt, cả anh cu Tràng cho đến vợ và bà cụ Tứ đều cảm thấy hạnh phúc đan xen lẫn chua xót. Bởi “biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không?”.
Cũng như Tràng hay bất cứ người nghèo nào khác, nếu không có một sự thay đổi mang tính cách mạng thì có lẽ sẽ phải sống mãi trong sự tăm tối, đói rách. Ở nhân vật Tràng tuy chưa có sự thay đổi lớn láo đó, nhưng trong ý nghĩ của anh đã xuất hiện những tia sáng cho hướng đi mới của cuộc đời. Hình ảnh đoàn người vùng lên phá kho thóc Nhật dưới lá cờ đỏ sao vàng chính là con đường Tràng sẽ đi, và trong thực tế lịch sự người nông dân Việt Nam đã đi theo con đường cách mạng đó.
Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, Kim Lân đã để lại ấn tượng trong lòng người đọc về một anh cu Tràng nghèo đói nhưng thật thà nhân hậu với đầy đủ những hành động, diễn biến tâm trạng phức tạp, đan xen. Anh chợn nghĩ, đôi chút lo lắng lẫn hành diện khi nhặt được vợ. Có lúc lại đon đả, lúng túng đi theo người đàn bà. Có khi lại hạnh phúc mơ màng quên hết những cảnh tăm tối trước kia. Anh vô tư nhưng không sỗ sàng, trái lại biết ngượng chín chắn, biết lo nghĩ cho cuộc sống về sau.
Có thể nói rằng, “Vợ nhặt” là một bức tranh sống động về đời sống người nông dân trong nạn đói 1945. Tuy rằng ở đó, con người hãy còn chìm trong bóng tối, đói nghèo và chết chóc nhưng với con mắt tinh tường, nhà văn Kim Lân vẫn phát hiện ra chiều sâu tâm hồn tốt đẹp ẩn chứa bên trong họ. Đó là tình yêu thương con người, là ý thức trách trách nhiệm của mình đối với gia đình và và xã hội. Trên cái nền đen tối ấy, con người đã vượt lên và tỏa sáng những vẻ đẹp rực rỡ nhất. Đó cũng chính là giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc mà nhà văn Kim Lân muốn gửi gắm đến bạn đọc.
Refer
Viết về người nông dân không phải là đề tài mới hay hiếm gặp mà nó nhiều nhan nhản. Cái cốt của một tác phẩm có thành công với đề tài này hay không là do sức hấp dẫn của những cây bút. Nếu như Nam Cao thành công khi khắc họa thành công nhân vật Chí Phèo nhằm nói lên sự tha hóa bần cùng của người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến thì Kim Lân cũng khắc họa thành công người nông dân tên Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt của ông. Vẫn là đề tài nông dân ấy nhưng Kim Lân đã khơi được cái chưa ai khơi là thân phận rẻ rúng bị coi như rơm rác của con người. Đặc biệt một lần nữa qua nhân vật Tràng nhà văn lại khẳng định những nét đẹp trong tâm hồn của người nông dân Việt Nam.
Đọc truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân ta không thể nào quên nhân vật anh Tràng này. Anh chính là hiện thân cho những người đàn ông nông dân có những phẩm chất tốt đẹp.
Hoàn cảnh sống của Tràng là sống trong một xóm ngụ cư, đó là tập thể những con người sống không định cư một chỗ mà chỉ sống cho qua ngày. Đặc biệt họ là những người ở nơi khác dạt đến chứ không phải người dân chính gốc ở đây. Hoàn cảnh sống của Tràng là sống trong nạn đói năm 1945. Gia đình chỉ còn mẹ già là bà cụ Tứ, em gái thì đi lấy chồng còn cha thì đã mất. Hai mẹ con nương tựa vào nhau để mà sống sót qua nạn đói này. Tràng thì làm nghề kéo xe bò thuê nên cũng chưa đến mức phải chết đói. Sáng nào Tràng đi làm cũng chứng kiến biết bao nhiêu là xác người chết, rồi những người sống thì lại bồng bế dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma. Không khí vẩn lên những mùi hôi thối tanh tủa của xác người. Tràng làm, ăn, ngủ trong tiếng quạ kêu trên những gốc đa và tiếng người khóc khi nhà có người chết đói. Tóm lại Tràng sinh ra trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn của đất nước.
Trước hết là ngoại hình của Tràng, khi nạn đói chưa đến xóm ngụ cư, Tràng xuất hiện với dáng đi ngật ngưỡng, mắt một mí lại gà gà đắm vào bóng chiều. Thân hình thì to lớn vập vạp quai hàm bạnh ra, lưng to như thân một con gấu lớn. Qua những nét ngoại hình ấy ai trong chúng ta cũng biết Tràng không hề đẹp nếu không nói là quá xấu. Tràng giữ cho mình một nét thô kệch nông dân chính gốc. Thế nhưng Tràng lại quá xấu, cái xấu ấy phải chăng tạo hóa đã ban cho anh mà không hề thương xót. Ngoại hình của Tràng còn được nói đến khi nạn đói tràn vào xóm ngụ cư. Khi ấy Tràng không còn ngất ngưởng vui vẻ được nữa, thay vào đó là dáng đi mệt mỏi, đầu thì về đằng trước mặt cúi gằm lại.Cái đói đã làm mụ mị cả con người Tràng.
Với tất cả hoàn cảnh gia đình và ngoại hình như thế thì nguy cơ ế vợ của Tràng là rất cao.Ai lại đi lấy một người xấu xí thô kệch đến thế đã vậy lại còn là dân ngụ cư nữa. Ở đây người ta khinh những người dân ngụ cư lắm. Thế mà trong nạn đói ấy, Tràng lại lấy được vợ hay nói như trong văn bản thì là Tràng nhặt vợ về. Ô hóa ra con người trong nạn đói cứ như rơm rác hay mớ rau ngoài chợ có thể lựa mà nhặt mang về nhà.
Điều thứ ba ta thấy ở nhân vật này đó chính là nét đẹp về tâm hồn. Hoàn cảnh có khó khăn, ngoại hình có xấu xí nhưng lại có một tấm lòng vàng.
Chẳng là Tràng gặp người vợ nhặt của mình trong một lần kéo xe thóc lên tỉnh. Lên đến dốc kéo xe nặng anh mới cất lên mấy câu trêu đùa mấy cô gái ngồi nhặt hạt rơi ở đường. Mấy cô ả đẩy người vợ nhặt ra. Khi ấy cô này còn cong cớn lắm. Thế rồi một lần nọ cô ả ở đâu chạy đến và trách Tràng thất hẹn nói phét. Thị bữa ấy nhìn mặt gầy hẳn đi như cái lưỡi cày vậy. Thương lòng Tràng bảo thị ngồi ăn trầu nhưng Thị từ chối và đòi ăn cái khác. Vậy là Tràng cũng chiều lòng cho Thị ăn một chập bốn bát bánh đúc, ăn xong Thị còn lấy đũa quẹt ngang mồm cất lên một tiếng “chà ngon”. Cái đói đã làm cho người vợ nhặt không còn chút duyên dáng e thẹn nào của người con gái. Thật ra thì Tràng cũng chẳng có mà để hào phóng với thị mà cái thời buổi ấy lo ăn cho gia đình chẳng xong nữa là cho người ngoài. Thế nhưng chính tấm lòng vàng thương người của anh đã khiến cho anh để cho thị ăn thoải mái một bữa.
Không những thế khi ăn xong Thị lại còn không ngần ngại đi theo Tràng. Thị muốn về nhà cũng Tràng, thế là Tràng có vợ. Tràng phân vân bởi thời buổi này đến thân mình còn chưa lo xong lại còn đèo bòng. Nhưng nhìn thấy Thị chẳng có chỗ nào để đi nữa thì Tràng không nỡ bỏ người đàn bà ấy giữa đường. Đó chẳng phải là tấm lòng vàng hay sao. Con người ta dù có gặp khó khăn thế nhưng vẫn dang tay cứu vớt lấy cuộc đời của những con người còn khó khăn hơn mình. Sau cái tặc lưỡi của Tràng là biết bao nhiêu khó khăn phía trước phải đương đầu.
Tràng đưa vợ về trong không khí hôi tanh của nạn đói. Những tiếng khóc tiếng quạ kêu cất lên. Thế nhưng Tràng thay đổi tâm trạng Tràng thấy vui hơn. Khuôn mặt rạng rỡ hơn ánh mắt cũng lấp lánh. Đó là tình yêu sao?. Hay là khát vọng được sống an lành yên ổn. Tràng đưa vợ về trước sự ngạc nhiên của bao nhiêu người xóm ngụ cư. Trong số họ người thì mừng cho anh Tràng người lại thương vì đưa nhau về trong cái trời đất này chỉ thêm khổ. Đến sự ngạc nhiên của bà cụ Tứ nữa nhưng rồi tất cả vẫn chấp nhận cho hai người ở với nhau.
Không những thế Tràng còn là một người đàn ông trưởng thành và có trách nhiệm khi sau một đêm có vợ. Trong buổi sáng thức dậy Tràng vẫn còn mơ màng không tin là mình đã có vợ rồi. Nhìn thấy cảnh tượng mẹ chồng nàng dâu dọn dẹp lại căn nhà và chuẩn bị cho một bữa ăn đón con dâu mới . Tràng thấy trong lòng mình khoan khoái, thành cần có trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình. Đặc biệt trong bữa cơm đầu tiên trong đầu Tràng phấp phới về hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng cùng những người cướp kho thóc Nhật đi trên đê bột đã thể hiện quy luật tìm đến cách mạng của người nông dân.
Nhà văn Kim Lân quả thật đã khai thác khám phá được những vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam. Trong khó khăn khốn khổ như thế nông dân ta vẫn phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách. Tràng đại diện cho những người thanh niên nghèo xấu xí nhưng lại giàu tình thương người và sẵn sàng cưu mang những kiếp người khốn khổ hơn mình. Đồng thời nhà văn còn phát hiện được quy luật tìm đến cách mạng của những người nông dân.
Tham khảo: hơi dài thông cảm
Nhắc đến nhà văn Kim Lân thì nhiều người sẽ nghĩ ngay tới “Vợ nhặt” – một tác phẩm nổi tiếng của ông. Bạn đọc biết đến “Vợ nhặt” như là một minh chứng chân thực nhất cho cuộc đời và số phận của con người trong nạn đói 1945 lịch sử. Trong tác phẩm này, nhà văn Kim Lân là khắc họa nhân vật Tràng – một người đàn ông nghèo khổ tiêu biểu cho những người nghèo khổ và qua đó để làm nổi bật tinh thần nhân đạo nhân văn về tình yêu thương con người.
Truyện ngắn “Vợ nhặt” lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945, và cụ thể là ở một xóm ngụ cư tiêu điều xác xơ. Tình huống truyện ở đây là việc anh cu Tràng có vợ, nhưng không phải được cưới hỏi đàng hoàng mà là vô tình “nhặt” từ ngoài đường về. Qua sự kiện mang tính độc đáo và bất ngờ này, nhà văn đã đi sâu vào tâm lý từng nhân vật và qua cho làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp bên trong những con người thấp cổ bé họng nghèo đói, bần cùng.
Để làm nổi bật tư tưởng ấy, Kim Lân đã lựa chọn mà khắc họa nhân vật Tràng xuyên suốt trong tác phẩm. Tràng là một anh con trai nghèo khổ, làm nghề kéo xe bò thuê, sống với mẹ già ở một cái “nhà” đứng rúm ró trên mảnh vườn lổn nhổn những búi cỏ dại cuối xóm ngụ cư. Chính vì là dân ngụ cư cho nên Tràng bị coi khinh, chẳng ai buồn nói chuyện, trừ lũ trẻ hay trêu chọc mỗi khi anh đi làm về.
Chỉ với nét miêu tả của nhà văn, người đọc đã thấy được hình ảnh một người đàn ông xấu xí, thô kệch. “Hắn bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào trong bến. Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai còn mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng có những ý nghĩ gì vừa lý thú vừa dữ tợn…”. Cái điệu “vừa đi vừa tủm tỉm cười” khiến cho hình tượng nhân vật trở nên cô độc, lẻ loi giữa không gian xóm ngụ cư tiêu điều, xơ xác.
Thế nhưng, Tràng dường như chẳng hề thấy buồn, thấy cô độc. Mỗi lần Tràng đi làm về, trẻ con trong xóm “ùa ra vây lấy hắn, reo cười váng lên”. “Đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi. Khi ấy, Tràng chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch”. Quả thật, tính tình Tràng vô tư chẳng khác đám trẻ con là mấy. Chính vì thế cho nên anh chơi đùa với chúng, làm “cái xóm ngụ cư ấy mỗi chiều lại xôn xao lên được một chút”.
Không những thế, Tràng cũng chẳng biết tính toán, suy nghĩ cũng giản đơn. Ngay cả chuyện trọng đại của đời người như lấy vợ cũng được anh quyết định rất nhanh chóng. Có lẽ từ trước nay chưa có ai lấy vợ nhanh như Tràng. Chỉ cần một câu hò và bốn bát bánh đúc, Tràng đã có một cô ả theo về làm vợ chồng. Một người xấu xí, nghèo đói và thô kệch như Tràng mà cũng có được vợ, nhất lại là trong lúc “chết đói” thì quả đúng là đám cưới có một không hai.
Thực ra ban đầu, Tràng chẳng chủ tâm đưa tình đẩy ý với cô nào trong đám con gái bên đường hôm ấy. Chẳng ngờ, chỉ vì một câu hò vui cho đỡ nhọc mà thị lon ton đến đẩy xe bò cho anh và đòi trả công. Thấy người đàn bà đói, Tràng cũng hào phóng mời thị ăn rồi ngỏ ý mời về cùng. Chỉ sau bốn bát bánh đúc và lời mời của Tràng, thị đã trở thành vợ của anh ta. Tràng có vợ, lấy được vợ trước hết là vì lòng thương nhân hậu đối với một con người cùng cảnh ngộ với mình, thậm chí đói khát hơn mình.
Lấy nhau không phải vì tình yêu, mà là vì bốn bát bánh đúc và hai câu nói bông đùa nhưng không vì thế mà Tràng coi thường vợ mình. “Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê”. Anh còn mua 2 hào dầu thắp để “vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí”. Tràng cũng cảm thấy hạnh phúc, có điều gì đó kì lạ và mới mẻ chưa bao giờ anh thấy được: “Tràng quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên”.
Kể từ lúc anh biết mình đã có vợ, anh như thể trở thành một con người khác. Tràng đon đả, ngoan ngoãn với mẹ, với vợ anh trìu mến yêu thương. Sáng hôm sau trở dậy, Tràng cảm thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa trong mơ đi ra”. Việc có vợ với Tràng cho đến sáng hôm sau vẫn như là một giấc mơ. Nhưng nhìn thấy cửa nhà sạch sẽ tinh tươm, nhìn thấy mẹ và vợ mình, Tràng thấy mình cần có trách nhiệm hơn. “Hắn đã có một gia đình”. “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”. Hắn muốn sửa lại căn nhà để sau này “hắn cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy”.
Có thể thấy rằng, từ một anh phu xe cục mịch, chỉ biết sống vô tư, chơi đùa cùng lũ trẻ, Tràng đã trở thành người biết quan tâm đến người khác, đến những chuyện khác ngoài xã hội. Khi tiếng trống thúc thuế vang lên dồn dập, “Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi”. Hình ảnh về đoàn người đi phá kho thóc Nhật và lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới xuất hiện trong tâm trí anh như thể một tia sáng về những điều tốt đẹp đang chờ sẽ đến.
Trong nạn đói 1945, Tràng không phải là một cá biệt mà có rất nhiều những “anh cu Tràng” khốn khổ như vậy. Cuộc đời Tràng là một minh chứng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. Nghèo đói nên bị người ta coi thường, khinh rẻ, nghèo đến nỗi không lấy được vợ mà khi lấy vợ thì hẳn là “nhặt vợ” chứ không phải là “cưới vợ”. Lấy vợ giữa cái đói quay đói quắt, cả anh cu Tràng cho đến vợ và bà cụ Tứ đều cảm thấy hạnh phúc đan xen lẫn chua xót. Bởi “biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không?”.
Cũng như Tràng hay bất cứ người nghèo nào khác, nếu không có một sự thay đổi mang tính cách mạng thì có lẽ sẽ phải sống mãi trong sự tăm tối, đói rách. Ở nhân vật Tràng tuy chưa có sự thay đổi lớn láo đó, nhưng trong ý nghĩ của anh đã xuất hiện những tia sáng cho hướng đi mới của cuộc đời. Hình ảnh đoàn người vùng lên phá kho thóc Nhật dưới lá cờ đỏ sao vàng chính là con đường Tràng sẽ đi, và trong thực tế lịch sự người nông dân Việt Nam đã đi theo con đường cách mạng đó.
Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, Kim Lân đã để lại ấn tượng trong lòng người đọc về một anh cu Tràng nghèo đói nhưng thật thà nhân hậu với đầy đủ những hành động, diễn biến tâm trạng phức tạp, đan xen. Anh chợn nghĩ, đôi chút lo lắng lẫn hành diện khi nhặt được vợ. Có lúc lại đon đả, lúng túng đi theo người đàn bà. Có khi lại hạnh phúc mơ màng quên hết những cảnh tăm tối trước kia. Anh vô tư nhưng không sỗ sàng, trái lại biết ngượng chín chắn, biết lo nghĩ cho cuộc sống về sau.
Có thể nói rằng, “Vợ nhặt” là một bức tranh sống động về đời sống người nông dân trong nạn đói 1945. Tuy rằng ở đó, con người hãy còn chìm trong bóng tối, đói nghèo và chết chóc nhưng với con mắt tinh tường, nhà văn Kim Lân vẫn phát hiện ra chiều sâu tâm hồn tốt đẹp ẩn chứa bên trong họ. Đó là tình yêu thương con người, là ý thức trách trách nhiệm của mình đối với gia đình và và xã hội. Trên cái nền đen tối ấy, con người đã vượt lên và tỏa sáng những vẻ đẹp rực rỡ nhất. Đó cũng chính là giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc mà nhà văn Kim Lân muốn gửi gắm đến bạn đọc.
Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ đó thấy rõ tác phẩm làm xúc động lòng người bởi vẻ đẹp của tình người.
“…Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? .[....]
Tràng tươi cười:
- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa:
- U đã về ạ!...
Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. .[....]
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng.. .[....]
Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau...... Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...”
( Ngữ văn 12,tập một, NXB Giáo dục )
1/ Giới thiệu chung:
- Kim Lân là một cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía.
- "Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, viết về người nông dân Việt Nam trước bờ vực của sự sống, cái chết. Truyện khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống. Điều đó được thể hiện rõ nét qua đoạn trích: "Bà lão cúi đầu nín lặng... nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng".
2/ Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích:
a/ Cuộc đời, số phận: nghèo khổ, bất hạnh (sống phận mẹ góa con côi ở xóm ngụ cư, con trai lại nhặt được vợ trong bối cảnh nạn đói khủng khiếp).
b/ Tính cách, phẩm chất: giàu tình thương con; nhân hậu; nhạy cảm và từng trải; lạc quan, tin yêu vào cuộc sống.
* Tình thương con và tấm lòng nhân hậu của một người mẹ thấu hiểu lẽ đời:
- Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không làm tròn bổn phận với con. Giọt nước mắt của cụ vừa ai oán, xót xa, buồn tủi vừa thấm đẫm tình yêu thương cụ dành cho con.
- Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng". Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc.
- Ân cần dặn dò, chỉ bảo các con yêu thương, hòa thuận với nhau, chăm chỉ làm ăn.
* Niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống:
- Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con. Bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời".
c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo, éo le và cảm động; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sắc sảo; ngôn ngữ nhân vật có màu sắc riêng; nghệ thuật kể chuyện sinh động, tự nhiên.
3/ Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt:
- Xót thương cho cuộc đời đau khổ, tủi nhục, thân phận rẻ rúng, bèo bọt, vô giá trị của người nông dân trong nạn đói năm 1945.
- Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít, phong kiến gây ra nạn đói, đẩy người nông dân đến bờ vực của cái đói, cái chết.
- Phát hiện, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người lao động: tình người cao đẹp, khát vọng hạnh phúc gia đình, lạc quan và tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống.
- Tin tưởng vào sự đổi đời của các nhân vật qua hình ảnh lá cờ Việt Minh và đoàn người đi phá kho thóc của Nhật.
=> Tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc, mới mẻ, tiến bộ.
4/ Đánh giá:
- Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng nghệ thuật độc đáo, thể hiện được chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn.
- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Kim Lân đã góp phần đưa tác phẩm Vợ nhặt trở thành một trong những kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
viết một đoạn văn quy nạp phân tích tính cách của bé Thu trong tác phẩm " chiếc lược ngà " của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khai thác mảng đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,.. Trong đó, “Chiếc lược ngà” tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính - nhân vật bé Thu - một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết.
“Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên (Chiếc lược ngà) của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở vể, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.
Nhân vật cô bé tám tuổi ấy là Thu, mới có tám tuổi nhưng cô đã bướng bỉnh, gan góc và rất có cá tính. Trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình ảnh một người ba mà nó biết qua bức ảnh chụp với má ngày cưới. Nó nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là ba dù cả nhà - trong đó có bà nội - thừa nhận điều đó. Họ đón ông với tất cả tấm lòng chân thành, yêu thương của con người Nam Bộ. Chẳng những thế, ông còn vô cùng xúc động khi gặp nó. Nhưng bỏ qua tất cả, Thu vẫn hét lên sợ hãi khi ông Sáu lập cập đến với nó và lắp bắp gọi: “Thu! Ba đây con...”. Có điều đó bởi Thu thấy ba nó trong bức ảnh không hề có vết thẹo trên má còn người cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má.
Không chỉ vậy, qua nhiều chi tiết miêu tả hành động của bé Thu Nguyễn Quang Sáng vừa thể hiện được tính cách đặc biệt của cô bé vừa tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Khi mẹ yêu cầu “mời ba vô ăn cơm", Thu gọi "trổng" “vô ăn cơm”. Nồi cơm sôi, không tự chắt được con bé nhất quyết không chịu gọi ba để được giúp đỡ. Nó tìm mọi cách chăt nước không cần nhờ vả. Đặc biệt, tính cách rắn rỏi, ngang bướng vô cùng trẻ con của Thu được thể hiện qua chi tiết bé hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu "con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.". Đành rằng trẻ con chỉ tin vào những gì chúng thấy, đành rằng bé Thu không thể biết được sự ác nghiệt của bom đạn là thế nào, và nó có cách suy nghĩ theo kiểu trẻ con của nó, nhưng phải thừa nhận rằng cô bé này có một cá tính mạnh mẽ. Sự bướng bỉnh, gan góc đến kì lạ cùa bé Thu đã trở thành tiền đề để sau này trở thành lòng dũng cảm, sự lanh lợi của cô giao liên Thu.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, Thu cùng “Chiếc lược ngà" sẽ nằm lẫn vào vô vàn tác phẩm khác viết cho thiếu nhi. Điều khiến nhân vật cùng tác phẩm đi xa hơn trong lòng người đọc là ở chỗ bé Thu có một tình yêu ba nồng nàn, tha thiết.
Cô bé không nhận ba bởi cô hiểu nhầm về vết sẹo trên mặt ba. Cô đã nghĩ rằng “người ta” mang đến cho mình một người “ba giả"! Và vì thế, Thu càng phản đối quyết liệt người “ba giả” ấy bao nhiêu càng thể hiện cô bé yêu ba mình bấy nhiêu. Cái tình yêu ấy thật sâu sắc: nó chỉ có một, không thể chia sẻ cho bất kì ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cả mọi người thừa nhận là ba của nó, là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành.
Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết sẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên, buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba "Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó, vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sẩm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. " Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a...ba! Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.
Trong quá trình thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu có một chi tiết vô cùng quan trọng: chi tiết cái thẹo. Chính cái thẹo là nguyên nhân gây ra những hiểu lầm trong tình cảm của cha con mà Thu dành cho ba. Cái thẹo là vết thương mà giặc Mĩ gây ra cho ba Thu. Sự chia cắt gia đình không chỉ riêng gia đình bé Thu mà còn hàng triệu gia đình người Việt cũng là do giặc Mĩ gây ra. Thấu hiểu sâu sắc điều đó, sau này, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm. Cô đã quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, kẻ thù của dân tộc.
Xây dựng nhân vật bé Thu - một cô bé bướng bỉnh, cá tính nhưng có tình cảm yêu ba tha thiết cảm động - Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ bởi vậy nhà văn đã tạo nên được một nhân vật trẻ thơ thực sự sống động gây nhiều niềm xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Bên cạnh đó, tác phẩm đã tạo nên một tình huống hiểu lầm độc đáo mà chi tiết quan trọng nhất là chi tiết cái thẹo. Chi tiết này có giá trị giống như một “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ hay “chiếc lá cuối cùng” trong truyện ngắn cùng tên của Ô Hen-ri,....
Nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc bởi một tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật này đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Và vì vậy, cùng với tác phẩm, nhân vật bé Thu đã giành được một vị trí riêng trong lòng độc giả yêu truyện ngắn Việt Nam.
Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân. Phân tích nét đặc sắc tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.
Vợ chồng A Phủ:
- Số phận và cảnh ngộ của con người. Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng khi chịu sự thống trị của thực dân, phong kiến, thần quyền, hủ tục
Tư tưởng nhân đạo: ngợi ca sức sống mãnh liệt, tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng
Vợ nhặt:
- Số phận, cảnh ngộ của con người: Đặt nhân vật vào tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói 1945, tác giả dựng lên không khí tối tăm, ảm đạm bao trùm xóm ngụ cư
- Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm:
+ Đi sâu lí giải, phân tích hiện thực bằng cái nhìn vừa đau xót, căm giận
+ Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống, hạnh phúc và hi vọng vào một tương lai tươi sáng
Gợi ý trả lời:
Bước 1: Khái quát nhân vật:
- Mị là một cô gái trẻ đẹp. đảm đang, duyên dáng, thổi sáo giỏi, được nhiều chàng trai yêu mến ngày đêm thổi sáo đi theo.
- Số phận của Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ nghèo ở miền núi ngày trước: có những phẩm chất tốt đẹp, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị đày đọa trong cuộc sống nô lệ.Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà Thống Lí Pá Tra
(Phần này chỉ nêu ngắn gọn, không phân tích)
- Bị vùi dập đến cùng nhưng ở người con gái ấy vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/cac-de-van-ve-vo-chong-a-phu
Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân và trả lời câu hỏi:
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại
dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?...
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó
theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ...
Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay đầu lại làm nô lệ cho thằng Tây[...].
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không
thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à?
Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc tác phầm nào, của tác giả nào?
Câu 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nhan đề của văn bản chứa đoạn trích?
Câu 3: Nêu tinh huống truyện cơ bản của tác phẩm trên.
Câu 4: Tìm lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích? cho biết dấu hiệu nhận biết đó là lời dẫn trực tiếp?
30
Câu 5: Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ
?
Câu 6: Tâm trạng của ông Hai được thể hiện ntn qua câu "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi
thì phải thù".?
Câu 7: Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó?
Câu 8: Tác giả đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật nào? Cách chọn điểm nhìn trần thuật đó có tác dụng gì?
viết một đoạn văn quy nạp phân tích tính cách của bé Thu trong tác phẩm " chiếc lược ngà " của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khai thác mảng đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,.. Trong đó, “Chiếc lược ngà” tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính - nhân vật bé Thu - một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết.
“Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên (Chiếc lược ngà) của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở vể, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.
Nhân vật cô bé tám tuổi ấy là Thu, mới có tám tuổi nhưng cô đã bướng bỉnh, gan góc và rất có cá tính. Trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình ảnh một người ba mà nó biết qua bức ảnh chụp với má ngày cưới. Nó nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là ba dù cả nhà - trong đó có bà nội - thừa nhận điều đó. Họ đón ông với tất cả tấm lòng chân thành, yêu thương của con người Nam Bộ. Chẳng những thế, ông còn vô cùng xúc động khi gặp nó. Nhưng bỏ qua tất cả, Thu vẫn hét lên sợ hãi khi ông Sáu lập cập đến với nó và lắp bắp gọi: “Thu! Ba đây con...”. Có điều đó bởi Thu thấy ba nó trong bức ảnh không hề có vết thẹo trên má còn người cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má.
Không chỉ vậy, qua nhiều chi tiết miêu tả hành động của bé Thu Nguyễn Quang Sáng vừa thể hiện được tính cách đặc biệt của cô bé vừa tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Khi mẹ yêu cầu “mời ba vô ăn cơm", Thu gọi "trổng" “vô ăn cơm”. Nồi cơm sôi, không tự chắt được con bé nhất quyết không chịu gọi ba để được giúp đỡ. Nó tìm mọi cách chăt nước không cần nhờ vả. Đặc biệt, tính cách rắn rỏi, ngang bướng vô cùng trẻ con của Thu được thể hiện qua chi tiết bé hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu "con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.". Đành rằng trẻ con chỉ tin vào những gì chúng thấy, đành rằng bé Thu không thể biết được sự ác nghiệt của bom đạn là thế nào, và nó có cách suy nghĩ theo kiểu trẻ con của nó, nhưng phải thừa nhận rằng cô bé này có một cá tính mạnh mẽ. Sự bướng bỉnh, gan góc đến kì lạ cùa bé Thu đã trở thành tiền đề để sau này trở thành lòng dũng cảm, sự lanh lợi của cô giao liên Thu.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, Thu cùng “Chiếc lược ngà" sẽ nằm lẫn vào vô vàn tác phẩm khác viết cho thiếu nhi. Điều khiến nhân vật cùng tác phẩm đi xa hơn trong lòng người đọc là ở chỗ bé Thu có một tình yêu ba nồng nàn, tha thiết.
Cô bé không nhận ba bởi cô hiểu nhầm về vết sẹo trên mặt ba. Cô đã nghĩ rằng “người ta” mang đến cho mình một người “ba giả"! Và vì thế, Thu càng phản đối quyết liệt người “ba giả” ấy bao nhiêu càng thể hiện cô bé yêu ba mình bấy nhiêu. Cái tình yêu ấy thật sâu sắc: nó chỉ có một, không thể chia sẻ cho bất kì ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cả mọi người thừa nhận là ba của nó, là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành.
Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết sẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên, buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba "Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó, vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sẩm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. " Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a...ba! Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.
Trong quá trình thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu có một chi tiết vô cùng quan trọng: chi tiết cái thẹo. Chính cái thẹo là nguyên nhân gây ra những hiểu lầm trong tình cảm của cha con mà Thu dành cho ba. Cái thẹo là vết thương mà giặc Mĩ gây ra cho ba Thu. Sự chia cắt gia đình không chỉ riêng gia đình bé Thu mà còn hàng triệu gia đình người Việt cũng là do giặc Mĩ gây ra. Thấu hiểu sâu sắc điều đó, sau này, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm. Cô đã quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, kẻ thù của dân tộc.
Xây dựng nhân vật bé Thu - một cô bé bướng bỉnh, cá tính nhưng có tình cảm yêu ba tha thiết cảm động - Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ bởi vậy nhà văn đã tạo nên được một nhân vật trẻ thơ thực sự sống động gây nhiều niềm xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Bên cạnh đó, tác phẩm đã tạo nên một tình huống hiểu lầm độc đáo mà chi tiết quan trọng nhất là chi tiết cái thẹo. Chi tiết này có giá trị giống như một “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ hay “chiếc lá cuối cùng” trong truyện ngắn cùng tên của Ô Hen-ri,...
Nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc bởi một tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật này đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Và vì vậy, cùng với tác phẩm, nhân vật bé Thu đã giành được một vị trí riêng trong lòng độc giả yêu truyện ngắn Việt Nam.
Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khai thác mảng đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,.. Trong đó, “Chiếc lược ngà” tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính - nhân vật bé Thu - một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết.
“Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên (Chiếc lược ngà) của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở vể, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.
Nhân vật cô bé tám tuổi ấy là Thu, mới có tám tuổi nhưng cô đã bướng bỉnh, gan góc và rất có cá tính. Trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình ảnh một người ba mà nó biết qua bức ảnh chụp với má ngày cưới. Nó nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là ba dù cả nhà - trong đó có bà nội - thừa nhận điều đó. Họ đón ông với tất cả tấm lòng chân thành, yêu thương của con người Nam Bộ. Chẳng những thế, ông còn vô cùng xúc động khi gặp nó. Nhưng bỏ qua tất cả, Thu vẫn hét lên sợ hãi khi ông Sáu lập cập đến với nó và lắp bắp gọi: “Thu! Ba đây con...”. Có điều đó bởi Thu thấy ba nó trong bức ảnh không hề có vết thẹo trên má còn người cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má.
Không chỉ vậy, qua nhiều chi tiết miêu tả hành động của bé Thu Nguyễn Quang Sáng vừa thể hiện được tính cách đặc biệt của cô bé vừa tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Khi mẹ yêu cầu “mời ba vô ăn cơm", Thu gọi "trổng" “vô ăn cơm”. Nồi cơm sôi, không tự chắt được con bé nhất quyết không chịu gọi ba để được giúp đỡ. Nó tìm mọi cách chăt nước không cần nhờ vả. Đặc biệt, tính cách rắn rỏi, ngang bướng vô cùng trẻ con của Thu được thể hiện qua chi tiết bé hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu "con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.". Đành rằng trẻ con chỉ tin vào những gì chúng thấy, đành rằng bé Thu không thể biết được sự ác nghiệt của bom đạn là thế nào, và nó có cách suy nghĩ theo kiểu trẻ con của nó, nhưng phải thừa nhận rằng cô bé này có một cá tính mạnh mẽ. Sự bướng bỉnh, gan góc đến kì lạ cùa bé Thu đã trở thành tiền đề để sau này trở thành lòng dũng cảm, sự lanh lợi của cô giao liên Thu.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, Thu cùng “Chiếc lược ngà" sẽ nằm lẫn vào vô vàn tác phẩm khác viết cho thiếu nhi. Điều khiến nhân vật cùng tác phẩm đi xa hơn trong lòng người đọc là ở chỗ bé Thu có một tình yêu ba nồng nàn, tha thiết.
Cô bé không nhận ba bởi cô hiểu nhầm về vết sẹo trên mặt ba. Cô đã nghĩ rằng “người ta” mang đến cho mình một người “ba giả"! Và vì thế, Thu càng phản đối quyết liệt người “ba giả” ấy bao nhiêu càng thể hiện cô bé yêu ba mình bấy nhiêu. Cái tình yêu ấy thật sâu sắc: nó chỉ có một, không thể chia sẻ cho bất kì ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cả mọi người thừa nhận là ba của nó, là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành.
Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết sẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên, buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba "Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó, vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sẩm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. " Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a...ba! Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.
Trong quá trình thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu có một chi tiết vô cùng quan trọng: chi tiết cái thẹo. Chính cái thẹo là nguyên nhân gây ra những hiểu lầm trong tình cảm của cha con mà Thu dành cho ba. Cái thẹo là vết thương mà giặc Mĩ gây ra cho ba Thu. Sự chia cắt gia đình không chỉ riêng gia đình bé Thu mà còn hàng triệu gia đình người Việt cũng là do giặc Mĩ gây ra. Thấu hiểu sâu sắc điều đó, sau này, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm. Cô đã quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, kẻ thù của dân tộc.
Xây dựng nhân vật bé Thu - một cô bé bướng bỉnh, cá tính nhưng có tình cảm yêu ba tha thiết cảm động - Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ bởi vậy nhà văn đã tạo nên được một nhân vật trẻ thơ thực sự sống động gây nhiều niềm xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Bên cạnh đó, tác phẩm đã tạo nên một tình huống hiểu lầm độc đáo mà chi tiết quan trọng nhất là chi tiết cái thẹo. Chi tiết này có giá trị giống như một “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ hay “chiếc lá cuối cùng” trong truyện ngắn cùng tên của Ô Hen-ri,...
Nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc bởi một tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật này đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Và vì vậy, cùng với tác phẩm, nhân vật bé Thu đã giành được một vị trí riêng trong lòng độc giả yêu truyện ngắn Việt Nam.
Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khai thác mảng đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,.. Trong đó, “Chiếc lược ngà” tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính - nhân vật bé Thu - một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết.
“Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên (Chiếc lược ngà) của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở vể, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.
Nhân vật cô bé tám tuổi ấy là Thu, mới có tám tuổi nhưng cô đã bướng bỉnh, gan góc và rất có cá tính. Trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình ảnh một người ba mà nó biết qua bức ảnh chụp với má ngày cưới. Nó nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là ba dù cả nhà - trong đó có bà nội - thừa nhận điều đó. Họ đón ông với tất cả tấm lòng chân thành, yêu thương của con người Nam Bộ. Chẳng những thế, ông còn vô cùng xúc động khi gặp nó. Nhưng bỏ qua tất cả, Thu vẫn hét lên sợ hãi khi ông Sáu lập cập đến với nó và lắp bắp gọi: “Thu! Ba đây con...”. Có điều đó bởi Thu thấy ba nó trong bức ảnh không hề có vết thẹo trên má còn người cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má.
Không chỉ vậy, qua nhiều chi tiết miêu tả hành động của bé Thu Nguyễn Quang Sáng vừa thể hiện được tính cách đặc biệt của cô bé vừa tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Khi mẹ yêu cầu “mời ba vô ăn cơm", Thu gọi "trổng" “vô ăn cơm”. Nồi cơm sôi, không tự chắt được con bé nhất quyết không chịu gọi ba để được giúp đỡ. Nó tìm mọi cách chăt nước không cần nhờ vả. Đặc biệt, tính cách rắn rỏi, ngang bướng vô cùng trẻ con của Thu được thể hiện qua chi tiết bé hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu "con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.". Đành rằng trẻ con chỉ tin vào những gì chúng thấy, đành rằng bé Thu không thể biết được sự ác nghiệt của bom đạn là thế nào, và nó có cách suy nghĩ theo kiểu trẻ con của nó, nhưng phải thừa nhận rằng cô bé này có một cá tính mạnh mẽ. Sự bướng bỉnh, gan góc đến kì lạ cùa bé Thu đã trở thành tiền đề để sau này trở thành lòng dũng cảm, sự lanh lợi của cô giao liên Thu.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, Thu cùng “Chiếc lược ngà" sẽ nằm lẫn vào vô vàn tác phẩm khác viết cho thiếu nhi. Điều khiến nhân vật cùng tác phẩm đi xa hơn trong lòng người đọc là ở chỗ bé Thu có một tình yêu ba nồng nàn, tha thiết.
Cô bé không nhận ba bởi cô hiểu nhầm về vết sẹo trên mặt ba. Cô đã nghĩ rằng “người ta” mang đến cho mình một người “ba giả"! Và vì thế, Thu càng phản đối quyết liệt người “ba giả” ấy bao nhiêu càng thể hiện cô bé yêu ba mình bấy nhiêu. Cái tình yêu ấy thật sâu sắc: nó chỉ có một, không thể chia sẻ cho bất kì ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cả mọi người thừa nhận là ba của nó, là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành.
Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết sẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên, buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba "Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó, vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sẩm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. " Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a...ba! Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.