Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
29 tháng 4 2019 lúc 6:03

Đáp án C

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Phong Thần
5 tháng 2 2021 lúc 20:06

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến trah nhân danh, chiến tranh tự vệ, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân.

- Cuộc kháng chiến của ta mang tính nhân dân vì toàn dân ta tham gia kháng chiến, chủ yếu là lực lượng vũ trang của ba thứ quân đó là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.

Bình luận (0)
Hquynh
5 tháng 2 2021 lúc 20:07

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta mang tính chính nghĩa vì:

+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chiến tranh tự vệ, chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

+ Từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân.

- Cuộc kháng chiến của ta mang tính nhân dân vì:

+ Toàn dân tham gia kháng chiến, chủ yếu là lực lượng vũ trang của ba thứ quân đó là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp không chỉ diễn ra trên mặt trận quân sự mà cả trên các mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.

Bn tham khảo nha

Bình luận (0)
Dang Khoa ~xh
5 tháng 2 2021 lúc 20:08

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta mang tính chính nghĩa vì:

+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chiến tranh tự vệ, chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

+ Từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân.

- Cuộc kháng chiến của ta mang tính nhân dân vì:

+ Toàn dân tham gia kháng chiến, chủ yếu là lực lượng vũ trang của ba thứ quân đó là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp không chỉ diễn ra trên mặt trận quân sự mà cả trên các mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 2 2017 lúc 3:32

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến trah nhân danh, chiến tranh tự vệ, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân.

- Cuộc kháng chiến của ta mang tính nhân dân vì toàn dân ta tham gia kháng chiến, chủ yếu là lực lượng vũ trang của ba thứ quân đó là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hà
23 tháng 2 2016 lúc 14:18

C. triều đình ảo tưởng vào con đường thương thuyết để đòi lại những phần đất đã mất.

 

Bình luận (0)
thuy truong
1 tháng 5 2016 lúc 8:12

 

c

 

Bình luận (0)
Trần An
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
27 tháng 2 2017 lúc 14:34

- Sau Hiệp định sơ bộ (6 -3 – 1946) và Tạm ước (14-9 – 1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích:

     + Tháng 11 – 1946 Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.

     + Từ đầu tháng 12 – 1946 quân Pháp liên tiếp gây xung đột với công an và tự vệ của ta, chúng bắn đại bác vào khu phố Hàng Bún, chiếm trụ sở Bộ Tài chính và một số cơ quan khác của ta.

     + Ngày 18 và 19 – 12 – 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.

- Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp, nhân dân ta chỉ có một con đường cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do…Ngày 18 và 19 -12 – 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

- Ngay trong đêm 19 – 12 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đặng Phương Nam
14 tháng 4 2017 lúc 16:39

Dựa vào mục 1a phần Kiến thức cơ bản để nêu và phân tích như sau:

+ Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, nhưng thực dân Pháp không nghiêm túc thực hiện mà ra sức khiêu khích, phá hoại. Chúng không ngừng bắn ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tìm cách thành lập “Nam Kì tự trị”. Hạ tuần tháng 11-1946, chũng chiếm đóng ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Đầu tháng 12 chúng đổ bộ lên Đà Nẵng, chiếm đóng Hải Dương và tăng thêm quân ở Hải Phòng.

Tại Hà Nội, liên tiếp từ đầu tháng 12-1946, quân Pháp ra sức khiêu khích như đốt cháy Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, phá chướng ngại vật của ta ở phố Lò Đúc, bắn vào dân thường như phố Hàng Bún, Yên Ninh, chiếm đóng trị sở Bộ Tài chính, Bộ Giao Thông công chính.

+Đến đây, bộ mặt của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta đã rõ ràng. Tình hình đó đòi hỏi Đáng và Chính ohur phải có những quyết sách kịp thời. Ngày 12-12-1946, Đảng đã họp và ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”.

+Đặc biệt nghiêm trọng là trong các ngày 18 và 19-12-1946, quân Pháp gửi tối hậu thư như đòi ta phải giải tán lực lượng tự vệ và nắm quyền kiểm soát thủ đô, nếu không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946 chúng sẽ chuyển sang hành động.

+Nền độc lập của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc, Hà Đông phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. Khoảng 20h ngày 19-12-1946 công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả Hà Nội mất điện. Đó là tín hiệu của cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.



Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh
23 tháng 3 2018 lúc 15:26

- Sau hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng và âm mưu xâm lược lâu dài trên đất nước ta, Pháp đã bộ ước và tăng cường các hành động khiêu khích:

+ Tháng 11 năm 1946,Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.

+ Từ đầu tháng 12 năm 1946,quân Pháp liên tiếp gây xung đột với công an và bảo vệ của ta, chúng bắn đại bác vào khu phố Hàng Bùn, chiếm trụ sở bộ tài chính và một số cơ quan khác của ta.

+ Ngày 18 đến 19 tháng 12 năm 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô của chúng.

- Trước những hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta chỉ có một con đường cầm vũ khí kháng chiến để báo vệ độc lập tự do...Ngay 18 đến 19 tháng 12 năm 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc khách chiến.

Bình luận (0)
Lương Kiều Diễm
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
1 tháng 2 2021 lúc 21:29

Quê hương anh nước mặn đồng chua

 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

  Anh với tôi đôi người xa lạ

  Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

  Súng bên súng, đầu sát bên đầu

  Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

  Đồng chí!

  Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

  Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

  Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

  Áo anh rách vai

 Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

  Đồng chí, 1948

Bình luận (0)
Tạ Đức Hưng
Xem chi tiết
Việt Anh
10 tháng 4 2022 lúc 16:23

refer :

Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của đáng quý của nhân dân ta. Từ xưa đến nay, tinh thần yêu nước đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi khi có giặc xâm lược, lòng yêu nước lại dâng trào mãnh liệt. Điều đó thể hiện qua các triều đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước lại tiếp tục được kế thừa mạnh mẽ. Tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, vùng miền, nghề nghiệp hay tuổi tác… Mỗi người dân Việt Nam đều muốn cống hiến, dựng xây đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy.

Bình luận (2)
Xu 6 xí=))
10 tháng 4 2022 lúc 16:27

tham khảo:

Từ xưa đến nay đất nước ta luôn tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc mình. Đó là một truyền thống lâu đời, mạnh mẽ và trường tồn. Bất kì ai trong chúng ta cũng ấp ủ và chứa chan tinh thần ấy. Bởi vậy, Bác Hồ đã khẳng định “Nhân dân ta ai cũng có một lòng nồng nàn yêu nước”.

Lòng yêu nước ấy là một nguồn sức mạnh tinh thần, nhưng lại vô cùng mạnh mẽ và kiên định. Nó thôi thúc, nung nấu cho con người ta trở nên dũng cảm hơn, kiên cường hơn, đoàn kết với nhau hơn. Chính bởi lòng yêu nước mãnh liệt ấy mà dân tộc ta suốt cả nghìn năm qua, dù đối mặt với bao sóng gió, bao kẻ thù lớn mạnh cũng không hề đầu hàng hay thất bại. Lãnh thổ củ ta, lịch sử của ta, ngôn ngữ của ta vẫn mãi trường tồn.

Tinh thần yêu nước ấy được cảm nhận rõ ràng nhất chính là trong những năm tháng máu lửa. Khi mà kẻ thù ngoại xâm lăm le cướp đi những mảnh đất đã “chôn rau cắt rốn” biết bao thế hệ người dân ta. Chúng mượn những danh nghĩa sáo rỗng để đòi cướp đi nền hòa bình mà bao đời nhân dân ta gìn giữ. Trước chúng - những kẻ thù lớn mạnh hơn chúng ta rất nhiều lần như giặc Pháp, giặc Mĩ, giặc Mông-Nguyên… Chúng ta đã kiên cường đứng lên, lao ra trận mạc, bất chấp tất cả để chiến đấu. Từ già trẻ gái trai, ai ai cũng đứng lên chống giặc. Kẻ ra tiền tuyến giết địch, kẻ ở hậu phương chăn nuôi, trồng cấy. Ai ai cũng một lòng quyết đoàn kết chống giặc. Điều gì đã tạo nên kì tích ấy? Đó chính là tinh thần yêu nước.

Không chỉ ở trong thời chiến, mà ngay cả thời bình, tinh thần yêu nước ấy cũng vẫn mạnh mẽ vô cùng. Chỉ là thay vì cháy hừng hực, thì nó lại âm ỉ ở trong tim ta. Điều đó hiện diện qua lớp trẻ ngày nay hăng say lao động, cống hiến cho tổ quốc, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã từng căng dặn. Các em học sinh học tập và rèn luyện ngày đêm, các cô chú công nhân, nhân viên làm việc quên ngày tháng. Nhờ vậy mà nước ta ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu về kinh tế và cả văn hóa nữa. Biết bao lần cái tên Việt Nam đã được gọi tên trên các đấu trường trí tuệ quốc tế, trong các tổ chức kinh tế văn hóa lớn. Niềm tự hào ấy khiến người dân ta ai cũng hạnh phúc vô bờ. Đó chính là điều mà chỉ có tinh thần yêu nước mới đem lại được.

 

Thời gian trôi qua, nhiều giá trị đã bị thay đổi. Nhưng riêng tinh thần yêu nước thì chẳng bao giờ có thể lay chuyển được. Mỗi người chúng ta đều có chung một lòng yêu nước, chỉ là cách thể hiện khác nhau mà thôi. Bởi vì mỗi cá nhân sẽ có một tài năng, một hoàn cảnh khác nhau. Tất cả sẽ được phát huy hết sức mình dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Ai cũng được góp sức mình để tạo nên làn sóng yêu nước mạnh mẽ, đưa nước ta phát triển không ngừng.

Bình luận (0)
Gin pờ rồ
10 tháng 4 2022 lúc 16:39

REFER:

Nhân dân Việt Nam có một truyền thống yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ trong quá khứ đến hiện tại. Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Họ đều là những tấm gương để thế hệ sau noi theo. Để rồi đến hiện tại, tinh thần yêu nước đó lại tiếp tục được phát huy. Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc. Hay những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội. Cả những người phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải. Rồi nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất. Ngay cả những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ…. Thế mới thấy tinh thần yêu nước không luôn tiềm ẩn trong mỗi con người, không phân biệt giới tính, tuổi tác hay nghề nghiệp, giai cấp.

Bình luận (1)