Những câu hỏi liên quan
Lê Phạm Nhật Minh
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
28 tháng 1 2022 lúc 20:57

Refer:

Đoạn thơ trên trích trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ của thanh hải được viết năm 1980 đã khắc họa thành công cảm xúc của tác giả  trước mùa xuân thiên nhiên đất nước.Hình ảnh lộc xuân theo người ra đồng làm đẹp í thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu là 2 nhiệm vụ không thể tách  rời.Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.Hình ảnh 'mùa xuân người cầm súng/Lộc giắt đầy trên lưng'làm chúng ta liên tưởng đến những người chiến sĩ ra trận mà mang trên vai những chồi non lộc biếc của dân tộc.Từ"lộc' còn làm cho ta liên tưởng dến hình ảnh người lính ra trận mang theo sức sống của cả dân tộc.Chính màu xanh sức sống đó đã tiếp cho người lính sức mạnh ,ý chí để họ diệt quân thù.Hình ảnh"Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ"nói về những người lao động ươm mầm cho sự sống,ươm những hạt mầm non trên những cách đồng quê.Từ "lộc" còn mang sức sống ,sức mạnh cho con người. Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao…Nhà thơ đã cảm nhận mùa xuân bằng hai từ láy gợi cảm hối hả là vội vã ,khẩn trương, liên tục không dừng;Xôn xao khiến ta nghĩ đến tiếng âm vang vọng về hòa với nhau xao động.Tiếng lòng của tác giả như reo vui náo nữ trước tinh thần khẩn trương của mọi người.Mùa xuân đất nước đã được tác giả miêu tả thật tuyệt đẹp.

Bình luận (1)
PHÙNG THU PHƯƠNG
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
19 tháng 3 2022 lúc 18:11

undefined

Bình luận (0)
Khánh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
11 tháng 3 2022 lúc 9:54

em tham khảo như sau nha:

Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đồ sộ trong đó không thể không nhắc đến thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm đã thể hiện xuất sắc hình ảnh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế mộng mơ. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ nhất. Ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, người đọc như say sưa, miên man trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc". Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Điều này vừa tạo nên một sự sáng tạo, độc đáo, vừa như cho người đọc thấy hình ảnh của những bông hoa tím biếc đang mọc giữa dòng sông. Ôi! Thật là lãng mạn! Màu tím như là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế, màu tím ấy cũng đem đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản đến nhường nào. Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng những hình ảnh hết sức giản dị, đặc trưng của xứ Huế "con chim chiền chiện" hơn nữa lại được kết hợp với từ mang tính gọi đáp "ơi". Bên cạnh đó, câu thơ cuối cùng "Tay tôi đưa tôi hứng", đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Thanh Hải đón nhận lấy tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tất cả trái tim. Hẳn là phải yêu Huế lắ thì tác giả mới có thể vẽ lên một bức tranh đẹp đến thế. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc những áng thơ đẹp đến thế này!

=> Thành phần cảm thán: Ôi

Thành phần tình thái: Hẳn là

Phép lặp: Màu tím như....

Bình luận (0)
Đoàn nguyên
Xem chi tiết
dsfddf
Xem chi tiết
Giaminh Bùi
Xem chi tiết
Ly Nguyễn
Xem chi tiết
Chanhh
Xem chi tiết
thảo nguyễn
24 tháng 10 2021 lúc 21:59

tham khảo nha bn

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

 

Bình luận (0)
đỗ minh hiếu
Xem chi tiết
Sillven
13 tháng 12 2021 lúc 19:06

Khổ thơ  giống như lời chào dã biệt của người con miền Nam đã thể hiện tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác.  Nghĩ đến ngày mai về miền Nam,xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng màđược bộc lộ thể hiện ra ngoài:" Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng, từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịnrịn không muốn xa nơi Bác nghỉ.Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giảcũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòngmình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để đượcluôn ở bên Người trong thế giới của Người:" làm con chim hót, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu".  Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên“con chim”,”đóa hoa”,”cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt củatác giả. Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếnghót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanhlăng.Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốnnày” để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơcuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọnvẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trungthành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đãđưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ýnguyện của đồng miền Nam,của mỗi chúng ta nói chung với Bác.:>>>

 

Bình luận (0)