Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
14 tháng 9 2018 lúc 13:50

Đáp án đúng : A

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
12 tháng 7 2017 lúc 15:03

Đáp án A

Các phát biểu đúng về hệ tuần hoàn của động vật là: I,II,IV

III sai, ở côn trùng oxi được trao đổi với mỗi tế bào bằng hệ thống ống khí.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
14 tháng 9 2017 lúc 12:15

Đáp án

- Hệ thống tuần hoàn mở: Có ở đa số Thân mềm (Trừ mực ống và bạch tuộc có hệ tuần hoàn kín, và Chân khớp) là hệ tuần hoàn không có mao mạch. Gọi là “mở” vì máu có thể thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn.

- Hệ thống tuần hoàn kín là hệ thống tuần hoàn có ở đó máu lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch máu. Trong hệ tuần hoàn này, máu được lưu thông dưới áp lực cao, và do đó, tốc độ chảy của máu sẽ nhanh hơn.

- Ưu việt của tuần hoàn kín: Máu vận chuyển trong mạch máu kín, vận tốc lưu chuyển máu nhanh, máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh hơn, đảm bảo giá trị dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 0:19

Tham khảo:

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

-Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào.

-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

-Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan chậm.

-Có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai...) và chân khớp (côn trùng, tôm...).

-Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ : hêmôxianin).

-Máu tiếp xúc gián tiếp với các tế bào.

-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

-Điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.

-Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

-Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ : hêmôglôbin).

Minh Lệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
15 tháng 7 2023 lúc 14:30

Đặc điểm

Hệ tuần hoàn hở

(ở cá)

Hệ tuần hoàn kín

(ở Thú)

Số vòng tuần hoàn

 $1$ vòng tuần hoàn.

 $2$ vòng tuần hoàn (vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống).

Đường đi

của máu

Máu nghèo $O_2$ ở tâm nhĩ của tim $→$ Tâm thất của tim $→$ Động mạch mang $→$ Mao mạch mang (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu $O_2$) $→$ Động mạch lưng $→$ Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo $O_2$) $→$ Tĩnh mạch chủ $→$ Tâm nhĩ của tim.

- Vòng tuần hoàn phổi: Máu nghèo $O_2$ từ tâm nhĩ phải của tim $→$ Tâm thất phải của tim $→$ Động mạch phổi $→$ Mao mạch phổi (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu $O_2$) $→$ Tĩnh mạch phổi $→$ Tâm nhĩ trái của tim.

- Vòng tuần hoàn hệ thống: Máu giàu $O_2$ từ tâm nhĩ trái của tim $→$ Tâm thất trái của tim $→$ Động mạch chủ $→$ Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo $O_2$) $→$ Tĩnh mạch chủ $→$ Tâm nhĩ phải của tim.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
3 tháng 2 2019 lúc 14:14

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá: Tim bơm máu vào động mạch, máu theo động mạch đến hệ thống mao mạch mang tại đây diễn ra quá trình trao đổi khí, máu trở thành máu đỏ tươi (giàu oxi), tiếp theo vào động mạch lưng và vào hệ thống mao mạch tại đây diễn ra trao đổi khí, máu trở thành máu đõ thẩm (nghèo oxi) theo tĩnh mạch trở về tim.

Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có một vòng tuần hoàn.

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú:

    + Vòng tuần hoàn lớn: máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ đến các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi khí và chất, sau đó máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.

    + Vòng tuần hoàn nhỏ: máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giáu O2 quay trở lại tim.

Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn (lớn và nhỏ).

 

- Ưu điểm của hệ tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn: máu sau khi trao đổi khí ở mao mạch phổi, máu quay về tim và được tim bơm đến các cơ quan dưới áp lực cao, máu chảy nhanh, đi xa, tạo ra áp lực thuận lợi cho quá trình trao đổi chất ở mao mạch.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
27 tháng 10 2019 lúc 14:24

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở (hình 18.1) và hệ tuần hoàn kín (hình 18.2):

    + Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở: Tim → Động mạch → Khoang cơ thể → Tĩnh mạch → Tim

    + Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín: Tim → Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch →Tim.

- Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: máu chảy trong mao mạch với áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. Máu đi được xa, điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và chất cao.

Minh Lệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
15 tháng 7 2023 lúc 13:34

Đặc điểm

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Thành phần

cấu tạo

Tim, hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu lẫn dịch mô).

Tim, hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu).

Đường di chuyển của máu

Tim \(\rightarrow\) Động mạch \(\rightarrow\) Khoang cơ thể \(\rightarrow\) Tĩnh mạch \(\rightarrow\) Tim.

Tim \(\rightarrow\) Động mạch \(\rightarrow\) Mao mạch \(\rightarrow\) Tĩnh mạch \(\rightarrow\) Tim.

Áp lực máu trong mạch

Thấp

Cao hơn

Vận tốc máu chảy trong mạch

Chậm

Nhanh hơn

Minh Lệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
2 tháng 8 2023 lúc 19:34

Tham khảo!

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở: Tim bơm máu vào động mạch, máu từ động mạch chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Sau khi thực hiện trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, máu trở về tim theo các ống góp.

$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn hở: Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn không có mao mạch, máu có đoạn đi ra khỏi hệ mạch tiếp xúc và trao đổi trực tiếp các chất với tế bào.

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kín: Tim bơm máu vào động mạch. Máu chảy liên tục trong mạch kín từ động mạch qua mao mạch để thực hiện trao đổi chất với tế bào cơ thể, rồi theo tĩnh mạch trở về tim.

$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn kín: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn mà máu lưu thông liên tục trong mạch kín, trao đổi các chất với tế bào qua thành mao mạch một cách gián tiếp thông qua dịch mô.