Các bạn ơi, giải nghĩa cho mình câu này: Ánh nắng chảy đầy vai.
Câu: “Cha lại dắt con trên cát mịn/ Ánh nắng chảy đầy vai” thuộc kiểu ẩn dụ nào?
a. Ẩn dụ hình thức
b. Ẩn dụ cách thức
c. Ẩn dụ phẩm chất
d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Nghệ thuật nào được sử dụng trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai”?
A.
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
B.
So sánh
C.
Hoán dụ
- Câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Tác dụng của biện pháp tu từ:
+ Tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ.
+ Cho người đọc hình dung cụ thể về sự vật: Hình ảnh ánh nắng hiện hữu ngay trước mắt người đọc, nó như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật. Qua đó giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp đẽ khi cha con dắt nhau trên biển vào bình minh.
=> chọn A nha.
Tìm biện pháp nghệ thuật trong các câu thơ dưới đây và nêu tác dụng của những biện pháp ấy?
a. Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
( Hoàng Trung Thông)
b. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
( Trần Đăng Khoa)
giúp mk với
Em tham khảo:
a, BPTT: Ẩn dụ
T/dụng : Biện pháp ẩn dụ của tác giả rất tinh tế và đặc sắc gợi cho người đọc cảm thấy ánh nắng tràn ngập khắp mọi nơi đây và đặc quánh. Hai dòng thơ đả gợi cho người đọc cảm thấy như hình dung ra trước mắt họ cảnh hai cha con dắt nhau đi xem những cánh buồm trên biển vào một buổi chiều đầy nắng. Câu thơ tuy ngắn nhưng rất hay và sinh động. Đây là bức tranh hài hoà, màu sắc rực rỡ lại chan hòa. Qua đó, cho ta thấy một lần nữa và khẳng định lòng yêu quê hương đất nước, nhất là với những cánh buồm tuổi thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông.
b,
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ trên.
+ Giúp câu thơ trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.
+ Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm.
+ Qua đó , nhấn mạnh không gian Côn Sơn thật yên tĩnh; đồng thời thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả.
+Thể hiện không gian yên tĩnh của Côn Sơn.
a)Ánh nắng chảy đầy vai
BPTT:Nhân hóa
Tác dụng :
b) Tiếng rơi.....nghiêng
BPPTT: So sánh
Những từ nào trong câu : "Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai, Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời." là động từ ?
mik nghĩ là :
dắt ; đi ;nhìn ;
mik cx ko bít có đúng ko
Chúc bn hok tốt ~~
Bạn nào giúp mình bài cảm thụ này với xin olm đừng xoá
Cha lại dắt con đi trên váy mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ :
" Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé
Để con đi ... "
mày có bị dở người không mà đưa cái bài cảm thụ này vào làm chi zậy
Cách dùng từ “chảy” trong câu dưới đây có gì đặc biệt so với cách nói thông thường? Chỉ ra nét tương đồng giữa cảm giác được gợi ra từ từ “chảy” đó?
- Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Em tham khảo:
Ánh nắng chảy đầy vai: từ xúc giác chuyển sang thị giác.
- Tác dụng: Cách diễn đạt khiến cho hình ảnh ánh nắng trở nên mềm mại, tự nhiên và gần gũi với con người.
Câu 4: Từ “ngọt” trong câu :Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa” mang nghĩa gì?
Giúp mình với các bạn ơi ! Mình cảm ơn nhiều
Ngọt chỉ hương vị màu vàng của mật ong, trong câu ý nói "ngọt" có nghĩa là màu nắng của mặt trời.
Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ dưới đây và nêu lên tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.
b) Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.
(Hoàng Trung Thông)
b, Ánh nắng trở nên rõ ràng, có hình khối, dáng vẻ một cách cụ thể.
→ Cách diễn đạt khiến cho hình ảnh ánh nắng trở nên mềm mại, tự nhiên và gần gũi với con người.
Có hai vòi nước chảy vào bể không có nước . Vòi thứ nhất chảy riêng sau 2 giờ thì đầy bể . Vòi thứ hai chảy riêng sau 4 giờ thì đầy bể . Hỏi trong 1 giờ cả hai vòi cùng chảy thì còn mấy phần bể ?
Câu này mình biết giải nhưng xem thử các bạn có giải giống mình không nha . Ai nhanh mình tick ^^ .
Nhớ làm nhanh đây , câu này dễ lắm đó .
1 giờ vòi 1 chảy : \(1:2=\frac{1}{2}\)( bể )
1 giờ vòi 2 chảy : \(1:4=\frac{1}{4}\)( bể )
Còn là : \(1-\left(\frac{1}{2}+\frac{1}{4}\right)=\frac{1}{4}\)( bể )
Mỗi giờ vòi thứ nhất chảy được :
1 : 2 = 1/2 ( bể)
Mỗi giờ vòi thứ hai chảy được :
1 : 4 = 1/4 (bể)
Mỗi giờ cả 2 bể chảy được :
1/2 + 1/4 = 3/4 ( bể)
Đáp số : 3/4 bể
Kết quả của bạn là cả hai vòi cùng chảy thì được mấy phần bể còn còn câu hỏi của mình là cả hai vòi cùng chảy thì còn mấy phần bể chưa có nước mà , tính lại đi nha .