chu vi của 1 tam giác cân là 62cm ,1 cạnh dài 25cm. tính 2 cạnh còn lại của tam giác
Từ giả thiết là 1 tam giác cân suy ra:
Gọi x là số đo cạnh bên của tam giác cân
y là số đo cạnh đáy của tam giác cân
Ta có chu vi của tam giác cân là 62cm:
\(\Rightarrow x+x+y=62(1)\)
Trường hợp 1: Cạnh có độ dài 25cm là cạnh bên
\(\Rightarrow x=25cm\)
Thay vào phương trình (1) ta được:
\(y=62-50=12\)
Trường hợp 2:Cạnh có độ dài 25cm là cạnh đáy
\(\Rightarrow y=25cm \)
Thay vào phương trình(1) ta được
\(x=\frac{62-25}{2}=\frac{37}{2}\)
Gọi 3 cạnh tam giác lần lượt là: a, b, c (cm; a,b,c \(\in\Pi\)*)
ta có a = 25 cm
Xét 2 trường hợp:
TH1: cạnh đó là cạnh bên
=> b (cạnh bên) = 25 cm
=> c (cạnh đáy) = 62 - 25*2 = 12 (cm)
TH1: cạnh đó là cạnh đáy
=> a (cạnh bên) = (62 -25) : 2 = 18,5 (cm)
=> b (cạnh bên) = 18,5 (cm)
Một tam giác có độ dài hai cạnh của nó là 6 cm và 13 cm A) Tìm cạnh còn lại của tam giác cân B) tính chu vi của tam giác cân
a) Gọi độ dài cạnh cần tìm là x (cm) (x > 0)
Theo hệ quả của bất đẳng thức tam giác, ta có:
13 - 6 < x < 13 + 6
7 < x < 19
Do tam giác cân nên x = 13 (cm)
b) Chu vi tam giác cân đó:
6 + 13 + 13 = 32 (cm)
a, Độ dài hai cạnh của một tam giác là 2cm và 7cm. Tính độ dài cạnh còn lại biết độ dài này là một số nguyên (cm)
b, Cho tam giác cân có độ dài hai cạnh là 1cm và 4cm. Tính chu vi của tam giác đó
a) Áp dụng Bđt tam giác, ta được:
7-2<a<7+2
\(\Leftrightarrow5< a< 9\)
hay \(a\in\left\{6;7;8\right\}\)
b) Trường hợp 1: Độ dài cạnh bên còn lại là 1cm
=> Trái với BĐT tam giác vì 1cm+1cm<4cm
Trường hợp 2: Độ dài cạnh bên còn lại là 4cm
=> Đúng với BĐT tam giác vì 4cm+4cm>1cm; 4cm+1cm>5cm
Chu vi tam giác là:
4cm+4cm+1cm=9(cm)
Một tam giác cân có độ dài hai cạnh của nó là 6cm và 13cm
A)tình cảnh còn lại của tam giác cân ?
B)tính chu vi của tam giác cân ?
Một tam giác cân có một cạnh bằng 6 cm. Tính hai cạnh còn lại, biết chu vi của tam giác đó bằng 20 cm
Nếu cạnh đã cho (6cm) là cạnh đáy thì hai cạnh còn lại là 7 cm và 7 cm, thỏa mãn bất đẳng thức tam giác.
Nếu cạnh đã cho (6 cm) là cạnh bên thì hai cạnh còn lại là 6 cm và 8 cm, thỏa mãn bất đẳng thức tam giác.
Một tam giác cân có độ dài hai cạnh là 4cm và 10cm. Tính chu vi của tam giác đó
A. 24cm
B. 18cm
C. 16cm
D. 20cm
Cạnh còn lại có thể bẳng 4cm hoặc 10cm, để thỏa mãn bất đẳng thức tam giác thì cạnh đó là 10cm. Chu vi của tam giác là: 4 + 10 + 10=24. Chọn A
bài 1 tính chu vi của 1 tam giác cân biết độ dài 2 cạnh nó bằng 3dm và 5dm
bài 2 độ dài hai cạnh của một tam giác bằng 7cm và 2cm . Tính độ dài cạnh còn lại biết rắng số đo của nó then xentimét là một số tự nhiên lẻ
1) Vì tam giác cân hai cạnh bên bằng nhau. Trong hai số đo 3dm và 5dm có một số đo độ dài cạnh bên và một số đo độ dài cạnh đáy.
Nếu 3dm độ dài cạnh bên ta có: 3 + 3 > 5: tồn tại tam giác
Chu vi tam giác cân là: 3 + 3 + 5 = 11 (dm)
Nếu 5dm độ dài cạnh bên ta có: 5 + 5 > 3: tồn tại tam giác
Chu vi tam giác cân là: 5 + 5 + 3 = 13 (dm).
2) Giả sử ∆ ABC có AB = 7cm, AC = 2cm. Theo định lý và hệ quả về quan hệ giữa các cạnh trong một tam giác ta có:
AB – AC < BC < AB + AC => 7 – 2 < BC < 7 + 2 => 5 < BC < 9
Vì số đo cạnh BC là một số tự nhiên lẻ nên BC = 7(cm)
Một tam giác cân có cạnh đáy dái gấp dôi cạnh bên . Tính độ dài cạnh đáy của tam giác đó biết chu vi của tam giác là 120m
Tính chu vi của một tam giác cân biết độ dài hai cạnh của nó là 3cm và 7cm.
A. 10cm
B. 13cm
C. 17cm
D. 20cm
Độ dài của cạnh còn lại của tam giác cân có thể là 3cm hoặc 7cm.
Để thỏa mãn bất đẳng thức tam giác thì cạnh còn lại là 7cm
Chu vi của tam giác là: 3 + 7 + 7 = 17cm. Chọn C