hãy chúng minh nhiệm vụ của văn chương ( bài "Ý nghĩa văn chương" SGK-7/tr 60,61 )
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : văn chương ... trăm nghìn lần (Sgk ngữ văn 7 tập 2) bài ý nghĩa văn chương 1) dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của em hãy viết một đoạn văn chứng minh văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có (Ngắn thôi nha)
Tham khảo thôi em nhé: Sức mạnh của văn chương là điều mà chúng ta không thể đong đếm hết ,đặc biệt là khả năng khơi gợi tình cảm của nó! Nhắc đến ý nghĩa văn chương có người cho rằng: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" . Thật vậy, cuộc sống muôn màu , muôn vẻ với sự vận động trôi chảy của văn chương sẽ cho ta những rung cảm trước mọi sự vật, hiện tượng.Sống trong thời kì hiện đại nam nữa bình đẳng, chúng ta đâu biết được thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Da, Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ; chúng ta cũng phải khóc than cho số phận của những người " tài sắc vẹn toàn" nhưng số phận hẩm hiu. Văn chương thật tuyệt vời , nó đem đến cho chúng ta những thứ tình cảm chỉ thoáng qua mọt lát rồi lại đi nhưng để lại cho ta hồi ức thật đẹp, vì vậy hãy luôn trân trọng và yêu quý nó.
Chúc em học tốt
Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài văn “Ý nghĩa văn chương”?
A. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương.
|
B. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương.
|
C. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
|
D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại của văn chương. |
Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài văn “Ý nghĩa văn chương”?
A. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương.
|
B. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương.
|
C. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
|
D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại của văn chương. |
Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài văn “Ý nghĩa văn chương”?
A. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương.
|
B. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương.
|
C. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
|
D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại của văn chương. |
trong tác phẩm ý nghĩa văn chương, tác giả quan niệm như thế nào về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng của văn chương? em hãy giải thích ngắn gọn và nêu ý kiến của mình về quan niệm đó
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là "lòng thương người, rộng ra là lòng thương muôn vật muôn loài."
=> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình thương.
- Nhiệm vụ của văn chương: "văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng", chẳng những thế, văn chương còn "sáng tạo ra sự sống".
=> Nhiệm vụ của văn chương: phản ánh chân thực và sáng tạo cuộc sống.
- Công dụng của văn chương: "giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha", "văn chương khơi cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có".
=> Giá trị của văn chương: nhận thức - giáo dục, thẩm mĩ. Văn chương giúp bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn và tình cảm của mỗi người.
Khi bàn về nhiệm vụ của văn chương Hoài Thanh có viết: '' Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống '' . Em hãy làm rõ ý kiến trên.
( Giúp mk viết 1 bài văn vs )
Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,… được thể hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài người chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,… Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.
Hãy chứng minh nhiệm vụ của văn chương
Cậu tham khảo:
Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, lòng vị tha.
Ở câu thứ nhất tác giả nhấn mạnh: cuộc sống vốn dĩ thiên hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống theo đúng quy luật tự nhiên của nó. Văn chương thậm chí góp phần sáng tạo ra cuộc sống, làm cho đời sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Ở câu thứ hai, ông khẳng định : Văn chương sáng tạo nên những hình ảnh, những ý tưởng mới lạ, tiến bộ mà trong cuộc sống hiện tại chưa có, để mọi người phấn đấu, biến ý tưởng đó thành hiện thực.
Thực tế cho thấy sự sáng tạo văn chương bắt nguồn từ cảm xúc yêu thương chân thành của nhà văn, nhà thơ. Thông qua văn chương, các tác giả giúp người đọc nhận thức được nhiều điều bổ ích về cuộc sống trong quá khứ cũng như hiện tại. Đọc ca dao, tục ngữ hay thần thoại, cổ tích, chúng ta hình dung được tổ tiên xưa kia sinh sống ra sao trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Những ước mơ, khát vọng chinh phục thiên nhiên ; những bài học về đạo lí và kinh nghiệm sống ở đời được gần gũi qua các loại hình văn học cư thấm dần vào máu thịt, tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho mỗi con người.
Câu 1: Trình bày cú pháp câu lệnh lặp. Giair thích ý nghĩa từng thành phần trong câu.
Câu 2: Tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình ở bài 1 và bài 2 (sgk - 60,61/sách tin lớp 8)
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài… (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, T2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.60) Em hiểu ý kiến trên như thế nào?Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài… (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, T2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.60) Em hiểu ý kiến trên như thế nào?
em biết anh oi
anh hãy tìm ra phần quan trọng của phần đầu tiên trước đã sau đó anh đọc hiểu phần cuối cùng và tìm ra cách giải ạ .môn học này hiện là môn chuyên của trương em nó gồm có 4 bước giải và 5 cách làm đơn giản ạ anh ko tin có thể liên hệ đến số đt này ạ 0978675456 đây là số chị em ạ chị ấy hiện là giáo viên lớp 7 và là giào viên giỏi cấp quốc gia ạ/thân ái chào tạm biệt
Câu 1 Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập tới những nội dung nào ? Qua văn bản tác giả nhắn nhủ em điều gì ?
Câu 2 Trình bày lối sống vô cùng giản dị thanh bạch của Bác Hồ ? Em học tập điều gì của Bác Hồ qua văn bản ?
Câu 3 Văn bản Ý nghĩa văn chương đã nêu ra nguồn gốc, công dụng, nhiệm vụ văn chương hãy làm rõ và ý nghĩa văn chương ? Tác giả nhắn nhủ em điều gì ?
Câu 1:Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập tới những nội dung là: Khẳng định và gợi tả sức mạnh to lớn của lòng yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ cho lời văn, gây sự xúc động cho người nghe.
Qua đoạn văn trác giả nhắn nhủ tới e là: chúng ta cần phát huy, tiếp bước truyền thống yêu nước bằng những hành động; việc làm cụ thế
Câu 2: Bác Hồ có lối sống vô cùng giản dị; bác giản dị trong đời sống hằng ngày:
- Bữa cơm chỉ có vài ba món, khi ăn không để rơi vãi một hạt cơm
-Nơi ở: ngôi nhà sàn chỉ có vài ba phòng
-cách làm việc: việc gì tự làm đc bác sẽ làm, không cần phiền người khác giúp đỡ
-quan hệ với mọi người: Bác đặt tên cho các đồng chí của mình
Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết
-Bác nói dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo
-Những chân lí lớn của thời đại là giản dị: không có gì quý hơn độc lập
Qua đó, e học tập ở Bác đức tính giản dị, cách bác đối xử hòa đồng, yêu thương mọi người.
Câu 3: Đi vào văn bản, chúng ta bắt gặp ngay ở phần đầu một câu chuyện đời xưa thú vị. Từ câu chuyện ấy, tác giả giải thích nguồn gốc của văn chương “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Quan niệm ấy rất đúng, nhưng không phải là duy nhất. Có nhiều nhà lí luận giải thích : Văn chương bắt nguồn từ lao động, hoặc văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau, những khát vọng cao cả của con người… Tuy ý kiến của Hoài Thanh khác với các quan niệm trên, nhưng không đối lập, không loại trừ nhau. Ngược lại, ý kiến của ông đã bổ sung, làm giàu thêm cho một vấn đề quan trọng trong lí luận về nguồn gốc của văn chương. Do đó, tác giả dùng từ cốt yếu sau từ nguồn gốc để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng thương.,. Đây là một cách nói mềm dẻo, khéo léo, không áp đặt, cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát mọi quan niệm khác. Từ ý kiến của Hoài Thanh, tiếp tục suy nghĩ và học tập, lên các lớp trên, chắc chúng ta sẽ được biết sâu thêm về vấn đề này.
Công dụng của văn chương:
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
- Văn chương giúp ta cảm nhận cái hay, cái đẹp trong cuộc sống
Vai trò phản ánh hiện thực khách quan của văn chương: làm cải thiện xã hội, tức là chức năng nhận thức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục của văn học, đó là bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người. ... Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú
Mình cg học lớp 7 nà
Học tốt nha bạn
em hãy viết 1 bài văn làm sáng tỏ nguồn gốc của văn chương qua bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh của Hoài Thanh