Những câu hỏi liên quan
Nya arigatou~
Xem chi tiết
huuuy
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Kiệt
26 tháng 12 2023 lúc 20:14

chịu , đang đinh hỏi luôn :D

 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 7 2018 lúc 6:42

- Thuận lợi:

+ Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải.

+ Nằm trong vành đai sinh khoáng nên có nhiều loại khoáng sản; vùng thềm lục địa giàu dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.

+ Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn.

- Khó khăn: chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như: động đất, sóng thần, bão, lũ lụt..

Bình luận (0)
Đào Gia Khanh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Uyên
29 tháng 1 2021 lúc 20:35

Khó khăn:

* Về tự nhiên:

- Khí hậu:

+ Quanh năm bị thống trị bởi khối khí nhiệt đới khô nên khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.

+ Vùng nội địa bán đảo A-rập hình thành các hoang mạc lớn khô hạn, đất đai khô cằn, sông ngòi kém phát triển ⟹ khó khăn cho hoạt động phát triển kinh tế của vùng.

- Sông ngòi: kém phát triển.

- Địa hình: nhiều núi và cao nguyên.

- Dân cư –xã hội:

+ Khu vực dễ xảy ra tranh chấp xung đột về nguồn tài nguyên dầu mỏ, là miếng mối béo bở mà các nước tư bản luôn dòm ngó, xâu xé ⟹ chính trị bất ổn.

+ Mâu thuẫn nội bộ gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong khu vực.

+ Xung đột sắc tộc, tôn giáo, xuất hiện các nhóm Hồi giáo cực đoan gây khủng bố, bắt cóc...

tick cho mk vs nha~~

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 1 2017 lúc 15:04

* Thuận lợi:

   - Khí hậu nóng ẩm, tài nguyên đất phong phú và màu mỡ (nhất là đất đỏ badan và đất phù sa), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. (0,5 điểm)

   - Đông Nam Á có lợi thế về biển. Trong khu vực (trừ Lào), các quốc gia khác đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải. (0,5 điểm)

   - Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho phát triển kinh tế. (0,5 điểm)

   * Khó khăn:

   - Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, động đất, thậm chí còn chịu cả thảm họa sóng thần… (0,5 điểm)

   - Diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng; nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt… (0,5 điểm)

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 7 2018 lúc 12:24

- Địa hình: nhiều núi và cao nguyên.

- Khí hậu: khô hạn và nóng.

- Sông ngòi: kém phát triển.

- Cảnh quan: thảo nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

- Là nơi xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.

- Sự không ổn định về chính trị.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
7 tháng 11 2023 lúc 0:50

- Nêu đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.

- Phạm vi lãnh thổ: Khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, có diện tích khoảng 4,5 triệu km, bao gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Vị trí địa lí:

 

+ Nằm ở phía đông nam của châu Á, trong khoảng vĩ độ từ 28°B đến 10°N và trong khoảng kinh độ từ 92°Đ đến 152°Đ.

+ Vị trí tiếp giáp: phía bắc giáp khu vực Đông Á; phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan; phía đông giáp Thái Bình Dương; phía nam giáp Ôxtrâylia và Ấn Độ Dương.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

- Thuận lợi:

+ Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ôxtrâylia, nơi giao thoa giữa các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng tạo nên một khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.

+ Khu vực Đông Nam Á có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hóa từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.

+ Là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn khiến khu vực Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng và đặc sắc.

- Khó khăn:

+ Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai, như: bão, động đất, núi lửa, sóng thần,...

+ Vị trí địa - chính trị quan trọng của Đông Nam Á đã ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.

Bình luận (0)
Thuy van
Xem chi tiết
Trịnh Long
28 tháng 1 2023 lúc 17:06

tk

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.

 

=> Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

- Sông ngòi:

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.

=> Điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

- Khí hậu:

+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.

=> Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

- Biển:

+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).

=> Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Hệ sinh vật phong phú, với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú, số lượng lớn.

=> Thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

* Khó khăn:

- Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…

- Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
1 tháng 4 2017 lúc 9:34

- Thuận lợi :
+ Khí hậu nóng ẩm, tài nguyên đất phong phú và màu mỡ (nhất là đất đỏ badan và đất phù sa), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
+ Đông Nam Á có lợi thế về biển. Trong khu vực (trừ Lào), các quốc gia khác đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải.
+ Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.
- Khó khăn :
+ Thiên tai thường xuyên xảy ra : bão, lũ lụt, động đất, thậm chí còn chịu cả thảm họa sóng thần…
+ Diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng; nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt…

Bình luận (0)
nguyen phuong
10 tháng 5 2017 lúc 22:34

khí hậu lục địa đông nam á

Bình luận (0)
Nguyễn Trung Anh
24 tháng 4 2018 lúc 20:05
dong-ruong
Nhiệt độ ngày càng tăng sẽ làm gia tăng khả năng "stress nhiệt" qua từng năm.

Theo dự đoán của các nhà khoa học trong thời gian gần đây, sự nóng lên toàn cầu sẽ tác động đáng kể đến hiệu quả lao động và năng suất ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, trước năm 2045.

Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ người lao động mà nó còn có những ảnh hưởng cực xấu đến nền kinh tế. Singapore và Malaysia sẽ là 2 quốc gia gánh chịu thiệt hại tồi tệ nhất, với khả năng giảm năng suất lên đến 25%. Con số này được ước tính khác nhau ở mỗi quốc gia, chẳng hạn Indonesia được dự báo giảm 21% năng suất, Campuchia cùng Philippines là 16%, Thái Lan và Việt Nam ở mức 12%.

Tác động đến Nông nghiệp và Nguồn tài nguyên thiên nhiên

Năm 2009, Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) phát hành một bản báo cáo dự đoán rằng nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên trong khu vực Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Theo IFAD, thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt, hạn hán và bão, có thể ảnh hưởng đến hệ thống thủy lợi, năng suất phát triển cây trồng, suy thoái đất, mất hệ sinh thái và tài nguyên nước. Điều này sẽ có tác động xấu đến các nền kinh tế dựa vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Những tác động của khí hậu cũng sẽ đe dọa nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương, vốn gắn liền với sản xuất nông nghiệp.

Cũng trong năm đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã đưa ra báo cáo kinh tế về tình trạng biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á. Theo ADB, khu vực Đông Nam Á đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, do dân cư tập trung đông đúc ở bờ biển, các khu nông nghiệp lớn và một số lượng không nhỏ người dân phải sống với mức chi dưới 2 USD/ngày. Tại các quốc gia Đông Nam Á, nông nghiệp chiếm 43% tổng số việc làm trong năm 2004, đóng góp 11% vào GDP trong năm 2006. Khu vực này cũng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và lâm nghiệp. Chính vì lẽ đó, việc xuất khẩu các sản phẩm từ đây có khả năng bị ảnh hưởng xấu bởi các sự kiện thời tiết khắc nghiệt.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra dự đoán sản lượng gạo bình quân có khả năng suy giảm lên đến 50% vào năm 2100 so với 1990. Các nước như Việt Nam và Thái Lan dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự suy giảm này. Ngoài ra, mực nước biển dâng cũng có thể khiến suy giảm 12% lượng lúa gạo sản xuất.

Tác động đến cộng đồng ven biển

Năm 2013, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một thông cáo báo chí, cảnh báo khí hậu ấm hơn có thể đe dọa sinh kế tại khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, sự suy thoái của các rạn san hô phần nào đó sẽ làm giảm lượng khách du lịch, giảm trữ lượng cá đồng thời khiến người dân sống tại vùng ven biển dễ bị tổn thương hơn trước những cơn bão.

Ngay sau đó vào năm 2014, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), cũng đưa ra cảnh báo rằng những người sống ở các vùng ven biển của châu Á có thể phải đối mặt với một số các tác động xấu nhất của sự nóng lên toàn cầu. Dự kiến hàng triệu người có thể sẽ bị mất nhà cửa do lũ lụt và nạn đói.

Những biện pháp

Nếu Đông Nam Á không tham gia vào các hoạt động phát triển bền vững và quản lý rủi ro thiên tai, khả năng tăng trưởng khu vực và xóa đói giảm nghèo sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi nhiều quốc gia Đông Nam Á đã có những phương án rõ ràng để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu, còn rất nhiều việc phải làm để bảo vệ đời sống và nền kinh tế.

Theo các chuyên gia, khu vực này cần phải sử dụng một số biện pháp thích ứng, như khuyến khích giảm lượng khí thải carbon, nâng cao nhận thức cộng đồng, tài trợ thêm cho các nghiên cứu biến đổi khí hậu, tăng cường và hoạch định chính sách. Trong dài hạn, điều này có thể giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, cũng như giúp bảo vệ các nền kinh tế khu vực và sinh kế.

Bình luận (0)