Có các nguyên tố hóa học: Cr (Z = 24), Fe (Z = 26), P (Z = 15), Al (Z =13). Nguyên tố mà nguyên tử của nó có số electron độc thân lớn nhất ở trạng thái cơ bản là
A. P
B. Al
C. Cr
D. Fe
Có các nguyên tố hóa học: Cr (Z = 24), Fe (Z = 26), P (Z = 15), Al (Z =13). Nguyên tố mà nguyên tử của nó có số electron độc thân lớn nhất ở trạng thái cơ bản là
A. P
B. Al
C. Cr
D. Fe
Chọn C
Cấu hình electron nguyên tử:
Cr (z = 24): [Ar]3d54s1 → 6 electron độc thân.
Fe (Z = 26): [Ar]3d64s2 → 4 electron độc thân.
P (z = 15): [Ne] 3s23p3 → 3 electron độc thân.
Al (z = 13): [Ne]3s23p1 → 1 electron độc thân.
Nguyên tố Cl (Z = 17) có số electron độc thân ở trạng thái cơ bản là
A. 7
B. 5
C. 1
D. 3
Đáp án : C
Cấu hình e : 1s22s22p63s23p5 có 1 e độc thân
Có các nguyên tố hóa học: Cr (Z = 24), Fe (Z = 26), P (Z = 15), Al (Z = 13). Nguyên tố mà nguyên tử của nó có số electron lớp ngoài cùng lớn nhất ở trạng thái cơ bản là
A. Al.
B. Fe.
C. Cr.
D. P.
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố phi kim có 1 electron độc thân là
A. oxi
B. kali
C. clo
D. nhôm
Trong 20 nguyên tố hóa học đầu tiên trong bảng tuần hoàn,số nguyên tố có nguyên tử với 2 electron độc thân ở trạng thái cơ bản là
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Đáp án D
Chu kì 2 có 2 nguyên tố có 2 electron độc thân trong nguyên tử là
C 1s22s22p2
O 1s22s22p4
Chu kì 3 có 2 nguyên tố có 2 electron độc thân trong nguyên tử là
Si 1s22s22p63s23p2
S 1s22s22p63s23p4
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố sắt có bao nhiêu electron độc thân?
A. 1.
B. 3
C. 4
D. 6
Chọn C.
Cấu hình electron của Fe: ls22s22p63s23p63d64s2 nên nguyên tử của nó có 4 electron độc thân
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có lớp electron ngoài cùng là lớp L chứa 2 electron độc thân và không còn chứ orbitan trống. Trong nguyên tử nguyên tố Y có tổng số electron thuộc các phân lớp p là 11
a) Viết cấu hình electron và xác ịnh vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn
b) Viết công thức hóa học của tất cả các hợp chất tạo bởi 3 nguyên tố X, Y và hydrogen, So sáng tính axit của các hợp chất này, giải thích tại sao?
a. X: \(1s^{^2}2s^{^2}2p^{^4}\)
Vị trí: ô 8, chu kì 2, nhóm VIA (nguyên tố oxygen, O)
Y: \(1s^{^2}2s^{^2}2p^{^6}3s^{^2}3p^{^5}\)
Vị trí: ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA (nguyên tố chlorine, Cl)
b. \(HClO,HClO_2,HClO_3,HClO_4\)
Tính acid tăng dần từ trái sang phải trong dãy trên vì trong phân tử acid cấu tạo từ các nguyên tố giống nhau thì phân tử nào chứa nhiều nguyên tử O hơn thì có tính acid mạnh hơn
Nguyên tử X có electron cuối cùng điền vào lớp M, ở trạng thái cơ bản có 3 electron độc thân. Điều nhận định nào sau đây đúng?
A. X ở chu kì 4, nhóm VB
B. X ở chu kì 3, nhóm IIIA
C. X ở chu kì 3, nhóm VA
D. X ở chu kì 4, nhóm VIIB
Đáp án : C
Lớp M có n = 3. X có 3 e độc thân ở trạng thái cơ bản
=> Cấu hình e : 1s22s23s23p3
=> X ở chu kỳ 3 , nhóm VA
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp s là 7. Ở trạng thái cơ bản X có 6 electron độc thân. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y ít hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 32 hạt. Hợp chất tạo bởi X, Y có tính lưỡng tính. Công thức tạo bởi X và Y có dạng
A. XY2
B. X3Y2
C. X2Y3
D. X2Y
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp s là 7=> các e đó nằm ở
1s,2s,3s,4s.
X có 6 e độc thân => [Ar] 3d54s1 => X là Cr
=> Y có số hạt mang điện là 16 => số p là 8 => Y là O
=> hợp chất của X và Y lưỡng tính => đó phải là Cr2O3
=> C
Tìm số hiệu của các nguyên tử :
a. Có 3 lớp electron với lớp cuối cùng có 3 electron độc thân (ở trạng thái cơ bản).
b. Có 2 lớp electron với lớp cuối cùng có 2 electron độc thân (ở trạng thái cơ bản).
c. Có cấu hình electron với mức năng lượng cao nhất \(3d^5\)
d. Có cấu hình electron với mức năng lượng cao nhất \(3d^{10}\)
a) Có 3 lớp electron nên nằm ở chu kỳ 3 trong bảng HTTH. Lớp ngoài cùng có 3 electron nên cấu hình sẽ là 3s23p1. Như vậy cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1 (Z= 13 là Al)
b) Có 2 lớp electron nên nằm ở chu kỳ 2 trong bảng HTTH. Lớp ngoài cùng có 2 electron nên cấu hình sẽ là 2s2. Như vật cấu hình electron là 1s22s2 (Z= 4 là Be)
c) đang đề cập tới là cấu hình electron của ion Fe3+ . Số hiệu nguyên tử của Fe là 26.
d) đang đề cập tới là cấu hình electron của ion Zn2+ .Số hiệu nguyên tử của Zn là 30