giúp mình tả về bài sông núi nước nam nha
cảm ơn mn trước ạ
mn cho mình hỏi: hai bài "Sông núi nước nam " và " phò giá về kinh " cảm xúc chủ đạo là j ạ
Câu 6: Phân tích sự tiếp nối và phát triển về ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam?
Sự kế thừa phát triển về ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam?
giúp mk vs ạ, cảm ơn trước.
Các bạn ơi giúp mình với, mình có một bài tập về tính thống nhất của văn bản: phân tích tính thống nhất của ba bài thơ: qua đèo ngang, sông núi nước nam và bạn đến chơi nhà.
Bạn nào biết có thể giúp mình được không ạ, mình cả ơn rất nhiều!!!!
Mn ơi giúp Nhi với!
Đề bài: viết đoạn văn từ 7-8 câu nêu cảm nghĩ của em về bài thơ "Sông núi nước Nam"
Please! And thanks!
Em tham khảo:
Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn "Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ vang lên như là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền. Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù.
Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn "Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ vang lên như là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền. Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù.
ai giúp mk vs
hãy phát biểu cảm nghĩ tổng hợp về bài sông núi nước nam và phò giá về kinh
mik đâng cần gấp mn giúp mk nhá
Lòng yêu nước là một đề tài quan trọng xuyên suốt mấy thế kỉ của nền văn học Việt Nam. Trong buổi đầu non trẻ của văn học dân tộc, đề tài này đã được khai thác thể hiện lòng tự hào của mỗi người con dân đất Việt. Ta có thể kể đến các tác phẩm: "Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt (?), "Phò giá về kinh" của Trần Quang Khải, "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu,... Và không thể không nhắc đến "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi. Trích đoạn sau đây của bài cáo nổi tiếng này chẳng những thể hiện sâu sắc lòng yêu nước của tác giả mà còn gợi nhiều suy nghĩ giàu ý nghĩa về lòng yêu nước:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
....
Chứng có còn ghi".
Trích đoạn “Nước Đại Việt ta” được trích từ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Bài cáo được viết cuối năm 1427 đầu nàm 1428 sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã rửa sạch vết nhơ mất nước do nhà Hồ gây ra đồng thời chấm dứt hoạ đô hộ cùng những chính sách dã man, những hành động tàn bạo mà giặc Minh gây ra cho nhân dân ta. Ra đời trong hoàn cảnh đó, “Bình Ngô đại cáo” đã tái hiện quá trình hơn hai mươi năm khởi nghĩa đẩy nhọc nhằn, khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn; những nỗi đau mà dân tộc phải hứng chịu cũng như chiến thắng đầy hào khí của cuộc khởi nghĩa oanh liệt trước kẻ thù. Kết lại bài cáo, Nguyễn Trãi đã bố cáo cho toàn thiên hạ về nền độc lập lâu bền của đất nước và giương cao lòng nhân nghĩa trong nhân gian.
Nếu “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc thì “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi chính là bản tuyên ngôn độc lập đầy hào sảng thứ hai của đất nước ta. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” chính là đoạn trích thể hiện rỏ nhất nội dung tuyên ngôn ấy.
Mở đầu đoạn trích là tuyên ngôn nhân nghĩa của bài cáo:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
Điều ấy có nghĩa là việc nhân nghĩa trên đời cốt ở việc giữ sự bình yên cho dân chúng, quân đội binh lính việc trước tiên là lo trừ bạo, trừ giặc cho dân. Hai câu văn ấy đã khẳng định tư tưởng lấy dân làm gốc “dĩ dân vi bản” đầy tiến bộ. Trong quan niệm của xã hội phong kiến xưa, tư tưởng nhân nghĩa thường bó hẹp trong cách hiểu là làm điều thiện giúp đỡ người khác. Như trong “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu, việc nhân nghĩa là việc cứu người bị nạn: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, ông ngư cứu Lục Vân Tiên... “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”. Nhưng với Nguyễn Trãi, ở cương vị một bậc quân sư tham mưu cho chủ tướng - nhà vua Lê Lợi, ông đã có cái nhìn khái quát và sâu sắc hơn. Xét đến tận cùng, bản chất của nhân nghĩa là yêu dân, thương dân, làm cho dân có được cuộc sống yên vui, no đủ. Không chỉ vậy, cũng theo quan niệm xưa, binh lính là lực lượng bảo vệ quyền lợi của nhà vua và giai cấp phong kiến. Song trong trích đoạn này, Nguyễn Trãi đã khẳng định rằng, nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả nhất của quân đội là “lo trừ bạo” cho an dân, bình thiên hạ. Tư tưởng ấy chi có thể có ở một bậc ái quốc, ái dân vĩ đại.
Và cũng xuất phát từ tấm lòng thương dân tha thiết, Nguyễn Trãi có một lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. Xưa, trong “Nam quốc sơn hà”, tác giả bài thơ “thần” đã khẳng định nền độc lập của đất nước trên phương diện lãnh thổ, đất,đai và bộ máy quyển lực. Nay, Nguyễn Trãi đã bổ sung để hoàn chỉnh những yếu tố góp phần khẳng định quyền tự chủ độc lập đáng tự hào của dân tộc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
“Nước Đại Việt ta từ trước” đã vốn có nền văn hiến từ lâu. Văn hiến là những giá trị tinh thần mà con người đã sáng tạo ra, đó là tín ngưỡng, là tư tưởng, là đạo đức... Phải là một dân tộc có bề dày lịch sử, có trí tuệ, có chiều dài phát triển lâu bền mới xây dựng được cho mình một nền văn hiến riêng biệt. Nói cách khác, văn hiến là dấu hiệu của sự văn minh. Không chỉ có sự riêng biệt về nền văn hiến của dân cư, xét về cương vị lãnh thổ nước ta cũng có biên giới riêng biệt: “Núi sông bờ cõi đã chia”. Câu văn này gợi đến cái hồn của câu thơ “thần” năm 1076 “Sông núi nước Nam vua Nam ở / Rành rành định phận ở sách trời”. Núi sông bờ cõi và cương vực lãnh thổ của đất nước đã được phân chia rạch ròi trong lịch sử, trong tiềm thức của mỗi người dân hai quốc gia. Và chính điều tâm niệm thiêng liêng ấy đã tạo nên ý thức xây dựng, bảo tồn, phân biệt về phong tục tập quán của nhân dân hai đất nước: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Phong tục tập quán là những thói quen trong đời sống, sinh hoạt đã ăn sâu vào cách sống, cách nghĩ của con người. Có thể nói, cùng với nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán đã cùng góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam.
Nền độc lập tự chủ của đất nước không chỉ được tạo nên từ những nét riêng biệt trong quần chúng nhân dân và lãnh thổ đất nước mà còn được đánh dấu bằng sự độc lập về bộ máy chính quyền - triều đại trị vì và những cá nhân kiệt xuất:
"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”.
Hai câu văn điểm tên các triều đại hai đất nước đối nhau rất chỉnh, điều đó khẳng định vị thế ngang hàng nhau của các bậc vương tử hai nhà nước. Chữ “đế” trong câu thứ hai “mỗi bên xưng đế một phương” được dùng rất “đắc địa”. Xưa nay, vua chúa Trung Hoa tự coi mình là “thiên tử” (con trời), họ tự xưng “đế” và gọi vua các nước khác là “vương”. Trong bài cáo này, Nguyễn Trãi đầy tự hào khi khẳng định các nhà vua của ta cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa: “mỗi bên xưng đế một phương”, vậy nên không hề có quan hệ nước lớn - nước nhỏ như các triều đại phong kiến phương Bắc từng quan niệm. Không chỉ vậy, khi nêu tên các triều đại hai đất nước, Nguyễn Trãi đã đặt nước ta lên trước. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi song hàm ý ẩn chứa trong đó rất sâu sắc: nó khẳng định lòng tự tôn dân tộc của tác giả nói riêng và mỗi người Việt Nam nói chung.
Bên cạnh những ông vua hiền và các triều đại phong kiến tiêu biểu, nước ta cũng có những anh tài hào kiệt. Dù rất tự hào về dân tộc nhưng Nguyễn Trãi cũng không phóng đại những ưu điểm và không giấu giếm những giai đoạn suy thoái, ông viết “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau”. Để từ đó, lời khẳng định của ông đầy sức thuyết phục: “Song hào kiệt đời nào cũng có”.
Bằng một đoạn văn ngắn ngủi, Nguyễn Trãi đã thuyết phục người đọc, người nghe về những yếu tố góp phần khẳng định nền độc lập dân tộc. Chính bởi nền độc lập thiêng liêng ấy mà mỗi người dân Đại Việt đều sẵn sàng xả thân vì đất nước và dẫu kẻ thù có mạnh đến đâu cũng bị khuất phục bởi sức mạnh được khơi nguồn từ nền văn hiến lâu đời, từ chủ quyền lãnh thổ linh thiêng...
Bởi vậy:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi”
Những dẫn chứng cụ thể của đoạn trích về những thất bại của giặc đanh thép như một bản cáo trạng. Hàng loạt tên của giặc được liệt kê: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã liền theo đó là những địa danh lẫy lừng gắn với thất bại thê thảm của giặc và cũng là chiến thắng vang dội của ta: cửa Hàm Tử, sông Bạch Đằng. Điều đặc biệt là đoạn văn này có nhịp câu thay đổi đột ngột, trở nên ngắn và đanh hơn; các câu lại đối nhau rất chặt “Lưu Cung” - "Triệu Tiết", "tham công” - "thích lớn", "nên thất bại" - "phải tiêu vong", "Cửa Hàm Tử" - "Sông Bạch Đằng", "bắt sống Toa Đô” - "giết tươi Ô Mã",... Những yếu tố đó khiến đoạn văn giống như lời cảnh cáo đối với những âm mưu xâm lược của kẻ thù đồng thời nêu cao niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông.
Có thể nói, đoạn văn bản "Nước Đại Việt ta" đã thể hiện một cách hùng hồn lòng yêu nước thông qua việc nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa yêu nước thương dân đồng thời bày tỏ niềm tự hào về quyền độc lập tự chủ của đất nước và truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên. Lòng yêu nước là những điều thật giản dị, tình cảm ấy nằm ngay trong những suy nghĩ, cảm xúc của mỗi chúng ta về nơi mình sinh ra, lớn lên. Và chính những tình cảm ấy sẽ trở thành động lực để chúng ta phân đấu học tập rèn luyện vì tương lai quê hương, đất nước mình.
hình như sai bài đó về chủ đè khác bn ơi
Lòng yêu nước là một đề tài quan trọng xuyên suốt mấy thế kỉ của nền văn học Việt Nam. Trong buổi đầu non trẻ của văn học dân tộc, đề tài này đã được khai thác thể hiện lòng tự hào của mỗi người con dân đất Việt. Ta có thể kể đến các tác phẩm: "Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt (?), "Phò giá về kinh" của Trần Quang Khải, "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu,... Và không thể không nhắc đến "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi. Trích đoạn sau đây của bài cáo nổi tiếng này chẳng những thể hiện sâu sắc lòng yêu nước của tác giả mà còn gợi nhiều suy nghĩ giàu ý nghĩa về lòng yêu nước:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
....
Chứng có còn ghi".
Trích đoạn “Nước Đại Việt ta” được trích từ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Bài cáo được viết cuối năm 1427 đầu nàm 1428 sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã rửa sạch vết nhơ mất nước do nhà Hồ gây ra đồng thời chấm dứt hoạ đô hộ cùng những chính sách dã man, những hành động tàn bạo mà giặc Minh gây ra cho nhân dân ta. Ra đời trong hoàn cảnh đó, “Bình Ngô đại cáo” đã tái hiện quá trình hơn hai mươi năm khởi nghĩa đẩy nhọc nhằn, khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn; những nỗi đau mà dân tộc phải hứng chịu cũng như chiến thắng đầy hào khí của cuộc khởi nghĩa oanh liệt trước kẻ thù. Kết lại bài cáo, Nguyễn Trãi đã bố cáo cho toàn thiên hạ về nền độc lập lâu bền của đất nước và giương cao lòng nhân nghĩa trong nhân gian.
Nếu “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc thì “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi chính là bản tuyên ngôn độc lập đầy hào sảng thứ hai của đất nước ta. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” chính là đoạn trích thể hiện rỏ nhất nội dung tuyên ngôn ấy.
Mở đầu đoạn trích là tuyên ngôn nhân nghĩa của bài cáo:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
Điều ấy có nghĩa là việc nhân nghĩa trên đời cốt ở việc giữ sự bình yên cho dân chúng, quân đội binh lính việc trước tiên là lo trừ bạo, trừ giặc cho dân. Hai câu văn ấy đã khẳng định tư tưởng lấy dân làm gốc “dĩ dân vi bản” đầy tiến bộ. Trong quan niệm của xã hội phong kiến xưa, tư tưởng nhân nghĩa thường bó hẹp trong cách hiểu là làm điều thiện giúp đỡ người khác. Như trong “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu, việc nhân nghĩa là việc cứu người bị nạn: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, ông ngư cứu Lục Vân Tiên... “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”. Nhưng với Nguyễn Trãi, ở cương vị một bậc quân sư tham mưu cho chủ tướng - nhà vua Lê Lợi, ông đã có cái nhìn khái quát và sâu sắc hơn. Xét đến tận cùng, bản chất của nhân nghĩa là yêu dân, thương dân, làm cho dân có được cuộc sống yên vui, no đủ. Không chỉ vậy, cũng theo quan niệm xưa, binh lính là lực lượng bảo vệ quyền lợi của nhà vua và giai cấp phong kiến. Song trong trích đoạn này, Nguyễn Trãi đã khẳng định rằng, nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả nhất của quân đội là “lo trừ bạo” cho an dân, bình thiên hạ. Tư tưởng ấy chi có thể có ở một bậc ái quốc, ái dân vĩ đại.
Và cũng xuất phát từ tấm lòng thương dân tha thiết, Nguyễn Trãi có một lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. Xưa, trong “Nam quốc sơn hà”, tác giả bài thơ “thần” đã khẳng định nền độc lập của đất nước trên phương diện lãnh thổ, đất,đai và bộ máy quyển lực. Nay, Nguyễn Trãi đã bổ sung để hoàn chỉnh những yếu tố góp phần khẳng định quyền tự chủ độc lập đáng tự hào của dân tộc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
“Nước Đại Việt ta từ trước” đã vốn có nền văn hiến từ lâu. Văn hiến là những giá trị tinh thần mà con người đã sáng tạo ra, đó là tín ngưỡng, là tư tưởng, là đạo đức... Phải là một dân tộc có bề dày lịch sử, có trí tuệ, có chiều dài phát triển lâu bền mới xây dựng được cho mình một nền văn hiến riêng biệt. Nói cách khác, văn hiến là dấu hiệu của sự văn minh. Không chỉ có sự riêng biệt về nền văn hiến của dân cư, xét về cương vị lãnh thổ nước ta cũng có biên giới riêng biệt: “Núi sông bờ cõi đã chia”. Câu văn này gợi đến cái hồn của câu thơ “thần” năm 1076 “Sông núi nước Nam vua Nam ở / Rành rành định phận ở sách trời”. Núi sông bờ cõi và cương vực lãnh thổ của đất nước đã được phân chia rạch ròi trong lịch sử, trong tiềm thức của mỗi người dân hai quốc gia. Và chính điều tâm niệm thiêng liêng ấy đã tạo nên ý thức xây dựng, bảo tồn, phân biệt về phong tục tập quán của nhân dân hai đất nước: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Phong tục tập quán là những thói quen trong đời sống, sinh hoạt đã ăn sâu vào cách sống, cách nghĩ của con người. Có thể nói, cùng với nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán đã cùng góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam.
Nền độc lập tự chủ của đất nước không chỉ được tạo nên từ những nét riêng biệt trong quần chúng nhân dân và lãnh thổ đất nước mà còn được đánh dấu bằng sự độc lập về bộ máy chính quyền - triều đại trị vì và những cá nhân kiệt xuất:
"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”.
Hai câu văn điểm tên các triều đại hai đất nước đối nhau rất chỉnh, điều đó khẳng định vị thế ngang hàng nhau của các bậc vương tử hai nhà nước. Chữ “đế” trong câu thứ hai “mỗi bên xưng đế một phương” được dùng rất “đắc địa”. Xưa nay, vua chúa Trung Hoa tự coi mình là “thiên tử” (con trời), họ tự xưng “đế” và gọi vua các nước khác là “vương”. Trong bài cáo này, Nguyễn Trãi đầy tự hào khi khẳng định các nhà vua của ta cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa: “mỗi bên xưng đế một phương”, vậy nên không hề có quan hệ nước lớn - nước nhỏ như các triều đại phong kiến phương Bắc từng quan niệm. Không chỉ vậy, khi nêu tên các triều đại hai đất nước, Nguyễn Trãi đã đặt nước ta lên trước. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi song hàm ý ẩn chứa trong đó rất sâu sắc: nó khẳng định lòng tự tôn dân tộc của tác giả nói riêng và mỗi người Việt Nam nói chung.
Bên cạnh những ông vua hiền và các triều đại phong kiến tiêu biểu, nước ta cũng có những anh tài hào kiệt. Dù rất tự hào về dân tộc nhưng Nguyễn Trãi cũng không phóng đại những ưu điểm và không giấu giếm những giai đoạn suy thoái, ông viết “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau”. Để từ đó, lời khẳng định của ông đầy sức thuyết phục: “Song hào kiệt đời nào cũng có”.
Bằng một đoạn văn ngắn ngủi, Nguyễn Trãi đã thuyết phục người đọc, người nghe về những yếu tố góp phần khẳng định nền độc lập dân tộc. Chính bởi nền độc lập thiêng liêng ấy mà mỗi người dân Đại Việt đều sẵn sàng xả thân vì đất nước và dẫu kẻ thù có mạnh đến đâu cũng bị khuất phục bởi sức mạnh được khơi nguồn từ nền văn hiến lâu đời, từ chủ quyền lãnh thổ linh thiêng...
Bởi vậy:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi”
Những dẫn chứng cụ thể của đoạn trích về những thất bại của giặc đanh thép như một bản cáo trạng. Hàng loạt tên của giặc được liệt kê: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã liền theo đó là những địa danh lẫy lừng gắn với thất bại thê thảm của giặc và cũng là chiến thắng vang dội của ta: cửa Hàm Tử, sông Bạch Đằng. Điều đặc biệt là đoạn văn này có nhịp câu thay đổi đột ngột, trở nên ngắn và đanh hơn; các câu lại đối nhau rất chặt “Lưu Cung” - "Triệu Tiết", "tham công” - "thích lớn", "nên thất bại" - "phải tiêu vong", "Cửa Hàm Tử" - "Sông Bạch Đằng", "bắt sống Toa Đô” - "giết tươi Ô Mã",... Những yếu tố đó khiến đoạn văn giống như lời cảnh cáo đối với những âm mưu xâm lược của kẻ thù đồng thời nêu cao niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông.
Có thể nói, đoạn văn bản "Nước Đại Việt ta" đã thể hiện một cách hùng hồn lòng yêu nước thông qua việc nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa yêu nước thương dân đồng thời bày tỏ niềm tự hào về quyền độc lập tự chủ của đất nước và truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên. Lòng yêu nước là những điều thật giản dị, tình cảm ấy nằm ngay trong những suy nghĩ, cảm xúc của mỗi chúng ta về nơi mình sinh ra, lớn lên. Và chính những tình cảm ấy sẽ trở thành động lực để chúng ta phân đấu học tập rèn luyện vì tương lai quê hương, đất nước mình.
Hãy viết một bài văn biểu cảm về một món quà thời ấu thơ (khoảng 1 trang rưỡi giấy là được ạ) và không copy mạng nha
Cảm ơn trước ạ
Rất xin lỗi nhưng bạn nên tự làm nếu không copy
và ai cũng có những món thời thơ ấu khác nhau mà
1. Nêu những nét cơ bản về đặc điểm địa hình Việt Nam? Tại sao nói Việt Nam là 1 quốc gia lắm núi nhiều sông?
2.Em hiểu gì về khí hậu nước ta?
3.Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì nổi bật?
đang cần gấp ạ, cảm ơn mn trc
Địa lí 8
Từ hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”, hãy viết đoạn văn trình bày tình yêu của em với quê hương, đất nước (7 câu) giúp em với ạ 8h phải nộp r ạ.
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông. Đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, kinh bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lý tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong “Từ ấy” chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tâm cội nguồn, đạo lý truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tình cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lý truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong “Hịch tướng sĩ’, Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót giày quân thù: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lý khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.
Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của dân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước