Những câu hỏi liên quan
Teresa Amy
Xem chi tiết
Teresa Amy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Anh
Xem chi tiết
Luukhanhdieu
29 tháng 11 2018 lúc 21:10

Tham khảo chút nhé

Chiếc bàn là luôn là một vật dụng quen thuộc trong đời sống thường ngày của chúng ta. Đó là dụng cụ dùng để làm phẳng quần áo, khi nhiệt độ lên cao sẽ làm quần áo nóng lên, giãn nở ra và làm mất nếp nhăn. Xã hội ngày càng phát triển nhưng chiếc bàn là hơi nước vẫn được người tiêu dùng lựa chọn vì những lợi ích không thể thay thế

Chiếc bàn là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngay từ thế kỉ thứ nhất trước Công Nguyên, người Trung Quốc đã biết dùng chiếc chảo có bỏ than nóng lên trên để làm thẳng các sản phẩm bằng vải. Trước khi có bàn là điện, người ta làm nóng bàn là bằng cách sử dụng xăng, cồn, ga, dầu cá…Mặc dù những chiếc bàn ủi chạy bằng xăng, dầu rất nguy hiểm nhưng chúng vẫn được dùng phổ biến ở Mỹ những năm thế chiến thứ II. Vào ngày 16/2/1858, W. Vandenburg, và J. Harvey đã có bằng sáng chế về bàn ủi giúp là ống quần và cổ áo dễ dàng hơn. Khi xã hội được công nghiêp hóa cao độ, các bàn là dùng chất đốt được thay thế dần bởi các bàn là chạy bằng điện, sử dụng một điện trở có điện trở suất cao để phát ra nhiều nhiệt khi có dòng điện chạy qua. Loại bàn là dùng nguồn nhiệt là điện trở được sáng chế vào năm 1882 do một người Mỹ tại New York là Henry W. Seely. Ngày nay những chiếc bàn ủi đã được phát triển với nhiều cải tiến để làm cho việc ủi quần áo trở nên an toàn và thuận tiện hơn.

Hiện nay trên thị trường tiêu thụ xuất hiện nhiều mẫu mã bàn là, kiểu dáng đa dạng. Tuy nhiên chiếc bàn là hơi nước được dùng phổ biến hơn cả. Hai loại bàn là hơi nước ta thường gặp là bàn là cây và bàn là mini cầm tay. Đối với bàn là cây thì quần áo không cần phải trải ra để ủi, mà có thể được ủi thẳng khi đang được treo chỉ với vài động tác đơn giản. Bàn là mini cầm tay với thiết kế nhỏ gọn, không cồng kềnh, thuận lợi cho những chuyến đi du lịch xa.

Bên ngoài chiếc bàn là trông khá đơn giản nhưng cấu tạo bên trong lại khá nhiều chi tiết. Kết cấu của bàn là có thể dựng đứng lên trên phần đuôi của nó, điều này cốt để cho mặt là nóng không tiếp xúc với các vật khác khiến chúng bị hư hại dưới tác dụng của nhiệt. Phần vỏ được làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiềm hoặc nhựa chịu nhiệt để tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng. Mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng. Đối với bàn là hơi nước thì bộ phận quan trọng nhất là chiếc nồi hơi. Nồi hơi có tác dụng đun nước sôi tạo áp suất đẩy hơi nước qua dây dẫn lên đầu. Vì vậy nồi hơi nếu được sản xuất chính hãng và đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo hiệu suất làm việc cũng như độ bền của bàn là. Ngoài nồi hơi thì ống dẫn hơi cũng là bộ phận không thể thiếu đối với mỗi bàn là. Có hai loại ống hơi được sản xuất là ống hơi mềm và ống cứng. Cả hai đều chịu được sức nóng của hơi nước và đều dẫn hơi nước. Ngoài ra bàn là còn có các bộ phận như nguồn sinh điện, nút điều chỉnh nhiệt độ, đèn báo hiệu, rơle nhiệt. Trong bàn là có một sợi dây điện trở làm bằng hợp kim crôm-niken. Tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau, được đặt cách điện với vỏ. Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gồm một rơ-le dạng băng kép. Khi bàn là nóng đến nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong lên và tiếp điểm bị tách ra, mạch điện bị cắt. Khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và lại đóng mạch điện. Bộ phận điều chỉnh thường được bố trí bằng một núm vặn trên thân. Khi xoay núm này ta làm cho tiếp điểm chóng hoặc chậm được ngắt. Ở trong tay cầm bàn là thường có một đèn báo, khi có điện vào bàn là thì đèn sáng. Các bàn là hiện nay đều thiết kế một bộ phận tiết kiệm năng lượng. Nếu như bàn là bị "để quên" không tắt trong vòng 10-15 phút, bàn là sẽ tự tắt để tiết kiệm điện và chống cháy nổ. Công suất của bàn là dao động từ 1500w đến 1800w.

Bàn là đòi hỏi người sử dụng phải dùng đúng cách nếu không bàn là sẽ nhanh hỏng và gây nguy hiểm. Trước khi sử dụng, cần kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hở không và kiểm tra xem có rò điện ra vỏ bàn là không. Đồng thời, đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là. Sau đó ta đổ nước vào lỗ quy định của bộ phận chứa nước để phun vào vật cần là. Cắm điện vào bàn là, chờ vài phút cho nóng thì dùng. Khi bắt đầu là lưu ý phải lau mặt bàn là để không dây bẩn ra vật định là. Khi ngừng là hoặc là xong, phải để bàn là lên một vật kê chịu được nhiệt độ cao và nhẵn để không làm xước mặt bàn là. Khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện để tránh xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng bàn là.

Chiếc bàn là hơi nước có rất nhiều lợi ích. Trước hết chúng có kiểu dáng khá đa dạng, màu sắc bắt mắt nên thu hút được người mua. Ngoài ra chúng sử dụng được hầu hết với các loại vải, kể cả những loại vải “khó tính” như lụa, lanh, nhung, dạ, len… mà không gây hư hại. Bàn là hơi nước làm phẳng quần áo bằng áp lực của luồng hơi nước nóng nên không lo quần áo bị cháy hoặc biến dạng sợi vải, đồng thời chúng cũng ủi nhanh hơn so với là thông thường.

Chiếc bàn là là một người bạn thân thiết với con người. Nó mang lại những bộ trang phục phẳng phiu, đẹp đẽ, giúp con người tự tin khi mặc. Vì thế cần bảo vệ, giữ gìn chiếc bàn là thật tốt để nó mãi chung tay góp sức vào sinh hoạt của mỗi người.

Phạm Thị Chí Thanh
29 tháng 11 2018 lúc 21:10

hình tròn là bàn xoay 

Katori Nomudo
29 tháng 11 2018 lúc 21:11

cái bàn rất mới vì nó còn ở trong tiệm đồ gỗ

đó bàn ăn nha còn bàn ăn thì bạn chỉ hỏi là bàn ăn gia đình thui nha

Phạm Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Bùi Quang	Nhật
21 tháng 1 2022 lúc 10:55

Lấy 2 x 3 = 6. Vì có 3 bạn Mai, An và Minh ăn, mà 1 đôi đũa bằng 2 chiếc đũa, nên chúng ta lấy 2 x 3 = 6

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Nhân
21 tháng 1 2022 lúc 10:09

Số đũa mai cần sắp ra bàn ăn là:

\(6\cdot2=12\left(cái\right)\)

Đáp số: 12 cái

Khách vãng lai đã xóa
Đàm Tú Vi
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Trang
14 tháng 12 2018 lúc 20:14

Thuyết minh về chiếc đồng hồ treo tường 

Mở bài:

Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.

Thân bài:

Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. Đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.

Phân loại đồng hồ:

– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.

– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…

– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn,…

Nguồn gốc, lịch sử ra đời:

Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.

Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ nên đã nghĩ đến việc chế tạo một thiết bị đo đếm thời gian. Chiếc đồng hồ treo tường ra đời thời kì đó đã chính xác đến từng giây.

Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.

Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.

Đặc điểm và cấu tạo:

Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…

+ Thân hộp  bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.

+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch… Những đồng hồ treo tường điện tử không có mặt chia vạch và kim sẽ hiển thị thời gian bằng bộ đếm số.

+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.

+ Bộ máy truyền động  gồm: Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây

+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.

+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.

+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định, thường là 15 phút một lần. Chuông báo thường là tiếng tích tắc, reng chuông hoặc một đoạn nhạc đơn âm. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.

Nguyên lý hoạt động:

Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót, bộ quay trên đồng hồ tự động hoặc từ nguồn pin. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.

Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.

Những đồng hồ chạy bằng năng lượng dự trữ từ pin sẽ tự hoạt động đều đặn, cho đến khi nguồn năng lượng pin hết người ta sẽ thay pin khác. Còn những chiếc đồng hồ lên dây cót thì phải thường xuyên lên dây để chúng hoạt động chính xác.

Vai trò, ý nghĩa của đồng hồ trong đời sống:

– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.

– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.

– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.

– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu một chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.

Sử dụng và bảo quản chiếc đồng hồ:

– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.

– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.

– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.

– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,

– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.

– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.

 Kết Bài:

Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.

Đức Minh Nguyễn 2k7
14 tháng 12 2018 lúc 17:04
Mở bài:

Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.

Thân bài:

Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. Đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.

Phân loại đồng hồ:

– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.

– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…

– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn,…

Nguồn gốc, lịch sử ra đời:

Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.

Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ nên đã nghĩ đến việc chế tạo một thiết bị đo đếm thời gian. Chiếc đồng hồ treo tường ra đời thời kì đó đã chính xác đến từng giây.

Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.

Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.

Đặc điểm và cấu tạo:

Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…

+ Thân hộp  bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.

+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch… Những đồng hồ treo tường điện tử không có mặt chia vạch và kim sẽ hiển thị thời gian bằng bộ đếm số.

+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.

+ Bộ máy truyền động  gồm: Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây

+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.

+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.

+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định, thường là 15 phút một lần. Chuông báo thường là tiếng tích tắc, reng chuông hoặc một đoạn nhạc đơn âm. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.

Nguyên lý hoạt động:

Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót, bộ quay trên đồng hồ tự động hoặc từ nguồn pin. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.

Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.

Những đồng hồ chạy bằng năng lượng dự trữ từ pin sẽ tự hoạt động đều đặn, cho đến khi nguồn năng lượng pin hết người ta sẽ thay pin khác. Còn những chiếc đồng hồ lên dây cót thì phải thường xuyên lên dây để chúng hoạt động chính xác.

Vai trò, ý nghĩa của đồng hồ trong đời sống:

– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.

– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.

– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.

– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu một chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.

Sử dụng và bảo quản chiếc đồng hồ:

– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.

– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.

– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.

– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,

– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.

– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.

 Kết Bài:

Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.

Đức Minh Nguyễn 2k7
14 tháng 12 2018 lúc 17:06

Thuyết minh về một vật dụng trong gia đình em:

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều các loại đồ dùng, vật dụng được con người sử dụng trong gia đình. Đó là những vật dụng hữu ích, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Có công dụng như một loại bình để chứa nước, đặc biệt là giữ cho nước luôn ấm để mọi người trong gia đình có thể sử dụng bất kì lúc nào, mà không cần tốn công hâm nóng hay đi đun lại nước. Vật dụng thần kì này mang lại cho con người rất nhiều tiện ích. Đó là chiếc phích nước.

Phích nước là một trong những vật dụng được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Công dụng lớn nhất của chiếc phích nước chính là giữ nước nóng ở nhiệt độ ổn định. Phục vụ kịp thời nhu cầu sử dụng nước của con người mà không mất thêm nhiều công sức đun nóng. Với thiết kế đặc biệt, chiếc phích nước có thể duy trì độ nóng của nước trong một thời gian khá dài, khoảng bảy đến mười ngày. Chiếc phích nước được cấu tạo bởi các bộ phận chính như: vỏ phích- đây là bộ phận bảo vệ ruột phích, thường được làm bằng nhựa. Vỏ phích cũng là bộ phận cách nhiệt với ruột phích, người sử dụng có thể thoải mái sử dụng, va chạm với lớp vỏ bày mà không sợ bị phỏng, nóng. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng đi kèm với nhu cầu thẩm mĩ nên con người nên những chiếc phích được trang trí bởi họa tiết hoa văn, những hình vẽ ở vỏ phích vô cùng độc đáo và đa dạng.

Bộ phận thứ hai của chiếc phích mà ta có thể kể đến, đó chính là ruột phích. Trong cấu tạo của phích, ruột phích được xem là bộ phận quan trọng nhất, nó có vai trò giữ nhiệt độ của nước nóng. Do ruột phích được làm bằng một lớp thủy tinh mỏng, sau đó được tráng trên bề mặt một lớp bạc nên phích nước có thể duy trì nhiệt độ của nước trong một thời gian dài. Bộ phận thứ ba của chiếc phích nước là chiếc lắp phích, bộ phận này cũng vô cùng quan trọng bởi nó là bộ phận dùng để che kín miệng phích, cách li được nước nóng trong phích tiếp xúc với không khí bên ngoài. Chiếc lắp phích thường được làm bằng nhựa, gồm hai lớp. Lớp ở trong có những đường xoáy để tạo độ khít với phích nước, lớp bên ngoài có hình dạng như một chiếc cốc nhỏ, đậy ở trên cùng.

Phích nước thường có dạng hình trụ dài, kích thước ở thân đều nhau, miệng tương đối nhỏ. Với kích thước này chỉ thích hợp dùng siêu đổ nước trực tiếp hoặc dùng những chiếc ca có miệng để rót nước vào phích. Màu sắc, hình dạng, kích thước của những chiếc phích cũng khá đa dạng. Ngày nay, người ta sản xuất phích nước với rất nhiều mẫu mã, màu sắc khác nhau, đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như sở thích của mỗi người, mỗi gia đình. Nếu như hình dáng bên ngoài của chiếc phích có hình trụ dài thì ruột phích lại có hình trứng, thon tròn ở dưới đáy, thuôn dài ở phần thân.

Về kích thước của những chiếc phích phụ thuộc hoàn toàn vào dung lượng nước mà nó có thể chứa. Thể tích thông thường nhất của những chiếc phích là khoảng 300 ml, nhưng cũng có những loại phích có kích thước lớn hơn 500 ml để phục vụ cho những gia đình đông người, cho những gia đình có nhu cầu sử dụng nước nóng nhiều. Phích nước có công dụng có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người, song giá thành của nó cũng rất rẻ, giá dao động từ một trăm nghìn đồng đến hai trăm năm mươi nghìn đồng, tùy thuộc vào thể tích, mẫu mã, nhãn hiệu… nhờ những chiếc phích nước mà con người luôn có nước nóng để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt như: pha trà, pha mì tôm, hòa cà phê….

Những chiếc phích mang lại nhiều tiện ích cho con người, trong đó quan trọng nhất là tiết kiệm được thời gian, công sức. Con người có thể sử dụng nước nóng bất kì lúc nào, nhiệt độ trong phích luôn được đảm bảo, nhu cầu sử dụng cũng được đáp ứng tốt hơn. Như vậy, phích nước là một vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt của mỗi người, mỗi gia đình.

Đinh Phạm Công Tiệp
Xem chi tiết
Bùi Mai Quỳnh Anh
26 tháng 2 2021 lúc 15:46

 Gia đình thời Covid: 

- 2 chị em học online

- Bố đi làm, mẹ họp online

- Đi đâu cũng đeo khẩu trang

- Nước sát trùng nay đã sắp hết

.....

* Tóm lại: Cuộc sống " online " đã quay trở lại. Người người mất việc, nhà nhà hết tiền.

K cho mình nhé! Cảm ơn bạn

Khách vãng lai đã xóa
vts_dinhhungson
26 tháng 2 2021 lúc 15:47

tìm hiểu về nhân vật kiều phương trong bài bức tranh của em gái tôi

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Mai Quỳnh Anh
26 tháng 2 2021 lúc 16:01

@vts_dinhhungson

   Nhân vật người em

- Tên thân mật: Mèo

- Ngoại hình: mặt luôn bị bẩn, lọ lem

- Cử chỉ, hành động: lục lọi đồ vật

- Tài năng: Vẽ rất đẹp

- Thái độ: Hồn nhiên, yêu thương anh

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thùy Dung
Xem chi tiết
Hoàng Anh Thư
10 tháng 12 2016 lúc 19:15

Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.

Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em

Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái. Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.

Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.

Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân củachiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.

BN THAM KHẢO NHÉ

 

Ngọc Nguyễn Minh
10 tháng 12 2016 lúc 19:27

Có thể làm theo các ý sau:

-Đèn bàn là chiếc đèn để trên bàn làm việc ban đêm. Đèn bàn có câu tạo rất đơn giản. Dưới cùng là đế đèn có gắn công tắc để bật hoặc tắt theo ý người sử dụng.Công tắc có tác dụng như vậy là nhờ được nối với dây dẫn điện. Dây dẫn điện không chỉ nối với công tắc mà còn nối với nguồn điện và đèn. Bóng đèn bàn có công suất 25 đến 27 oát. Để tập trung nguồn sáng, trên bóng đèn có chao đèn làm bằng đồng, sắt hay hợp kim
 Được làm băng các phần nhựa,sắt , thủy tinh ,kim lại tổng hợp nhưng có lẽ nhựa là chính .
 Dáng thanh mảnh ,có đế chắc chắn và có thêm cái ngoàm kẹp bên lề bàn học .dài khoảng 40 cm ,cần gật lên gật xuống dễ dàng ,đầu kia là bóng đèn và cái nắp chụp, có thể gật ra gật vào dễ dàngg .Chân đèn có cái núm dễ dàng bật tắt mỗi khi sử dụng !Khoảng 2 met dây và có ổ cám điện 220 v . vĐèn còn là người bạn thân của chúng ta trong những ngày học tập vất vả
 Tiên lợi sử dụng và di chuyển bất kể nơi đâu nếu cần
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Chanh
27 tháng 12 2020 lúc 22:18

Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.

 

Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.

 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà.

 

Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nản với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em

 

Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi.

 

Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.

 

Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời.

 

Tuy nhiên, hãng sản xuất bàn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy loại bàn này rất dễ hỏng.

 

Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.

 

Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.

 

Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được trèo lên bàn ghế, không vẽ bậy lên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong.

 

Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.