Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cù Thị Oanh

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 10 2023 lúc 16:09

1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,... 
2. 

1. Mở bài:

Tên truyện: Người ăn xin

Nhân vật: cậu bé và người ăn xi

2. Thân bài:

Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ

Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả

Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ

Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động

3. Kết bài:

Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.

Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.

hoa minh
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
18 tháng 9 2023 lúc 10:38

Tham khảo
1. Mở bài

Giới thiệu về lòng nhân ái và nêu được đây là phẩm chất, đạo đức quý báu của người dân Việt nam

2. Thân bài

- Giải thích:

+ Giải thích cụm từ nhân ái theo từng từ
+ Làm nổi bật được lòng nhân ái là thước đo cốt cách con người Việt Nam ta
+ Lòng nhân ái trong thời điểm hiện hữu ở nhiều nơi. Tình đồng bào, tình yêu thương giữa con người với con người.
- Phân tích:

+ Cuộc sống còn nhiều hoàn cảnh khó khăn và cần giúp đỡ
+ Khi giúp người khác trong lúc khó khăn, bạn sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng
+ Tấm lòng tương thân tương ái sẽ lan tỏa trong xã hội và nhận được điều tốt đẹp
- Chứng minh:

+ Lấy dẫn chứng về những con người có lòng nhân ái mà bạn biết
+ Lưu ý khi lấy dẫn chứng cần xác thực, nổi bật, tiêu biểu và có tầm ảnh hưởng lớn đến mọi người
- Phản biện và đánh giá:

+ Lòng nhân ái có thể mở rộng trên toàn thế giới và có thể hiện hữu ngay trong trường học.
+ Trong cuộc sống hiện nay vẫn còn người sống thờ ơ, vô cảm
+ Nhiều người chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà không để ý gì hay quan tâm với mọi người xung quanh.
+ Những người này đáng bị xã hội lên án và chỉ trích
3. Kết bài

+ Khái quát lại lần nữa về tầm quan trọng của lòng nhân ái
+ Liên hệ và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Phạm hật ni
Xem chi tiết
Nguyen Duc Binh
Xem chi tiết

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và vị trí tác phẩm đại cáo bình Ngô trong nền văn học.

- Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa: Là tư tưởng quan trọng chủ đạo trong bài. Tư tưởng này mang tính nhân văn và có giá trị nhân đạo sâu sắc.

II. Thân bài

1. Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa

- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo: là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.

- Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Chắt lọc những hạt nhân cơ bản nhất, tích cực nhất của của Nho giáo để đem đến một nội dung mới đó là:

    + Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.

    + Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.

→Đó là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại

2. Sự thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong Đại cáo bình Ngô.

a. Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.

Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục:

- Nền văn hiến lâu đời

- Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể

- Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc

- Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.

→Khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc

→Đây là tiền đề cơ sở của tư tưởng nhân nghĩa bởi chỉ khi ta xác lập được chủ quyền dân tộc thì mới có những lí lẽ để thực thi những hành động “nhân nghĩa”

b. Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước.

Đứng trên lập trường nhân bản, tác giả liệt kê hàng loạt những tội ác dã man của giặc Minh với nhân dân ta:

- Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..

- Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất

- Phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,...

- Bóc lột sức lao động: Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,..

- Phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,...

→Nỗi căm phẫn, uất hận của nhân dân ta trước tội ác của giặc

→Niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng

c. Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.

- Cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, quân không một đội

- Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn:

    + Những thắng lợi ban đầu đã tạo thanh thế cho nghĩa quân, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù

    + Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tiêu diệt giặc ở các thành chúng chiếm đóng, tiêu diệt cả viện binh của giặc.

→Tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu

d. Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc.

- Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa

    + Không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh.

    + Câp thuyền, phát ngựa cho họ trở về.

- Để quân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức

→Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc chiến của ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt

→Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng để duy trì quan hệ ngoại giao sau chiến tranh của dân tộc ta với Trung Quốc.

III. Kết bài

- Khái quát, đánh giá lại vấn đề

- Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại nay: vẫn còn được ngợi ca và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên ứng với mỗi hoàn cảnh cụ thể nó lại mang những ý nghĩa giá trị khác.

Chúc bn hok tốt!!

Khách vãng lai đã xóa
Do Van Xuan
Xem chi tiết
Do Van Xuan
28 tháng 11 2021 lúc 19:22

Mọi người tra lời giúp mình nha. Học tốt !!

Bùi Hoàng Bách
26 tháng 2 lúc 20:50

1. Mở bài

- Giới thiệu nhân vật có tấm lòng nhân hậu mà em định kể.
2. Thân bài

- Trình bày diễn biến câu chuyện.

3. Kết bài

- Nêu kết thúc câu chuyện và cảm nghĩ của em về câu chuyện được kể.

Vũ Phạm Đình Thái
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 11 2023 lúc 14:22

1.

Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.

Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.

Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.

Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:

-  Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:

-  Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!

Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.

Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương
2.

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 9 2018 lúc 3:08

Mở bài: giới thiệu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

- Dẫn dắt vấn đề, câu nói “bếp lửa sưởi ấm một đời” vào, đưa ra nhận định

Thân bài

a. Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ

- Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn” có thật gợi nhớ tới bếp lửa “ấp iu” bà từng nhóm, đánh thức dòng hồi tưởng của người cháu

- Gợi lên hình ảnh nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn mà hai bà cháu trải qua

- Bằng giọng kể nhỏ nhẹ, tâm tình, làm người cháu miên man trong cảm xúc nhớ bà

⇒ Người cháu cảm thấy hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của bà

b. Những suy nghĩ về người bà và hình ảnh bếp lửa

- Hình ảnh bếp lửa được thay thế bằng ngọn lửa tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm, sự sống

- Hình ảnh người bà : người thắp lửa, giữa lửa, truyền niềm tin, sức sống tới các thế hệ

- Suy ngẫm về người bà và hình ảnh bếp lửa: bếp lửa kì lạ và thiêng liêng

c. Nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa

- Khoảng cách về không gian, thời gian và ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà không làm cháu lãng quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà

- Nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn những tình cảm kính trọng, biết ơn, nỗi nhớ thương da diết

Kết bài

Khẳng định bếp lửa là hình ảnh xuyên suốt toàn bài. Bếp lửa là tình yêu thương, sự chăm sóc tần tảo của bà khiến cho người cháu dù xa vẫn nhớ thương về bà

Paul Nguyễn
Xem chi tiết
Huy bae :)
31 tháng 7 2021 lúc 9:20
1. Dàn ý Kể về một kỉ niệm đáng nhớ - Mẫu 1

a. Mở bài

Là một học sinh hiếu động, tuổi học trò của em có rất nhiều kỉ niệm để nhớ đến, vui có, buồn có.Nhưng kỉ niệm mà em nhớ kĩ nhất chính là một lần bị thầy giáo thể dục phê bình trước lớp.

b. Thân bài

- Hoàn cảnh diễn ra sự việc:

Hôm đó, cả lớp tập trung giữa sân để học tiết thể dụcNội dung môn học hôm đó là tập 12 động tác cuối của bài thể dụcSau khi khởi động thầy giáo cho chúng em chia thành từng nhóm nhỏ, tập cùng nhau ở các góc sân để sớm thuộc nhuần nhuyễn 

- Diễn biến sự việc:

Trong khi các bạn đang nghiêm túc tập luyện, em cảm thấy nhàm chán và nghĩ các chọc phá các bạn nữEm di chuyển về phía bạn Mi đang cố gắng giữ tư thế chống đẩy cho bạn khác bấm thời gianNhân lúc không ai để ý, em chạy lại, ấn mạnh bạn Mi xuống, làm bạn ấy hét lên một tiếng đau đớnNhìn thấy vậy, em hết sức hoảng sợ, không ngờ mình lại mạnh tay đến như vậyĐúng lúc em đang ngơ ngác, chưa biết nên làm gì thì thầy giáo xuất hiện, dặn cả lớp giữ trật tự rồi đưa Mi lên phòng y tế

- Kết quả

Lúc trở về, thầy đã tập trung cả lớp lại và nghiêm túc phê bình, cảnh cáo em trước tập thể lớpTrước ánh nhìn của các bạn, em vô cùng xấu hổ và nhận thức sâu sắc sai lầm của mìnhEm đã đến xin lỗi trực tiếp Mi và được bạn ấy tha thứTừ hôm đó, em thay đổi bản thân, không còn ham chơi và nghịch dại như trước nữa

c. Kết bài

Kỉ niệm đó là một bài học đắt giá mà em mãi mang theo trong hành trang của cuộc đờiGiúp em trưởng thành hơn, thành một người học sinh được mọi người yêu quý 
Huy bae :)
31 tháng 7 2021 lúc 9:23
Dàn ý Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ 

1. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện: trong cuộc sống, chúng ta được bố mẹ và thầy cô dạy cho nhiều điều hay lẽ phải, cách làm người. Chính nhờ những bài học đó mà hôm qua em đã làm được việc tốt đó là nhặt được của rơi trả lại người mất.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh xảy ra sự việc

Thời gian: buổi trưa nắng nóng, vừa tan học về muộn, dắt chiếc xe đạp ra khỏi cổng trường em nhìn thấy một chiếc ví màu nâu.

Nhặt chiếc ví lên xem mở ra trong đó có rất nhiều giấy tờ tùy thân và ba triệu đồng tiền mặt.

Xung quanh không còn ai ở lại chỉ có mình em và chiếc ví.

Em loay hoay suy nghĩ với số tiền lớn trong ví này mình có thể mua được nhiều món đồ yêu thích khác nhau ngay lập tức mà không phải để dành, tiết kiệm số tiền tiêu vặt ít ỏi mà bố mẹ cho.

Nhưng trong đầu em lại hiện lên bài học của cô giáo về cách làm người: Nhặt được của rơi trả lại người mất.

 

Em quyết định trả lại chiếc ví này cho chủ nhân người làm mất.

b. Diễn biến câu chuyện

Em quay lại trường học, đến phòng gặp cô tổng phụ trách vì em biết trưa nào cô cũng ở lại trực trường. Em vào kể lại với cô chuyện em nhặt được chiếc ví.

Cô bàn với em rằng cô sẽ thông báo với ban Giám hiệu và các thầy cô giáo trong trường đồng thời thông báo trên loa để ai mất có thể nhận lại; các em học sinh có thể về hỏi phụ huynh xem có ai làm rơi ví không.

Trong trường hợp không ai nhận chiếc ví này thì một ngày sau cô sẽ giao chiếc ví này cho bên công an để họ vào cuộc giải quyết, tìm ra chủ nhân chiếc ví. Em đồng ý với cách giải quyết của cô.

Em về nhà với tâm trạng hồi hộp, mong chờ có người đến nhận lại chiếc ví.

Chiều hôm đó, sau khi cô giáo thông báo khoảng một tiếng đồng hồ thì bỗng có thông báo gọi em xuống phòng cô tổng phụ trách.

Em xin phép cô giáo để xuống đó. Hóa ra chủ nhân chiếc ví chính là của bác quản lí thư viện trường em, do có việc gấp và sơ ý nên bác làm rơi.

Bác cảm ơn em và còn rút ra một số tiền để hậu tạ nhưng em không nhận.

Ngày hôm sau, bác có mua tặng em mấy quyển sách em yêu thích và thường xuyên mượn ở thư viện để cảm ơn.

 

Em cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt.

bạn tham khảo nhé

Huy bae :)
31 tháng 7 2021 lúc 9:25

bạn ơi hai bài này bạn tham khảo nhé