Những câu hỏi liên quan
06- Nguyễn Minh Anh-7A9
Xem chi tiết
Liễu Lê thị
15 tháng 12 2021 lúc 22:11

5)

Lời giải chi tiết

* Tình hình giáo dục thời Trần:

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

- Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.

- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.

* Nhận xét:

- So với thời Lý, tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn. Thời Trần mở được nhiều trường học, các kì thi được tổ chức đều đặn, có quy chế rõ ràng: Định lệ thi thái học sinh (tiến sĩ) 7 năm một lần, quy định chọn tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) trong kì thi Đình.

- Giáo dục nhằm mục đích đào tạo nhân tài, vì vậy sự phát triển của giáo dục tạo điều kiện cho xã hội thời Trần phát triển hơn thời Lý: “điều lệ mỗi ngày một nghiêm ngặt, ân điểm mỗi ngày một long trọng, công danh do đó mà ra, nhân tài đầy rẫy…”

 
Viet Pham thi
Xem chi tiết
︵✰Ah
14 tháng 5 2020 lúc 20:45
Nhà Ngô (939 - 965)

Loạn Dương Tam Kha (944 - 950) Lực lượng Ngô Xương Ngập sau có thêm Ngô Xương Văn Lực lượng Dương Tam Kha Chiến thắng Dương Tam Kha bị đánh dẹp Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập cùng lên ngôi Nhà Ngô suy yếu Bắt đầu thời kỳ Loạn 12 sứ quân
Loạn 12 sứ quân (965 - 968) 12 sứ quân Lực lượng Đinh Bộ Lĩnh Thay đổi triều đại Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước và lên ngôi Nước Đại Cồ Việt và Nhà Đinh thành lập
Nhà Đinh (968 - 980)

Tranh chấp ngôi vị thời Đinh (979) Lực lượng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp Lực lượng Lê Hoàn Thay đổi triều đại Lê Hoàn lên ngôi Nhà Tiền Lê thành lập
Nhà Tiền Lê (981 - 1009)

Chiến tranh Đại Cồ Việt-Đại Tống (981) Đại Cồ Việt thời Nhà Tiền Lê Nhà Tống Chiến thắng Quân Tống đại bại và rút về nước Nhà Tống chính thức thừa nhận Nhà Tiền Lê
Chiến tranh Đại Cồ Việt-Chiêm Thành lần 1 (982) Đại Cồ Việt thời Nhà Tiền Lê Chiêm Thành Chiến thắng Chiêm Thành bị tàn phá
Tranh chấp ngôi vị thời Tiền Lê lần 1
(1005)
Lực lượng Lê Long Việt Lực lượng Lê Long Tích Xác lập ngôi vị Lê Long Việt lên ngôi Lê Long Tích bị giết
Tranh chấp ngôi vị thời Tiền Lê lần 2

(1005)

Lực lượng Lê Ngọa Triều Lực lượng Lê Long Cân, Lê Long Kính, Lê Long Đinh Xác lập ngôi vị Lê Ngọa Triều giữ được ngôi vị Lê Long Kính bị giết Lê Long Cân và Lê Long Đinh đầu hàng
Nhà Lý (1009 - 1225)

Chiến tranh Đại Cồ Việt-Đại Lý (1014) Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Đại Lý Chiến thắng Đại Cồ Việt chiếm giữ một phần lãnh thổ của Đại Lý
Loạn Tam Vương thời Lý (1028) Lực lượng Lý Phật Mã Lực lượng Đông Chinh Vương, Vũ Đức Vương, Dực Thánh Vương Xác lập ngôi vị Lý Phật Mã lên ngôi Vũ Đức Vương bị giết Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương bỏ chạy
Loạn họ Nùng lần 1 (1038 - 1041) Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Trường Sinh Quốc của Nùng Tồn Phúc Chiến thắng Nùng Tồn Phúc bị tiêu diệt
Chiến tranh Đại Cồ Việt-Chiêm Thành lần 2 (1044) Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Chiêm Thành Chiến thắng Chiêm Thành bị tàn phá
Loạn họ Nùng lần 2 (1048 - 1055) Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Đại Lịch, sau là Đại Nam của Nùng Trí Cao Chiến thắng Nùng Trí Cao bị tiêu diệt
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 1 (1069) Đại Việt thời Nhà Lý Chiêm Thành Chiến thắng Chiêm Thành dâng các châu Bố Chính, Ma Linh và Địa Lý cho Đại Việt
Chiến tranh Đại Việt-Đại Tống lần 1
(1075 - 1076)
Đại Việt thời Nhà Lý Nhà Tống Chiến thắng Quân Đại Việt tiêu diệt các thành lũy Nhà Tống ngay trên đất Tống rồi rút về
Chiến tranh Đại Việt-Đại Tống lần 2
(1077)
Chiến thắng Quân Tống đại bại và rút về nước
Chiến tranh Đại Việt-Khmer lần 1
(1128)
Đại Việt thời Nhà Lý Đế quốc Khmer Chiến thắng Quân Khmer bị đẩy lùi
Chiến tranh Đại Việt-Khmer lần 2
(1132)
Đế quốc Khmer
Chiêm Thành
Chiến tranh Đại Việt-Khmer lần 3
(1138)
Đế quốc Khmer
Loạn Quách Bốc (1209) Đại Việt thời Nhà Lý Lực lượng Quách Bốc Chiến thắng Nổi loạn bị đánh dẹp Nhà Lý suy yếu
Loạn Nguyễn Nộn (1213 - 1219) Lực lượng Nguyễn Nộn
Nhà Trần (1226 - 1400)

Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 2 (1252) Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Chiến thắng Chiêm Thành thần phục Đại Việt
Chiến tranh Đại Việt-Nguyên Mông lần 1 (1258) Đại Việt thời Nhà Trần Đế quốc Mông Cổ Chiến thắng Quân Mông Cổ đại bại và rút về nước
Chiến tranh Đại Việt-Nguyên Mông lần 2 (1285) Đại Việt thời Nhà Trần
Chiêm Thành
Nhà Nguyên Chiến thắng Quân Nguyên đại bại và rút về nước
Chiến tranh Đại Việt-Nguyên Mông lần 3 (1287 - 1288) Đại Việt thời Nhà Trần Chiến thắng Quân Nguyên đại bại và phải từ bỏ ý đồ xâm lược Đại Việt
Chiến tranh Đại Việt-Ai Lao lần 1

(1294)

Đại Việt thời Nhà Trần Ai Lao Chiến thắng

Chiếm được một phần mà ngày nay là phía đông tỉnh Xiêng Khoảng

Chiến tranh Đại Việt-Ai Lao lần 2
(1297)
Chiến tranh Đại Việt-Ai Lao lần 3

(1301)

Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 3 (1311) Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Chiến thắng Chế Chí bị bắt
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 4 (1318) Chiến thắng Chế Năng bỏ chạy sang Java
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 5 (1367 - 1368) Thất bại Quân Đại Việt bị phục kích và thiệt hại nặng
Tranh chấp ngôi vị thời Trần
(1369 - 1370)
Lực lượng Dương Nhật Lễ Lực lượng Trần Phủ Chiến thắng Dương Nhật Lễ bị phế Trần Phủ lên ngôi
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 6 (1371) Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Thất bại Quân Chiêm Thành cướp phá Thăng Long
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 7 (1377) Thất bại Trần Duệ Tông tử trận Quân Chiêm Thành cướp phá Thăng Long
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 8 (1378) Thất bại Quân Chiêm Thành cướp phá Thăng Long
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 9 (1382) Chiến thắng Quân Chiêm Thành bị đẩy lùi
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 10 (1389 - 1390) Chiến thắng Chế Bồng Nga tử trận Chiêm Thành thần phục Đại Việt Nhà Trần suy yếu
Alayna
Xem chi tiết
Nam Nam
27 tháng 10 2016 lúc 12:01

1 chiến tranh xâm lược chống quân nam hán,quân tống,quân khmer

 

doan truc van
27 tháng 10 2016 lúc 17:13

4.

-chủ động tấn công để phòng thủ.

-đánh vào tâm lí lòng người.

-xây dựng phòng tuyến vững chắc.

-chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa.

doan truc van
27 tháng 10 2016 lúc 17:42

5.

KINH TẾ:

-nông nghiệp:

+nông dân được chia ruộng đất để cày cấy.

+tổ chức lễ cày tịch điền.

+chú ý nạo vét kênh nương.

\(\rightarrow\)nông nghiệp phát triển

-thủ công nghiệp:

+xây dựng xưởng thỉ công của nhà nước:đúc tiền,ràn vũ khí,xây dựng...

+phát triển các nghề thủ công cổ truyền:dệt,kéo tơ,làm giấy,làm gốm...

-thương nghiệp:

+đúc tiền đồng

+nhiều trung tâm mua bán như chợ,làng quê hình thành.

+buôn bán với nước ngoài phát triển.

văn hóa:

-giáo dục chưa phát triển.

-đạo phật đc truyền bá rộng rãi.

-làng xã là nơi sinh hoạt chủ yếu của nông dân.

-nhiều loại hình văn hóa dân gian khá phát triển như ca hát,nhảy múa,đua thuyền...

 

Nguyễn Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
28 tháng 11 2016 lúc 18:35

2.Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

 

Bình Trần Thị
28 tháng 11 2016 lúc 18:36

3.

Năm 1075, Lý Thường Kiệt cho quân đánh vào các thế mạnh của giặc, dồn chúng vào tình thế hoang man, lo sợ. Đầu năm 1076, quân tống cho quân đánh vào nước ta theo hai đường thủy bộ: Quân bộ theo đường Lạng Sơn, quân thủy theo đường sông Bạch Đằng. Quân ta đợi giặc đến, tranh thủ xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyện để chặn địch tại đây. Còn quân thủy thì bị chặn lại và phải đánh một trận quyết liệt với quân ta, làm cho ko thể kết hợp với quân bộ. Đợi quá lâu, quân bộ liều đánh nhưng chỉ tổ làm quân chết mòn, lương thực hao kiệt nên Quách Quỳ ra lệnh: Ai bàn đánh sẽ bị chém đầu. Quân sĩ mệt mỏi, chết mòn đi. Ngay lúc đó, Lý Thường Kiệt mở 1 cuộc tấn công lớn, quan Tóng đại bại.

_ Lý Thường Kiệt cho người giao hòa với nhà Tống, đó là một biện pháp mền dẻo nhưng giúp Đại Việt giữ mối quan hệ tốt với nhà Tống, tránh bị hiểu nhầm

_Đây có thể nói là trận đánh oanh liệt của lịch sử nước ta, nêu lên ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Bình Trần Thị
28 tháng 11 2016 lúc 18:37

4.* Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

ý nghĩa lịch sử : Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực
của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

 

Alayna
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
10 tháng 11 2016 lúc 21:38

ucche

Slurp Sherpie
12 tháng 12 2017 lúc 22:04

"-_-

Vu Nguyen
31 tháng 10 2018 lúc 19:58

đây là lịch sử mà bạn

gianroi

Truyen Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Tiến
3 tháng 1 2022 lúc 15:15

Tên cuộc kháng chiến

Thời gian

Lãnh đạo

Chiến thuật

Tướng giặc

Chiến thắng lớn

Kết quả

Cuộc kháng chiến lần thứ nhất

Năm 1257 đến ngày 29/1/1258

Trần Thái Tông

Vườn không nhà trống

Ngột Lương Hợp Thai

Đông Bộ Đầu, Quy Hóa

Thắng lợi

Cuộc kháng chiến lần thứ hai

Năm 1283 đến tháng 5/1285

Trần Quốc Tuấn

Vườn không nhà trống

Thoát Hoan

Tây Kết, Cửa Hàm Tử, Bến Chương Dương

Thắng lợi

Cuộc kháng chiến lần thứ ba

Cuối tháng 12/1287 đến tháng 4/1288

Trần Quốc Tuấn

Vườn không nhà trống, Đóng cọc ở sông Bạch Đằng

Thoát Hoan

Vân Đồn, Bạch Đằng

Thắng lợi

thanhtuyen nguyen
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
17 tháng 10 2016 lúc 19:05

1. triều đường .

3. các triều đại : ngô , đinh , tiền lê , lý , trần 

4.Thời ngô 

Trung ương : vua đứng đầu nắm mọi quyền hành , giúp việc có quan văn quan võ 

Địa phương : cử các tướng có công coi giữa các châu quan trọng 

Thời  lý 

Trung ương : đứng đầu là vua , giúp việc có quan đại thần , quan văn ,quan võ

Địa phương : cả nước chia thành 24 lộ dưới lộ là phủ , dưới phủ là huyện , dưới huyện là hương xã

6.những nét độc đáo của cách đánh của lý thường kiệt 
- Chủ trương "Tiên phát chế nhân" (đem quân sang đánh trước để kiềm chế quân giặc, giành thế chủ động; tấn công thành Ung Châu, Khâm Châu, bàn đạp xâm lược quan trọng của địch ). Đây không phải là hành động xâm lược của quân ta.
- Khi quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn vào nước ta, ngay lập tức cho xây dựng phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) làm trận địa mai phục, từ đó đã đánh tan được quân giặc, giành chiến thắng vang dội.
Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông:
- là một chính sách rất khôn khéo thời bình nhằm củng cố lực lượng quân đội lại kích thích tăng gia sản xuất.
- Giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
- Là một phương pháp kết hợp hài hòa giữa quân sự và nông nghiệp nhờ đó có thể tập hợp lực lượng chuyển từ thời bình sang thời chiến ngay khi cần; nó phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.

 

Dark dark bủh bủh lmao
Xem chi tiết
Nguyễn Tất Anh Khoa
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Cát Tường
16 tháng 12 2016 lúc 10:00

1. -Nhà Trần thành lập: Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Vua quan ăn chơi sa đoạ, chính quyền không chăm lo cho đời sống nhân dân. Thiên tai liên tục xảy ra, đời sống nhân dân cực khổ => nổi dậy đấu tranh. Các thế lực địa phương đánh giết lẫn nhau. Tháng 12/1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh => Nhà Trần thành lập.

-Nhận xét sự viêc nhà Trần lên thay nhà Lý: là 1 quyết định đúng đắn vì nước ta bấy giờ đang lâm vào tình trạng khủng khoảng, không có người đứng đầu, => Cần có một vị vua đứng ra giải quyết tình trạng này.

2.Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần:

Hỏi đáp Lịch sử

-Nhận xét: Tất cả các chức vụ quan trọng trong triều đình đều do họ Trần nắm giữ, nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền => Đây là bộ máy quý tộc.

3. Luật pháp: Ban hành bộ luật mới là Quốc triều hình luật. Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xử kiện.

4. Quân đội thời Trần: gồm cấm quân và quân ở các lộ. Tuyển dụng theo chính sách "Ngụ binh ư nông" và chủ trương"Quân đội cốt tinh nhuệ, không cốt đông" , đoàn kết trong quân đội. Cử tướng giỏi giữ các vị trí hiểm yếu.

 

 

Nguyễn Tất Anh Khoa
15 tháng 12 2016 lúc 21:11

CÓ AI GIÚP MÌNH VS

Lương Quang Trung
29 tháng 11 2018 lúc 20:47

1. -Nhà Trần thành lập: Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Vua quan ăn chơi sa đoạ, chính quyền không chăm lo cho đời sống nhân dân. Thiên tai liên tục xảy ra, đời sống nhân dân cực khổ => nổi dậy đấu tranh. Các thế lực địa phương đánh giết lẫn nhau. Tháng 12/1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh => Nhà Trần thành lập.

-Nhận xét sự viêc nhà Trần lên thay nhà Lý: là 1 quyết định đúng đắn vì nước ta bấy giờ đang lâm vào tình trạng khủng khoảng, không có người đứng đầu, => Cần có một vị vua đứng ra giải quyết tình trạng này.

2.Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần:

Hỏi đáp Lịch sử

-Nhận xét: Tất cả các chức vụ quan trọng trong triều đình đều do họ Trần nắm giữ, nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền => Đây là bộ máy quý tộc.

3. Luật pháp: Ban hành bộ luật mới là Quốc triều hình luật. Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xử kiện.

4. Quân đội thời Trần: gồm cấm quân và quân ở các lộ. Tuyển dụng theo chính sách "Ngụ binh ư nông" và chủ trương"Quân đội cốt tinh nhuệ, không cốt đông" , đoàn kết trong quân đội. Cử tướng giỏi giữ các vị trí hiểm yếu.