Những câu hỏi liên quan
Boiboi Boi
Xem chi tiết
Xuân Hùng 7.1
5 tháng 4 2022 lúc 21:02

cả lớp khen bạn mai=>bạn mai được cả lớp khen

cô ho quyết điểm 10=>bạn quyết được cô cho điểm 10

cả lớp yêu quý bạn ấy=>bạn ấy được cả lớp yêu quý

Bình luận (0)
Gin pờ rồ
5 tháng 4 2022 lúc 21:13

- Cả lớp khen bạn mai.

⇒ Bạn mai được cả lớp khen.

- Cô ho quyết điểm 10.

⇒ Bạn quyết được cô cho điểm 10.

Cả lớp yêu quý bạn ấy.

⇒ Bạn ấy được cả lớp yêu quý.

Bình luận (0)
Đinh Như Thịnh
Xem chi tiết
1. Thế nào là câu chủ động và câu bị động?

a) Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác, vật khác.

Ví dụ: Vào năm ngoái, những người công nhân đã xây dựng xong cây cầu này.

Trong ví dụ này:

– Bộ phận chủ ngữ là: những người công nhân. Đây là chủ ngữ chỉ người thực hiện hoạt động.

– Bộ phận vị ngữ là: đã xây dựng xong. Đây là vị ngữ chỉ hoạt động của chủ ngữ hướng vào đối tượng khác.

– Bộ phận bổ ngữ là: cây cầu này. Đây là phụ ngữ chỉ đối tượng hướng tới của hành động thể hiện ở chủ ngữ.

b) Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.

Ví dụ: Vào năm ngoái, cây cầu này đã được xây dựng xong bởi những người công nhân.

Trong ví dụ này:

– Bộ phận chủ ngữ là: cây cầu này. Đây là chủ ngữ chỉ vật được hoạt động của người khác hướng vào {những người công nhân).

– Bộ phận vị ngữ là: đã được xây dựng xong.

– Bộ phận phụ ngữ là: những người công nhân.

c) Câu chủ động và câu bị động tương ứng (như ở ví dụ nêu trong mục a, b) là hai kiểu câu có quan hệ mật thiết với nhau. Thường thì, chỉ khi nào trong câu chủ động mà vị ngữ là động từ đòi hỏi phải có phụ ngữ để câu được trọn nghĩa thì câu đó mới có câu bị động tương ứng.

2. Về nội dung và cấu tạo của câu chủ động và câu bị động

a) Về mặt nội dung, câu chủ động và câu bị động về cơ bản là giống nhau.

Ví dụ:

Câu chủ động: Thầy Hiệu trưởng khen ngợi Lan.

 Câu bị động: Lan được thầy Hiệu trưởng khen ngợi.

Hai câu này được coi như có sự giống nhau về nghĩa.

Tuy vậy, giữa hai câu này cũng có nét khác biệt tinh tế về nội dung. Nếu câu chủ động có sự tập trung chú ý nhiều vào thầy Hiệu trưởng, thì trong câu bị động lại có sự hướng nhiều vào Lan hơn.

b) Về mặt cấu tạo, câu bị động thường có các từ được, bị như một dấu hiệu hình thức để phân biệt câu bị động với câu chủ động. Tuy vậy, các em cũng cần chú ý có hai loại câu bị động:

Câu bị động có dùng được, bị.

Ví dụ: Chiếc xe máy đã được sửa xong.

Câu bị động không dùng được, bị.

Ví dụ: Ngôi đền xây từ thời Lí.

3. Tác dụng của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Câu bị động thường được dùng trong các trường hợp sau:

– Khi cần nhấn mạnh tình trạng, trạng thái của đối tượng.

– Khi không cần nhấn mạnh chủ thể của hành động.

– Dùng trong văn phong khoa học.

Liên kết câu trong văn bản để văn bản trở nên mạch lạc hơn.

 
Bình luận (0)
nguyễn phạm khánh linh
16 tháng 4 2019 lúc 22:14

câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người , vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác , vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)

câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người vật được hoạt động của người vật khác hướng vào (chỉ đối tượng hoạt động)

mục đích :nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất

Bình luận (0)
Võ Thị Kim
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
24 tháng 3 2022 lúc 7:10

Học tập là con đường nhanh nhất để đưa chúng ta đến với thành công( câu chủ động). Tương lai của chúnǵ ta được nó quyết định( câu bị động). Do vậy, khi chúng ta còn minh mẫn để ngòi trên ghế nàh trường hãy xác định cho mình những gì có thể và cần làm để có được một tương lai thật tươi sáng sau này. Thời gian trôi qua và không chờ đợi ai cả. Vì thế, các bạn hãy cố gắng, cần cù ngay từ lúc này để sớm đạt được những kết quả tốt nhất và để sau này sẽ thấy thật tự hào với những thành quả của mình nhé!

BẠN THAM KHẢO NHA

Bình luận (0)
Huỳnh Kim Ngân
24 tháng 3 2022 lúc 7:11
Bình luận (0)
Đào Anh Thư
Xem chi tiết
phạm ngọc kỳ duyên
29 tháng 8 2021 lúc 14:23

TK

Trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, hẳn người đọc thấy day dứt mãi bởi một tấm lòng sứ điệp.

Ông đồ, chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn. Cả bài thơ khắc họa hình ảnh ông đồ, như một nghệ sĩ trong bức tranh xuân sắc màu tươi thắm, nhịp sống rộn rã đang Hoa tay thảo những nét như phượng múa rồng bay, nhưng đến khổ thơ thứ ba, ông đồ xuất hiện trong bức tranh thật buồn thảm:

Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…

Vẫn là bức tranh xuân, những cảnh tượng sao vắng vẻ:

Âm điệu như trùng xuống, lắng đọng nỗi niềm. Chữ sầu đứng cuối câu như hòn đá rơi xuống, đè nặng tâm hồn. Cùng với công cuộc đô thị hóa dữ dằn của xã hội Việt Nam dưới ách thực dân phong kiến, chữ Nho trở thành món hàng không ai chuộng nữa, trong xu thế không thể cưỡng lại ấy tình cảnh ông đồ trở nên ngao ngán, đáng thương: Nào có ra gì cái chữ Nho. Không có người thuê viết, tức là không có người thích thú thưởng thức văn hay, chữ tốt, giấy mực của ông đồ trở nên bẽ bàng, buồn tủi, giấy buồn mực sầu.

Giấy, mực là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với kẻ sĩ ngày xưa, giấy đỏ, là phông nền rực rỡ, nơi sinh hạ nét chữ vuông vắn, cùng với nghiên mực và bàn tay tài hoa của người viết, làm nên nghệ thuật thư pháp, một nét đẹp văn hóa đã có từ bao đời.

Thế mà nay Giấy đỏ buồn không thắm, còn Mực đọng trong nghiên sầu. Buồn sầu, vốn là tâm trạng của con người, nhưng ở đây với thủ pháp nhân hóa, Vũ Đình Liên đã thổi hồn cho những vật vô tri ấy để giấy mực cũng mang nỗi buồn sầu của tâm trạng con người.

Vì không có người thuế viết, những tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy chẳng ai thèm để ý nên cũng ủ ê, màu đỏ của nó trở thành vô duyên nhạt nhòa không thắm lên được. Đã từng có sắc thắm làm day dứt lòng người trong thơ, sắc thắm trong mơ ước của Hồ Xuân Hương Có phải duyên nhau thì thắm lại, sác thắm lắm lại càng chóng phai trong ca dao, còn sắc thắm ở đây lại khác. Giấy vốn là đỏ rồi, nhưng vì ủ ê, tủi hổ không thắm lên được. Giấy cũng mang nỗi buồn trĩu nặng lòng người.

Nghiên mực cũng vậy, không được chiếc bút lông chấm vào, nên mực lặng lẽ, nỗi buồn không nói, cũng đọng lại như giọt lệ khóc với nỗi sầu khôn tả.

Nỗi buồn từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri. Hai thanh nặng ở chữ đọng chữ mực kết hợp với thanh bằng ở cuối câu khiến câu thơ trĩu xuống, nỗi buồn như chồng chất, dày thêm.

Với hình ảnh nhân hóa gợi cảm, cách phối thanh tài tình, khiến hai câu thơ như tiếng nấc thầm của nhà thơ, được thăng hoa từ lòng thương người và tình hoài cổ.

Đây có thế coi là hai câu tả cảnh ngụ tình tuyệt bút của Vũ Đình Liên. Thơ muốn làm cho người ta phải khóc, mình phải khóc. Phải chăng đây chính là tiếng khóc của Vũ Đình Liên về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng.

Bình luận (1)
nhu quynh
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 2 2022 lúc 16:52

Em tham khảo:

Nga là người bạn thân nhất của em. Từ hồi tiểu học đến giờ. Nga là một người bạn rất tốt. Bạn ấy những xinh đẹp mà lại còn học rất giỏi nên được mọi nguời yêu quý (Câu bị động). Trong lớp em, Nga được mọi người quý mến vì bạn ấy rất hay giúp đỡ và hòa đồng với mọi người. Nga có dáng người hơi dong dỏng. Bạn ấy có khuôn mặt trái xoan, đôi môi đỏ chúm chím. Mỗi khi bạn ấy cười giống như ánh mặt trời ấm áp làm những người khác đều thấy vui theo. Đặc biệt bạn ấy có đôi mắt chim bồ câu rất tuyệt vời. Em luôn nghĩ chắc ai cũng sẽ thích khi nhìn vào đôi mắt của bạn ấy. Vì là bạn thân nên em và Nga có rất nhiều kỉ niệm cùng nhau. Em quý Nga lắm(Câu chủ động). Em mong em và Nga sẽ mãi là bạn của nhau.

Bình luận (0)
Dark_Hole
21 tháng 2 2022 lúc 16:49

Tham khảo: 

Mùa xuân đã về đến bên bờ sông. Từ phương Nam, từng đàn chim én nhỏ bay về nơi đây, chao lượn trên nền trời xanh thẳm, báo cho mọi người biết mùa đông đã qua đi. Những cơn mưa xuân lất phất, rả tích từ sáng đến đêm muộn, đánh thức bao lộc non của cây cỏ, hoa lá. Đường phố cũng trở nên khác lạ. Nhộn nhịp hơn, tươi vui hơn, rực rỡ hơn. Bởi ngày Tết mà bao người mong ngóng cả năm nay đã đến gần rồi. Chao ôi là vui!

Câu rút gọn: Nhộn nhịp hơn, tươi vui hơn, rực rỡ hơnCâu đặc biệt: Chao ôi là vuiTrạng ngữ: từ phương Nam
Bình luận (3)
Vương linh
Xem chi tiết
minh nguyet
24 tháng 11 2021 lúc 16:41

Em tham khảo:

     Giôn xi là một cô họa sĩ trẻ tài năng giàu ước mơ và khao khát. Nhưng đáng buồn thay, cô lại mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính - một căn bệnh mà trong thời kỳ đó người ta không thể nào chữa trị. Giôn-xi cũng nghèo khổ, bị bệnh tật dày vò và cô mất niềm tin ở tương lai(Câu bị động). Cô đã buông xuôi cuộc đời mình cho số phận,phó mặc đời mình theo chiếc lá thường xuân và nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc cô rời xa cõi đời.Năm đó là một năm mùa đông vô cùng khắc nghiệt Giôn -xi đang chờ đón cái chết của mình, thì cô bỗng tìm thấy niềm tin. Chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân mãi không rụng xuống nó kiên cường chống chọi lại cả một mùa đông rét mướt. chiếc lá ấy khiến cho Giôn -xi cũng trở nên kiên cường, cô bắt đầu có niềm tin trở lại cô nghĩ chắc chắn mình có thể sống sót, mình sẽ khỏe mạnh trở lại. Chính niềm tin đó đã giúp Giôn – xi vượt qua bệnh tật. Nghị lực sống của cô gái trẻ cùng câu chuyện đầy cảm động ẩn sau chiếc lá của cụ Bơ men đã gieo vào lòng bạn đọc ngón lửa ấm áp của tình yêu thương, cho ta thấy được khát vọng sống và tình người tốt đẹp vẫn còn hiện hữu ngay trên cõi đời này. 

Bình luận (0)
MyungDae
Xem chi tiết
Khánh Vi Bùi
25 tháng 4 2021 lúc 20:54

 Qua tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn , dường như tác giả đã khắc họa thành công và rõ nét nhất bản chất xấu xa , bỉ ổi của tên quan phụ mẫu trước sinh mạng của người dân hộ đê khốn khổ. Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật , "Sống chết mặc bay" đã lên án tên quan phụ mẫu "lòng lang dạ thú". Khi con dân mình đang "chân lấm tay bùn , trăm lo nghìn sợ , đem thân hèn yếu mà đối với sức nước" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ. Quan chễm chệ ngồi trong đình , đèn thắp sáng trưng , đình cao vững chãi , kẻ hầu người hạ đi lại nhộn nhịp. Bên cạnh quan , bát yến hấp đường phèn , hai bên nào đồng hồ vàng , nhiều vật quý sang trọng khác. Quan như không hề hay biết đến tình cảnh thảm thương của dân chúng. Xây dựng hình ảnh quan phụ mẫu , Phạm Duy Tốn muốn tố cáo bản chất ích kỉ , tàn nhẫn , không có trách nhiệm với nhân dân. Qua đây , ta thấy "Sống chết mặc bay" đã lên án thái độ vô trách nhiệm , bàn quan của tên quan phụ mẫu , đồng thời thấy được niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với người dân khốn khổ lúc bấy giờ. 

Bình luận (1)
o0o_Dễ Thương_o0o
Xem chi tiết
Yinn
6 tháng 8 2018 lúc 6:21

Lên google - sama cho nhanh (:

Bình luận (0)
Vũ Duy Hưng
6 tháng 8 2018 lúc 6:55


Cấu trúc của câu bị động trong tiếng anh
1. Use of Passive: (Cách sử dụng của câu bị động):
Câu bị động được dùng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu, tác nhân gây ra hành động dù là ai hay vật gì cũng không quá quan trọng.
 
Ví dụ: My bike was stolen. (Xe đạp của tôi bị đánh cắp.)
 
Trong ví dụ trên, người nói muốn truyền đạt rằng chiếc xe đạp của anh ta bị đánh cắp. Ai gây ra hành động “đánh cắp” có thể chưa được biết đến. Câu bị động được dùng khi ta muốn tỏ ra lịch sự hơn trong một số tình huống. Ví dụ: A mistake was made. Câu này nhấn mạnh vào trạng thái rằng có 1 lỗi hoặc có sự nhầm lẫn ở đây, chứ không quan trọng là ai gây ra lỗi này.
 
2. Form of Passive Cấu trúc câu bị động:
Subject + finite form of to be + Past Pariple
 
(Chủ ngữ + dạng của động từ “to be” + Động từ ở dạng phân từ 2) Example: A letter was written.
 
Khi chuyển câu từ dạng chủ động sang dạng câu bị động:
Tân ngữ của câu chủ động chuyển thành chủ ngữ của câu bị động. Ví dụ: Active: He punished his child. -> Passive: His child was punished. (Anh ta phạt cậu bé.) (Cậu bé bị phạt)
 
Câu chủ động ở dạng thì nào, chúng ta chia động từ “to be” theo đúng dạng thì đó. Chúng ta vẫn đảm bảo nguyên tắc chủ ngữ số nhiều, động từ “to be” được chia ở dạng số nhiều, chủ ngữ số ít thì động từ “to be” được chia ở dạng số ít.
 
 
Present simple (Hiện tại đơn) The car/cars is/are designed.
Present perfect (HT hoàn thành) The car/cars has been/have been designed.
Past simple (Quá khứ đơn) The car/cars was/were designed.
Past perfect (Qk hoàn thành) The car/cars had been/had been designed.
Future simple (Tương lai đơn) The car/cars will be/will be designed.
Future perfect (TL hoàn thành) The car/cars will have been designed
Present progressive (HT tiếp diễn) The car/cars is being/are being designed.
Past progressive (Qk tiếp diễn) The car/cars was being/were being designed.
 
  


Trong trường hợp câu chủ động có 2 tân ngữ, thì chúng ta có thể viết thành 2 câu bị động.
Ví dụ:
 
Active Professor Villa gave Jorge an A. (Giáo sư Villa chấm cho Jorge một điểm A)
Passive An A was given to Jorge by Professor Villa. (Một điểm A được chấm cho Jorge bởi giáo sư Villa)
Passive Jorge was given an A. (Jorge được chấm một điểm A)
Trong khi học tiếng Anh, người ta rất hay dùng câu bị động. Khác với ở câu chủ động chủ ngữ thực hiện hành động, trong câu bị động chủ ngữ nhận tác động của hành động. Câu bị động được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Thời của động từ ở câu bị động phải tuân theo thời của động từ ở câu chủ động. Nếu là loại động từ có 2 tân ngữ, muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào người ta đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ nhưng thông thường chủ ngữ hợp lý của câu bị động là tân ngữ gián tiếp.
 
I gave him a book = I gave a book to him = He was given a book (by me).
 
Đặt by + tân ngữ mới đằng sau tất cả các tân ngữ khác. Nếu sau by là một đại từ vô nhân xưng mang nghĩa người ta: by people, by sb thì bỏ hẳn nó đi.
 
Hiện tại thường hoặc Quá khứ thường
am
is
are
was
were
 
+ [verb in past pariple]
 
Example:
Active: Hurricanes destroy a great deal of property each year.
Passive: A great deal of property is destroyed by hurricanes each year.
 

Hiện tại tiếp diễn hoặc Quá khứ tiếp diễn
am
is
are + being + [verb in past pariple]
was
were
 
Example:
Active: The committee is considering several new proposals.
Passive: Several new proposals are being considered by the committee.
 
Hiện tại hoàn thành hoặc Quá khứ hoàn thành
has
have + been + [verb in past pariple]
had
 
Example:
Active: The company has ordered some new equipment.
Passive: Some new equipment has been ordered by the company.
 
Trợ động từ
modal + be + [verb in past pariple]
 
Example:
Active: The manager should sign these contracts today.
Passive: These contracts should be signed by the manager today.
 
Các nội động từ (Động từ không yêu cầu 1 tân ngữ nào) không được dùng ở bị động. My leg hurts.
Đặc biệt khi chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động cũng không được chuyển thành câu bị động.
 
The US takes charge: Nước Mỹ nhận lãnh trách nhiệm. Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng by nhưng nếu là vật gián tiếp gây ra hành động thì dùng with.
 
 
The bird was shot with the gun.
The bird was shot by the hunter.

Trong một số trường hợp to be/to get + P2 hoàn toàn không mang nghĩa bị động mà mang 2 nghĩa:
 
Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải.
Could you please check my mailbox while I am gone.
He got lost in the maze of the town yesterday.
Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy
The little boy gets dressed very quickly.
 
- Could I give you a hand with these tires.
 
- No thanks, I will be done when I finish tightening these bolts.
 
Mọi sự biến đổi về thời và thể đều nhằm vào động từ to be, còn phân từ 2 giữ nguyên.
 
to be made of: Được làm bằng (Đề cập đến chất liệu làm nên vật)
This table is made of wood
to be made from: Được làm ra từ (đề cập đến việc nguyên vật liệu bị biến đổi khỏi trạng thái ban đầu để làm nên vật)
Paper is made from wood
to be made out of: Được làm bằng (đề cập đến quá trình làm ra vật)
This cake was made out of flour, butter, sugar, eggs and milk.
to be made with: Được làm với (đề cập đến chỉ một trong số nhiều chất liệu làm nên vật)
This soup tastes good because it was made with a lot of spices.
 
Phân biệt thêm về cách dùng marry và divorce trong 2 thể: chủ động và bị động. Khi không có tân ngữ thì người Anh ưa dùng get maried và get divorced trong dạng informal English.
 
Lulu and Joe got married last week. (informal)
Lulu and Joe married last week. (formal)
After 3 very unhappy years they got divorced. (informal)
After 3 very unhappy years they divorced. (formal)
 
Sau marry và divorce là một tân ngữ trực tiếp thì không có giới từ: To mary / divorce smb
 
 
She married a builder.
Andrew is going to divorce Carola
To be/ get married/ to smb (giới từ “to” là bắt buộc)
She got married to her childhood sweet heart.
He has been married to Louisa for 16 years and he still doesn’t understand her.

Bình luận (0)
Nguyễn Tuấn Khoa
Xem chi tiết