Những câu hỏi liên quan
Tam Truong
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Ngân
20 tháng 12 2016 lúc 9:43

Là nơi làm ăn, sinh sống của con người ngay từ buổi sơ khai

Là con đường mở rộng quá trình giao lưu, hội nhập với nước ngoài

Là nơi diễn ra nhiều trận chiến oanh liệt mà phần lớn là Việt Nam thắng,tạo nên niềm tự hào chiến thắng cho toàn thể dân tộc

Bình luận (0)
Tam Truong
Xem chi tiết
Magic Kid
5 tháng 2 2017 lúc 11:14

Vai trò của biển trong đời sống kinh tế của cư dân người Việt trong lịch sử

Từ lâu, ý tưởng khai thác biển đã nằm trong tiềm thức của người Việt được thể hiện qua những câu ca dao tục ngữ như “thuận vợ thuận chống tát Biển Đông cũng cạn”, rừng vàng, biển bạc”...Từ rất sớm những cư dân người Việt Nam đã tìm cách tiếp cận biển để khai thác những tiềm năng của biển phục vụ cho cuộc sống thường nhật. Mức độ khai thác có sự thay đổi tùy thuộc vào công cụ khai thác. Vấn đề khai thác biển thực sự rõ rệt từ thời cư dân văn hóa Hòa Bình. Dựa vào kết quả nghiên cứu khảo cổ học cho thấy “tại lớp di chỉ Cái Bèo, đảo Cát Bà, bên cạnh một số di cốt động vật trên cạn, còn có một số khối lượng khỏng lồ xương cá biển, một số vỏ hàu biển”[1]. Riêng đợt khai quật của các nhà khảo cổ vào năm 1973, các nhà khoa học đã thu được kết quả khả quan với 105 kg xương cá biển. Thông qua đó, các chuyên gia đã đã xác định ra sọ và đốt sống các loại cá có mặt ở đây như cá Sao, cá Nhám, cá Dao, cá Mó Xanh... Những loại cá này thường sống xa bờ, chỉ có thể đánh bắt chúng bằng lưới hoặc câu thả[2]. Điều này khẳng định, từ văn hóa Hòa Bình vùng Đông - Bắc cư dân người Việt chúng ta đã biết khai thác nguồn thức ăn từ biển để phục vụ cho cuộc sống trong điều kiện đất liền bị biển lẫn, địa bàn sinh sống và tìm kiếm nguồn thức ăn bị thu hẹp.

Những cư dân Hòa Bình - Bắc Sơn vùng Đông Bắc là những người đi tiên phong chiến lĩnh đồng bằng ven biển. Có thế họ cũng là người đầu tiên tiếp xúc với biển, mở đường cho quá trình khai thác tiềm năng kinh tế biển trong chiều dài lịch sử của cư dân người Việt. Những cư dân tiếp sau Hòa Bình - Bắc Sơn tiếp tục khai thác kinh tế biển phục vụ cho cuộc sống của mình, tiêu biểu nhất là lớp di chỉ Cái Bèo thuộc thời kỳ đồ đá mới. Theo kết quả khảo sát của các nhà khảo cố học thì “có thể xác nhận ở đây kinh tế khải thác đóng vai trò quan trọng trong đó khai thác biển đạt tới đỉnh cao. Trên 100 kg xương cá biển, trong diện tích đào 221m2, có loại cá nặng gần nửa tạ là bằng chứng rõ rệt nhất về hoạt động khai thác tặng vật biển”[3]. Từ đó, cho thấy khả năng đánh bắt trên biển của cư dân Việt thời kỳ này đã khá phát triển, nguồn thức ăn được cung cấp từ biển cũng có vai trò quan trọng đối với những cư dân văn hóa Cái Bèo I. Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì lớp cư dân muộn nhất thòi tiền sử vùng ven biển Đông Bắc Việt Nam là cư dân văn hóa Hạ Long. Những di chỉ tiêu biểu của văn hóa Hạ Long gồm Cái Bèo II, Thoi Giếng, Ngọc Vừng, Xích Thổ... Đây là thời kỳ thể hiện sự hòa họp giữa con người và môi trường biển. Việc khai thác môi trường biển trở nên hết sức mật thiết với cư vân văn hóa Hạ Long. Các nhà khoa học đã “tìm thấy khả nhiều chì lưới làm bằng đất nung đã được tìm thấy trong các di chỉ thuộc văn hóa Hạ Long. Trong di chỉ Cái Bèo nằm trên đảo Cát Bà (Hải Phòng), chúng ta tìm thấy rất nhiều xương cá, xương thú biển, xương rùa biển”[4]. Những bằng chứng khảo cổ học cho thấy, từ rất sớm khi quá trình biển tiến cách ngày nay khoảng 3 vạn năm làm cho địa bàn cư trú và tìm kiếm nguồn thức ăn bị thu hẹp, thì lúc đó cư dân Việt (văn hóa Hòa Bình) đã biết hướng ra biển để đáp ứng nhu cầu thức ăn của mình. Đến thời kỳ đồ đá mới, mối quan hệ giữa người Việt và biển trở nên hết sức mật thiết trong đời sống kinh tế.

Bước sang thời đại kim khí, khi công cụ lao động phát triển lên thêm một bước, con người có điều kiện khai thác các vùng đất cứng để phát triển nghề nông. Cho nên, nguồn thức ăn của cư dân của thời đại kim khí chủ yêu là nghề nông. Tuy nhiên ngành đánh bắt, trong đó có khai thác kinh tế biển vẫn được duy trì. “Cho tới nay, chúng ta chỉ mới tìm thấy các di tích của động vật biển trong một số nhóm cư dân nhất định sống sóng ngay ven biển hoặc gần biển. Đó là những di tích xương cá, thú biển và vỏ nhuyễn thể đã được tìm thấy trong tầng văn hóa muộn ở Cái Bèo (Cát Bà, Hải Phòng), trong tâng văn hóa ở Tràng Kênh (Hải Phòng), ở di chỉ Hoa Lộc (Thanh Hóa) hay trong di chí Xóm Cồn (Cam Ranh - Khánh Hòa)”[5]. Qua kết quả khảo cổ học được tìm thấy, chúng ta có thể nhận định, mặc dù kinh tế chủ đạo của cư dân thời kỳ này chủ yếu là nông nghiệp, nhưng tùy theo điều kiện từng vùng mà có sự khác nhau. Những vùng gần biển, ven biển các cư dân vẫn lấy biển làm nơi cung cấp nguồn thức ăn cho mình. Như vậy ở vào thời đại kim khí con người vẫn tiếp tục gữ truyền thống khai thác toàn diện cả nguồn lợi trên cạn và nguồn lợi dưới biển.

Ngoài việc, phát triển các loại hình đánh bắt hải sản, cư dân Việt còn biết đưa biển vào phục cho việc buôn bán giao thương với nước ngoài. Từ thế kỷ X, Đại Việt khôi phục được nền độc lập dân tộc và về về thương mại. Cảng Vân Đồn được mở để tiếp nhận thương nhân Trảo oa (Java), Lơ Lạc (Lovo) và Xiêm La, buôn bán ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông và cả Tam phật đề (Srivijaya)[6].

Công cuộc khai thác biển được cư dân người Việt các thế hệ tiêp tuc phát huy để phục vụ cho đời sống của mình. Dưới thời kỳ triều Nguyễn, côn cuộc khai thạc biển thực sự được tiến hành mạnh mẽ bao gồm cả việc đánh bắt, khai thác các nguồn lợi từ biển. Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để chứng minh được quá trình khai thác các tiền năng từ biển, đặc biệt còn góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1816, vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo[7]. Những quan điểm trên ngày càng được củng cố vững chắc trên cơ sở những nghiên cứu mới, góp phần khẳng định biển và kinh tế biển đã đóng vai trò khá quan trọng trong sự phát triển của lịch sử Việt Nam cổ trung đại hơn nhiều lần người ta từng nghĩ[8].

Ngày nay, biển thực sự giữ vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế đối với đất nước ta, với nhiều nguồn lợi như khai thác hải sản, năng lượng, du lịch biển... hàng năm từ biển chúng ta khi thác hàng nghìn tỉ đồng góp phần thay đổi diện mạo đất nước trong thời kỳ mới. Thế kỷ XXI, được xem là thế kỷ của các quốc gia có biển, chính vì vậy, trong tương lai biển đảo tiếp tục giữ vai trò lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 9:41

Tham khảo

- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:

+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.

+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…

- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…

+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…

- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo:do sống ở gần biển, sớm nhận thức được vai trò của biển, các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.

Bình luận (0)
Trương Thị Ngọc Hiếu
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
25 tháng 10 2016 lúc 18:44

Quần chúng nhân dân đã làm nên những sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định: lật đổ chế độ quân chủ chuyển chế, thiết lập nền cộng hòa, xác lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đánh thắng giặc ngoại xâm.
Quần chúng đã thúc đẩy cách mạng tiến lên trong lúc hàng ngũ giai cấp tư sản phân hóa, các tầng lớp đại tư sản, tư sản công thương dấn chuyển sang hàng ngũ phản cách mạng.

Bình luận (0)
Cong Toan
Xem chi tiết
Ngọc Vân
Xem chi tiết
SonGoku
28 tháng 3 2021 lúc 9:42

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

Bình luận (1)
nguyen huong giang
Xem chi tiết
Tinnies
Xem chi tiết
Hquynh
8 tháng 9 2021 lúc 17:08

vai trò của dân tộc Kinh đối với nền kinh tế nước ta?

Giúp nền kinh tế Nước ta phát triển đặc biệt là nghề trông lúa nước và các nghề thủ công 

các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế như thế nào?

 có trình độ phát triển kinh tế khác nhau

 

Bình luận (0)
minhthu
Xem chi tiết