Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Mario DaiVy
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
27 tháng 12 2017 lúc 12:39

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn.

BÀI LÀM :

Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:

“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"

Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.

Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.

Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.

Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.

Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.

Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :

"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.

HỌC TỐT NHEN!!!



Bích Ngọc Huỳnh
27 tháng 12 2017 lúc 12:40

2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo.

bài làm :

Đọc truyện “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan điểm dạy dỗ con cái , chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập đến trong câu nói của nhân vật , là 1 trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.

Là 1 người Hà Nội, bà Hiền rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của người Hà Nội , “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn , ko được sống tùy tiện, buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống có văn hóa. Điều đó chứng tỏ rằng bà là if có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người con trai đầu lòng xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau 3 năm đằng đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con thứ xin đi tòng quân , bà đã “không khuyến khích cũng ko ngăn cản con” , bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó chết cũng là 1 cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở bà Hiền - một người coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghét sự dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng : “Tao cũng muốn sống bình đằng vs các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì?”. Ở bà Hiền lòng tự trọng gắn liền với ý thức và trách nhiệm của 1 công dân yêu nước, 1 bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thời , cái thòi thường để đạt tới cái bền vững theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng tự trọng, của 1 cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng yêu nước.

Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị bản thân mình, Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.

Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị cảu bản thân mình để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước lớp. trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không thể làm được? Và cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thachs thức , thành công mĩ mạn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và các bạn khi chấm dứt câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Lòng tự trọng còn là ý thức giữ gìn nhân phẩm, phẩm chất, danh dự của mình. Đọc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), ta biết đến 1 nàng Thúy Kiều đã từng đau khổ, quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn phẩm cách. Với Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng tự trọng . Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng ko chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình ko đủ khả năng để đưa đất nước đi lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị thổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thực, đối mặt vs những hạn chế của mình để có những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía lời tâm sự của nhân vật cô Hiền : “Tao chỉ dạy cho chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao thì tùy”.

Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế , thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào bạn.

Hiểu được giá trị của mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng tin vào xã hội . Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.

Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến quá cao có thể dẫn đến tính tự kiêu, tự đắc. Hẳn ta còn nhớ đến cuộc thách đấu giữa Thỏ và Rùa. Thất bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc vào giá trị của mình, từ đó sinh ra tự cao, khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng và bồng bột vs nhiều thiên kiến hợm hĩnh dễ dẫn ta đến thái độ này. Trái lại, lòng tự trọng phải luôn đi kèm vs tính khiêm nhường, từ tốn, niết người biết ta. Còn khi thiếu lòng tự trọng, con người ta sẽ cho mình là hèn kém hơn người khác. Điều này cũng có tác hại ko kém gì tính tự kiêu, tự đắc. Những người thiếu tự trọng thì ko thể tỏa sáng hết tài năng vốn có để làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Khi gặp khó khăn, họ dễ bi quan , chán nản, vì thế là sinh ra “cái chết trong tâm hồn”. Ấy là sự nản lòng.

Thực tế cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự trọng, về giá trị , nhân cách, danh dự của bản thân mình. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà ko đi kèm vs hành động, ko hiện thực hóa những gì mình suy nghĩ thì có phải đã biết tự trọng? Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của cả 1 dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao cùng với thời gian.

Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có, nó là cpn đường ngắn nhất đưa ta đến bền bờ của sự thành công. Cội nguồn, gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc sống cũng xuất phát từ đó.

Bích Ngọc Huỳnh
27 tháng 12 2017 lúc 12:42

3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.

BÀI LÀM :

Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô ,những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng..Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình,,, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô...Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.

Hoàng Thế Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
16 tháng 10 2021 lúc 21:39

Khu vườn - nơi có vô vàn những loài cây xanh tốt, những loài hoa rực rỡ đã trở thành một phần của tuổi thơ chúng ta. Khu vườn ban tặng cho ta biết bao món quà thú vị và bất ngờ từ thiên nhiên. Tự bao giờ, khu vườn đã gắn bó với ta như một người bạn gần gũi, một chốn bình yên để ta tìm về.

Trong kí ức tuổi thơ, nếu như những đứa trẻ khác thích chơi đồ hàng, đánh đáo thì tôi thích nhất là được dành cả ngày ở ngoài vườn. Khu vườn nhà tôi tuy không rộng lắm nhưng cũng không kém phần xinh đẹp. Nó là một mảnh đất nhỏ được bao bọc ở hàng rào ở phía sau nhà. Nơi đây, mẹ tôi đã kì công chăm sóc, gieo trồng biết bao là loại cây, loại hoa khác nhau, vô cùng phong phú, đa dạng. Ở một góc của khu vườn là nơi trồng những loại cây ăn trái, cây nào cũng to lớn và xanh tốt. Cây mít cho quả xù xì nhưng múi thì ngọt lịm và tỏa hương thơm phức. Cây nhãn không chỉ cho bóng mát mà còn cho những chùm quả sai lúc lỉu. Quả nhãn bên ngoài có màu nâu, bên trong là lớp thịt màu trắng ngần, hương thơm dịu ngọt còn đọng lại nơi đầu lưỡi. Bên cạnh cây nhãn là cây bưởi với những chùm hoa trắng muốt, be bé xinh xinh tỏa hương thơm thoang thoảng nhưng làm mê đắm lòng người. Quả bưởi có vỏ màu vàng ươm, múi bưởi căng mọng, nhiều nước và mát lành. Cứ đến Trung thu là mẹ tôi dành riêng cho tôi một trái bưởi để đi phá cỗ cùng đám bạn. Những cây ổi thì thân thấp hơn. Mùa thu đến, hương ổi dịu dàng quyện lẫn vào trong gió. Quả ổi to bằng nắm tay, lúc lỉu ở trên cành. Tôi vô cùng thích thú mỗi khi được tự tay hái những trái ngọt trên cành. Ngay cạnh khu trồng những loài cây ăn quả là khu trồng rau. Luống rau muống được tưới nước thường xuyên nên xanh tươi mơn mởn. Những cây cải bắp cuộn tròn trông giống như chú lợn con đang say ngủ. Những quả bầu, quả bí thì vắt vẻo trên giàn. Ngoài ra, mẹ tôi còn trồng rất nhiều những loại rau thơm: nào húng, nào tía tô, mùi và thì là... Nơi tôi thích nhất ở khu vườn có lẽ là khu trồng hoa. Những bông hồng màu đỏ thắm thật xinh đẹp và kiều diễm. Những đóa cúc trắng tinh khôi thì lại dịu dàng và e ấp. Và bên cạnh là bông hoa loa kèn vươn cái cổ dài để đón lấy những tia nắng sớm mai. Ong bướm đến hút nhụy hoa làm rộn rã cả một góc vườn. Ngắm nhìn những đóa hoa xinh đẹp, trong tôi dâng lên một cảm xúc say mê đến lạ kì.

Sáng nào cũng vậy, tôi đều dậy thật sớm để có thể hít thở không khí trong lành từ khu vườn. Cây cối được tưới đẫm sương đêm còn đang mơ màng trong giấc ngủ. Khi những tia nắng đầu tiên bắt đầu ló rạng, cả khu vườn như bừng tỉnh, tràn đầy sức sống và bừng sáng lạ kì. Hương của cỏ cây làm cho tâm hồn tôi dịu lại, trở nên nên thư thái và bình yên. Trên các cành cây, những chú chim đã hót vang bài hát quen thuộc chào ngày mới. Chả mấy chốc, khu vườn đã thật tưng bừng và rộn rã. Chiều buông xuống, ánh tà dương lại nhuộm đỏ cả khu vườn. Mọi sự vật dần trở trên im ắng và chuẩn bị chìm vào trạng thái nghỉ ngơi. Hàng ngày, tôi và mẹ đều dành thời gian để chăm sóc cho khu vườn. Mẹ bón phân cho cây, làm cỏ dại. Tôi thì tưới nước cho những cây hoa và bắt sâu cho những luống rau. Làm vườn vì thế đã trở thành niềm vui của tôi mỗi ngày, tôi được hòa mình vào với thiên nhiên, chìm vào trong màu xanh của cây lá.

Khu vườn là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi, là những gì gần gũi và thân thương nhất. Tình yêu tôi dành cho khu vườn cũng chính là tình yêu đối với mẹ thiên nhiên xinh đẹp- người đã an ủi, vỗ về tâm hồn tôi trong suốt những năm tháng ấu thơ.

Nhớ nhé

Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
hưng phúc
21 tháng 9 2021 lúc 14:45

Tham khảo:

 

Cổng trường mở ra - một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của tác giả Lý Lan, tác phẩm đã ghi lại những cảm xúc trong sáng về ngày đầu tiên đến trường. Trong văn bản, nổi bật lên là chân dung tâm trạng của người mẹ về ngày đầu tiên đến trường của con, đồng thời mẹ cũng sống lại cảm xúc về ngày đầu tiên đến trường của chính mình.

Để bộc lộ nỗi niềm, tình cảm của bản thân, người mẹ đã chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí tâm sự. Bởi vậy, hình thức văn bản là lời mẹ tâm sự với con nhưng thực tế đây lại chính là tâm sự, độc thoại của mẹ với chính mình. Với hình thức này, tác giả dễ dàng để cho nhân vật tự bộc lộ các cung bậc cảm xúc khác nhau của mình.

    Trước hết, nhân vật mẹ là người hết sức chu đáo, yêu thương con. Ngày đầu tiên đến trường là ngày vô cùng quan trọng với mỗi đứa trẻ, ý thức được điều đó mẹ đã chuẩn bị cho con hết sức kĩ lưỡng, chu đáo. Sự chu đáo của mẹ thể hiện trong từng hành động nhỏ như “đắp mền, buông mùng, ém góc” mẹ ấu yếm nhìn con ngủ và một lát mẹ lại xem những đồ đã chuẩn bị cho con đã đầy đủ hay chưa. Không chỉ vậy mẹ còn chuẩn bị đầy đủ cho con cả về vật chất và tinh thần. Về vật chất mẹ chuẩn bị: “quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng” để con có thể cảm nhận rõ ràng tầm quan trọng của ngày đầu tiên đến trường, của một cấp học mới. Không chỉ vậy, mẹ còn chuẩn bị cho con về tâm lí, tinh thần: con đã được đi học mẫu giáo, đã biết thế nào là trường lớp, “ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã xếp hàng, tập đi, tập đứng” điều đó đã khiến con không còn bỡ ngỡ về ngày khai giảng long trọng này. Và mẹ cũng tin tưởng vào con có đủ sự bản lĩnh, tự tin để bước vào môi trường mới, làm quen với bạn bè và thầy cô mới.

   

 

Trong đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không sao ngủ được, phải chăng vì bồi hồi, xúc động trước một ngày trọng đại, người mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về đứa con vừa buâng khuâng, xao xuyến khi nhớ về ngày đầu đến trường của chính mình. Ngày đầu khai trường của con còn làm sống dậy ấn tượng sâu đậm về ngày đầu tiên đến trường khi còn nhỏ của mẹ: “Ngày mẹ con nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng ngoài cái thế giới mà mẹ bước vào” .

Qua tình cảm, suy nghĩ của mẹ còn thấy được sự quan tâm, ý thức trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với trẻ em, đối với sự nghiệp giáo dục, đồng thời còn thấy được vai trò quan trọng của giáo dục đối với mỗi người.

 

Để nhấn mạnh vào tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là ngày đầu tiên đến trường, người mẹ đã nhiều lần nhắc lại ý: “con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”, “con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”, “chuẩn bị cho buổi lễ long trọng này”, “cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy”. Với việc nhắc đi nhắc lại điều này suốt chiều dài tác phẩm đã cho thấy người mẹ ý thức rõ ràng tầm quan trọng của giáo dục đối với mỗi con người.

Không dừng lại ở đó, người mẹ còn sử dụng câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, đó là ngày lễ của toàn xã hội. Các quan chức đến dự lễ khai giảng, có những chính sách điều chỉnh kịp thời với giáo dục. Những việc làm, những hành động đó cho thấy giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, bởi “mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

Tầm quan trọng của nhà trường, của giáo dục còn được thể hiện ở câu văn kết bài, câu văn mang tính chất gợi mở: “đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. “Thế giới kì diệu” trong nhà trường chính là: nơi cung cấp cho ta những tri thức về thế giới và con người; nơi ta hoàn thiện nhân cách: về lẽ sống, tình thương, quan hệ với mọi người,…; nơi vun đắp những tình cảm đẹp đẽ: tình thầy trò, bạn bè; đồng thời đây cũng là nơi khơi gợi và vun đắp mơ ước cho mỗi bạn nhỏ.

Tác phẩm là lời trò chuyện của người mẹ với đứa con mà thực chất là người mẹ đang nói với chính mình, đang ôn lại kỉ niệm mà mình đã trải qua. Sử dụng cách viết này đem đến hai tác dụng chính: đầu tiên là tạo nên giọng điệu tâm tình, truyền cảm hứng cho người đọc; thứ hai là làm nổi bật tâm trạng và những kỉ niệm sâu kín mà bình thường khó có thể bày tỏ trực tiếp. Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm với giọng văn ngọt ngào, sâu lắng cũng góp phần thể hiện những cung bậc cảm xúc của nhân vật.

Qua tác phẩm, đã thể hiện tấm lòng yêu thương con sâu sắc, sự chu đáo, ân cần của mẹ trước ngày khai giảng của con. Đồng thời thấy được sự quan tâm của xã hội với giáo dục và vai trò của giáo dục đới với thế hệ tương lai, với sự phát triển chung của đất nước.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/phan-tich-nhan-vat-nguoi-me-trong-cong-truong-mo-ra

nthv_.
21 tháng 9 2021 lúc 14:45

Tham khảo:

Cổng trường mở ra là câu chuyện kể về những tâm tư, tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con. Ta thấy được hai hình ảnh đối lập: trong khi đứa con đã chìm vào giấc ngủ say sưa, hồi hộp đón chờ ngày khai trường vào lớp Một thì người mẹ vẫn không ngủ được và cũng không thể tập trung vào việc gì. Thường ngày người mẹ dọn dẹp nhà cửa, làm những công việc riêng của mình nhưng đêm nay lại trằn trọc trong bộn về suy nghĩ. Mẹ ngắm nhìn con ngủ và đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. Ta thấy được tình yêu thương, quan tâm và lo lắng của người mẹ dành cho đứa con. Và rồi, bao kí ức tuổi thơ tràn về, thôi thúc trong mẹ. Đó là tâm trạng nôn nao, hồi hộp khi bước tới cổng trường, bước vào một thế giới mới của đứa trẻ lần đầu tiên tới trường. Mẹ đã phần nào chập chững bước qua cánh cổng ấy một mình với với ý nghĩ tự lập và tâm trạng vui buồn đan xen. Mẹ cũng tin tưởng, hi vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập trước mắt và con đường đời đầy chông gai của chính con sau này. Những tâm tư ấy mẹ không trực tiếp nói với đứa con mà là tiếng lòng, là kí ức trong mẹ, là những quan tâm và suy nghĩ dành cho con. Đó có lẽ cũng là tâm trạng của biết bao người mẹ trước ngày đứa con bé bỏng đi học, bởi từ nay con bắt đầu chập chững bước vào cuộc sống của riêng mình. Bởi vậy, văn bản đã làm lay động hiều trái tim người đọc.

Nguyễn Phương Ngân
Xem chi tiết
Thanh Hiền Võ
13 tháng 4 2023 lúc 21:15

đc mà

Xem chi tiết
6a1 is real
1 tháng 12 2017 lúc 18:50

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-me-cua-em-c33a6671.html#ixzz500ddfn6x

Guen Hana  Jetto ChiChi
1 tháng 12 2017 lúc 18:55

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.

Như bao trẻ thơ khác, tôi cũng có một gia đình. Một gia đình luôn luôn tràn trề hạnh phúc. Trong ngôi nhà ấy luôn vọng ra những tiếng cười hồn nhiên, trong sáng, những lời hát ru ngọt ngào tình cảm. Và cũng ở ngôi nhà ấy, tôi và em tôi được sống cùng bố mẹ. Mẹ tôi là người mẹ tuyệt vời nhất.

Năm nay, mẹ đã ngoài ba mươi, nhưng trong cái tuổi ấy, mẹ vẫn còn đẹp và duyên dáng. Không cao như các cô người mẫu, dáng mẹ vừa và cân đối. Thường ngày, mẹ hay bận chiếc quần âu và chiếc áo sơ mi ngắn tay kẻ ô để đi chợ hay đưa bé Thảo đi học… Còn những giờ lên lớp mẹ mặc những chiếc áo dài thật mềm mại và duyên dáng. Những chiếc áo màu mây, màu ngọc bích, màu cá vàng, màu tím cà, tím Huế… làm cho mẹ trẻ ra đến mười tuổi. Mái tóc đen buông xõa đến ngang lưng rất hợp với khuôn mặt trái xoan của mẹ. Đôi mắt bồ câu long lanh luôn chan chứa một tình yêu thương vô hạn. Đặc biệt nụ cười của mẹ tươi như đóa hồng nở buổi sớm mai, để lộ hàm răng trắng đều. Các cô trong trường mẹ, thường trêu mẹ “có một nụ cười chết người và làn da trắng mịn đến mê hồn”. Mỗi lần ngồi bên mẹ, tôi thường mân mê bàn tay của mẹ. Năm ngón tay thon dài như búp măng, mềm mại và mỏng mảnh không khác gì ngón tay của các cò gái mười tám đôi mươi. Bàn tay trắng trẻo, xinh xinh ấy đã chàm sóc, dìu dắt chị em tôi trong một tình thương bao la khống bờ bến. Có lần bố tôi hỏi nửa đùa nửa thật. “Sao em không làm nghề khác mà chọn nghề giáo?”. Mẹ mím cười rồi nhìn thẳng vào bố nói vẻn vẹn một câu: “Bởi vì em yêu nghề giáo, yêu anh và yêu hai đứa con của em”. Quả thật vậy, mẹ rất yêu nghề, tận tâm với nghề và rất thương yêu chồng con. Trong quan hệ vởi mọi người, mẹ cư xử rất đúng mực. Đối với đồng nghiệp, mẹ sống chan hòa, trung thực và khiêm tốn. Mẹ luôn học hỏi những kinh nghiệm hay của các thầy, các cô đi trước và luôn tỏ ra độ lượng bao dung với các thầy cô trẻ. Chính vì vậy mà các thầy cô trong trường đều rất quý mến mẹ. Đối với con cái, mẹ rất yêu thương và ân cần chăm,sóc. Những đêm tôi hay bé Thảo lên cơn sốt, mẹ cứ ngồi thao thức, hết sờ tay lên trán, lại phe phẩy chiếc quạt nan, thay khăn đắp trán. Đến lúc tỉnh dậy vẫn thấy mẹ đang ngồi bên cạnh… Còn đối với bố, mẹ quan tâm nhiều lắm. Có những lần bố tôi về trễ, chả thiết ăn uống vào giường đi ngủ. Mẹ tôi bưng cơm vào, đỡ bố dậy, năn nỉ bố ăn. ông bà tôi nội đã già, trong cái tuổi như đèn treo trước gió, vẫn luôn tự hào vì có một người con hiếu thảo như mẹ. Quả thật vậy, mẹ rất quan tâm, cố gắng đền đáp phần nào công sức nuôi dạy của ông bà nội. Từ nhỏ, bố tôi hay đi công tác xa nhà, vì vậy chị em tôi một bàn tay mẹ nuôi nấng, chăm sóc.

Từng ngày, từng giờ, chúng tôi sống trong sự ân cần, chăm sóc của mẹ. Mẹ đối với chị em tôi là tất cả. 

k nha bn

quangson
Xem chi tiết
zero
12 tháng 5 2022 lúc 15:45

refer

 

Một ngày nọ, ta thấy cuộc sống của mình tươi đẹp biết bao, thấy mọi người xung quanh thật đáng mến và tốt bụng. Khi ta thấy ta đang được nhận quá nhiều, lúc đó là lúc, ta thấy mình cần phải biết ơn.

Mọi người định nghĩa thế nào là biết ơn? Đó đơn giản chỉ là một lời cảm ơn của một cậu bé khi được người lớn cho một chiếc bánh, là giọt nước mắt và sự cảm kích của những người khó khăn khi được giúp đỡ hay một nén hương để tưởng nhớ người đã khuất... Biết ơn, giản đơn chỉ là thái độ, hành động của con người với sự tích cực dành cho người đã giúp đỡ hay cho họ một điều gì đó.

Chúng ta, ngay từ khi sinh ra, đã được nhận, nhận nhiều thứ từ mọi người và cuộc đời. Là một đứa con nhận lấy bao nhiêu tình yêu thương, sự chăm sóc, lo lắng và hi sinh từ bố mẹ, gia đình. Là một công dân đất nước nhận lấy hòa bình, độc lập đánh đổi bởi bao mất mát, xương máu của những thế hệ chưa một lời từ biệt đã ngã xuống. Là một công dân toàn cầu, nhận lấy bao thành tựu khoa học, phát minh để làm tiện lợi, phát triển hơn cuộc sống của con người. Và vô vàn những món quà khác nữa ta nhận được từ cuộc đời. Và, biết ơn là thái độ tất yếu, của một con người.

Biết ơn cha mẹ, gia đình.

Cha mẹ là người cho ta sự sống này, Ngay từ giây phút chúng ta mở mắt ra nhìn cuộc đời, cất tiếng khóc đầu tiên, ta đã mang nợ cha mẹ rồi. Từng ngày lớn lên trong câu hát ru của mẹ, trong lời dạy dỗ của cha, những ân huệ mà mỗi đứa con mang trong mình lại cứ lớn dần, lớn dần. Nhưng có vẻ những phận làm con lại coi đó là điều hiển nhiên: Sự sống thiêng liêng này, hình hài không bị khuyết tật và mái ấm gia đình là điều hiển nhiên họ phải nhận được. Ta thờ ơ với cha mẹ, cáu gắt với những lời quan tâm, quay mặt với những sự nhắc nhở, ... Và rồi, khi ra ngoài cuộc đời, với những con người xa lạ ngoài kia, ta mới nhận ra: chỉ có cha mẹ là người yêu thương ta vô điều kiện. Không ai nhịn đói cho bạn no, không ai chịu bất hạnh cho bạn hạnh phúc, ngoài hai người họ. Không nơi nào sẵn sàng chào đón bạn, ngay cả khi bạn thất bại, ngoài căn nhà. Và thứ ta mắc nợ nhiều nhất, biết ơn nhiều nhất lại chính là cha mẹ. Bởi vậy, vẫn có những ngày “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ”, những ngày của mẹ, của cha, ngày gia đình.

Biết ơn nguồn cội, những người đã giúp đỡ ta.

Cuộc sống này gây dựng nên từ nỗi đau của những gia đình tan nát, của nỗi mong mỏi mẹ chờ con, sự mòn mỏi vợ chờ chồng và lòng yêu nước của những con người “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Cuộc sống của ta được ghép lên từ những mảnh ghép của tình bạn, của tình thầy trò đã gắn bó, yêu thương và giúp đỡ ta để có một tuổi thơ trọn vẹn. Ở ngoài kia, cũng có những con người dẫu không máu mủ, ruột thịt nhưng vẫn hằng ngày tham gia vào ngày hội đỏ hiến máu, dạy học cho người khuyết tật, suất cơm miễn phí cho người nghèo, ... Những con người không phải ruột thịt, thậm chí còn không quen biết vẫn yêu thương ta, giúp đỡ ta, góp phần làm nên một cuộc sống văn minh và nồng ấm tình người. Những con người ấy, hãy biết ơn. Những gì họ đã làm cho cuộc sống này, cho thế hệ này, hãy nhận nó đến thế hệ sau. Những ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ... những cuộc thiện nguyện nghĩa tình, khi biết ơn, tự nó sẽ sống mãi.

 

Biết ơn những khó khăn, thất bại và cả quá khứ.

Chúng ta có thể chắc chắn mình không làm sai và mọi chuyện đều diễn ra theo ý muốn của mình. Muốn thành công phải nếm mùi thất bại, muốn hạnh phúc phải trải qua khó khăn. Những nỗi đau, vấp ngã ấy, những gì không thể đánh gục bạn, sẽ làm cho bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Và sau khi nhìn lại, ta phải biết ơn những khó khăn, thử thách và thất bại đó. Quá khứ là một phần của con người, là nền tảng của ngày mai. Không ai sống mà phủ định quá khứ. Nó đẹp đẽ, hãy biết ơn nhưng nếu nó đầy khổ đau, hãy cứ biết ơn. Vì bạn bây giờ dám nhìn vào quá khứ để trưởng thành, để khôn lớn và để chiến thắng.

Biết ơn là hạt mầm của mọi phẩm chất tốt đẹp trong con người. Biết ơn cha mẹ, người đi trước để làm “nhân”, biết ơn những vết thương đã dạy ta trưởng thành để biết mình đang “sống”, để biết quý trọng cuộc sống và thành công. Nhưng đáng buồn thay những con người vì vật chất và ích kỉ riêng mình mà “khỏi vòng cong đuôi” mà quên mất hai chữ “biết ơn”. Biết ơn để trả lại và cũng để nhận thêm cho mình. Một nụ hôn dành cho mẹ, một cái ôm cho mọi người, một nụ cười trước khó khăn, để thấy bạn đang biết ơn, để trao hạnh phúc đến mọi người.

Ta chỉ có một cuộc đời, vô nghĩa hay không, hạnh phúc hay không, hoàn toàn là thái độ của bạn đối với cuộc đời. Hãy biết ơn.

Đỗ Linh Đan
Xem chi tiết
☆ᴛǫღʏᴏᴋᴏ♪
16 tháng 6 2021 lúc 15:04

Trả lời chung nha

Trong cuộc sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Lòng biết ơn là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy, giúp đỡ của người khác với mình. Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao. Đó là suy nghĩ, thái độ trân trọng, kính mến, là hành động trả ơn, báo đáp công ơn của bản thân với những người có ơn với mình. Cụ thể, đất nước Việt Nam đã thể hiện lòng biết ơn của mình bằng những ngày lễ mang tính chất kỉ niệm, tưởng nhớ, ví dụ như ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ học sinh cả nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của thầy cô giáo, ngày 27/7 là ngày ghi nhớ công lao của thương binh liệt sĩ – những người đã hy sinh máu xương, cuộc đời của mình để bảo vệ Tổ quốc… Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và là sợi dây để gắn bó tình cảm giữa người với người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người đi ngược lại với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, có thái độ và hành động vô ơn, “ăn cháo đá bát”. Những hành vi này đều đáng bị lên án để họ có thể nhận thấy lỗi sai, từ đó thay đổi nhận thức, suy nghĩ một cách tích cực nhất.

Khách vãng lai đã xóa

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Mỗi chúng ta phải biết sống hiếu thảo và biết ơn mẹ cha của mình. "Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác" - Marcus Tullius Cicero. Ý câu nói này chính là mọi đức tính tốt đẹp cơ bản nhất của con người đều được gợi từ lòng biết ơn, làm người không có lòng biết ơn thì nhất định không thể nảy nở đức tính tốt. Vậy lòng biết ơn là điều gì mà lại có một sự ảnh hưởng to lớn như vậy đối với đạo đức của con người? Đó là sự hiểu biết và ghi nhớ công ơn của người đã từng giúp đỡ ta. Lòng biết ơn có thể được biểu hiện đơn giản nhất đó là những lời “cảm ơn” của người được nhận ơn với người đã giúp đỡ, đó phải là một lời cảm ơn chân thành từ tận đáy lòng khi người được nhận ơn cảm thấy biết ơn sâu sắc về những điều mà người khác đã cho mình. Cao hơn một lời cảm ơn là tinh thần sẵn sàng trả ơn cho người đã giúp đỡ mình bằng hành động hoặc là giá trị thiết thực bằng tất cả tấm lòng chân thành không tính toán. Nhưng dù là bằng cách nào, con người ta vẫn phải luôn ghi nhớ công ơn của người đã tạo dựng cho mình những điều tốt đẹp. Vậy tại sao chúng ta càng biết ơn mẹ cha của mình? Trước hết, cha mẹ là những người sinh thành ra ta, cho ta sự sống, để ta được có mặt trên cuộc đời này. Pau-tốp-xki đã từng nói “Dù người ta có nói với bạn điều gì đi chăng nữa thì cuộc sống cũng là một điều kì diệu”. Được có mặt trên đời này đã là một hạnh phúc, là một điều kì diệu và mẹ cha chính là người đã ban cho ta phép màu kì diệu ấy. Sau nữa, cha mẹ là những người thân thiết nhất, gần gũi nhất với mỗi con người, nếu không biết ơn mẹ cha mình thì con người sẽ chẳng bao giờ biết ơn được những người khác, hoặc nếu có thì đó cũng chỉ là những thói đời giả dối, kệch cỡm,… Lòng biết ơn cha mẹ là một trong những đức tính bản năng và vốn có ở mỗi người. Chúng ta cần biết học cách để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với mẹ cha. Chỉ một câu nói cảm ơn khi nhận được một món quà từ cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày như giúp mẹ nấu cơm, cùng cha cắt tỉa cây cảnh,… đã khiến cho đấng sinh thành hạnh phúc biết nhường nào, Khi con cái thể hiện lòng biết ơn, cha mẹ sẽ biết rằng con cái của họ là những đứa trẻ tốt, họ sẽ cảm nhận rằng họ cũng được yêu thương chứ không phải chỉ là người trao đi yêu thương.

Hãy thể hiện lòng biết ơn của mình đối với cha mẹ. Hãy bắt đầu bằng việc nói cảm ơn mỗi khi cha mẹ làm điều gì đó cho mình. Nếu bạn có thể làm điều đó đối với những người khác thì tại sao lại không thể làm thế với cha mẹ của mình? Hãy giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, học tập chăm chỉ để trở thành người có ích cho xã hội, báo đền công ơn nuôi dưỡng của mẹ cha. Bên cạnh đó, xã hội cần thức tỉnh và giác ngộ những đứa con ngỗ ngược, không biết ơn cha mẹ,… Hãy trở thành một đứa con hiếu thảo với mẹ cha.

Khách vãng lai đã xóa
Chip Vioedu
16 tháng 6 2021 lúc 16:42

bạn vào trang hỏi đáp của mình vào thứ bảy hàng tuần để tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề mới mình vừa lập  nha

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Hương Trà
Xem chi tiết

Bài làm

Tình mẫu tử giưa mẹ và con là thứ tình cảm vô cùng thiếng lieng và quý giá biết bao.Tình cảm ấy chúng ta phải biết trân trọng nếu chưa muộn.Và hãy nhớ kĩ điều này:''Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình.''Vì thế đừng để lương tâm mình phạm sai trái nếu đã sai thì hãy sửa ngay.Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước

#hoctot

Khách vãng lai đã xóa