cho tam giác ABC có góc A=50 độ. chứng minh rằng: ABxACxBC=AB+AC
cho hai tam giác ABC , DEF có góc A=50 độ , góc E=70 độ , góc F=60 độ , AB=DE , AC=DE . Chứng minh : tam giác ABC=tam giác DEF
\(\widehat{D}=180^0-\widehat{E}-\widehat{F}=50^0=\widehat{A}\\ \left\{{}\begin{matrix}AB=DE\\\widehat{A}=\widehat{D}\\AC=DE\end{matrix}\right.\Rightarrow\Delta ABC=\Delta DEF\left(c.g.c\right)\)
Cho tam giác ABC có A = 80 độ , B = 50 độ . a, chứng minh tam giác ABC cân . b, kẻ BD vuông góc AC ( D thuộc AC ) , CE vuông góc AB ( E thuộc AB ) . Chứng minh tam giác ABD = tam giác ACE . c, tam giác AED là tam giác gì?
Cho 2 tam giác ABC, tam giác DEF có góc A = 50 độ , góc E = 70 độ , góc F= 60 độ ,AB=DE,AC=DF. Chứng minh tam giác ABC=tam giác DEF
Xét t/giác DEF có \(\widehat{D}+\widehat{E}+\widehat{F}=180^0\) (tổng 3 góc của 1 t/giác)
=> \(\widehat{D}=180^0-\widehat{E}-\widehat{F}=180^0-70^0-60^0=50^0\)
Xét t/giác ABC và t/giác DEF
có: AB = DE (gt)
AC = DF (gt)
\(\widehat{A}=\widehat{D}=50^0\)
=> t/giác ABC = t/giác DEF (c.g.c)
Cho 2 tam giác ABC, tam giác DEF có góc A = 50 độ , góc E = 70 độ , góc F= 60 độ ,AB=DE,AC=DF. Chứng minh tam giác ABC=tam giác DEF
Cho tam giác ABC, có AB = AC ( góc A < 90 độ ). Vẽ BH vuông góc với AC tại H, CK vuông góc với AB tại K ( H thuộc AC, K thuộc AB ). a) chứng minh AH = AK. b) Gọi I là giao điểm của BH và CK. Chứng minh rằng tam giác IBK = tam giác ICH. c) chứng minh AI là phân giác của góc A. d) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh ba điểm A,I,M thẳng hàng.
Cho tam giác ABC, có AB = AC ( góc A < 90 độ ). Vẽ BH vuông góc với AC tại H, CK vuông góc với AB tại K ( H thuộc AC, K thuộc AB ). a) chứng minh AH = AK. b) Gọi I là giao điểm của BH và CK. Chứng minh rằng tam giác IBK = tam giác ICH. c) chứng minh AI là phân giác của góc A. d) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh ba điểm A,I,M thẳng hàng.
a: Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAKC vuông tại K có
AB=AC
\(\widehat{BAH}\) chung
Do đó: ΔAHB=ΔAKC
=>AH=AK
b: Ta có: ΔAHB=ΔAKC
=>\(\widehat{ABH}=\widehat{ACK}\)
=>\(\widehat{KBI}=\widehat{HCI}\)
Ta có: AK+KB=AB
AH+HC=AC
mà AK=AH và AB=AC
nên KB=HC
Xét ΔIKB vuông tại K và ΔIHC vuông tại H có
KB=HC
\(\widehat{KBI}=\widehat{HCI}\)
Do đó: ΔIKB=ΔIHC
c: ta có: ΔIKB=ΔIHC
=>IB=IC
Xét ΔABI và ΔACI có
AB=AC
BI=CI
AI chung
Do đó: ΔABI=ΔACI
=>\(\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\)
=>AI là phân giác của góc BAC
d: Ta có: AB=AC
=>A nằm trên đường trung trực của BC(1)
ta có: IB=IC
=>I nằm trên đường trung trực của BC(2)
ta có: MB=MC
=>M nằm trên đường trung trực của BC(3)
Từ (1),(2),(3) suy ra A,I,M thẳng hàng
1.Cho ∆abc vuông tại a, o là trung điểm của bc. Trên tia đối của tia oa lấy điểm d sao cho od = oa.
a/ Chứng minh rằng: ∆AOC = ∆DOB.
b/ Chứng minh ∆BDC vuông.
2. Cho tam giác ABC có AB < AC và góc A = 50 độ. Tia phân giác của góc A cắt cạnh BC tại E. Trên cạnh AC lấy I sao cho AI = AB. Qua C kẻ đường thẳng song song với AE cắt tia BA tại D.
a/ Chứng minh rằng: EB = EI
b/ Chứng minh rằng: BI vuông góc CD
c/ Tính số đo của góc ABI.
- Mn nhớ đừng có dùng tam giác cân hay trường hợp bằng nhau thứ 3 của tam giác góc.cạnh.góc nha! Với lại vẽ hình cho mik nun nha! Yêu mn! 😙😙😙😉
Bài 1:
a: Xét ΔAOC và ΔDOB có
OA=OD
\(\widehat{AOC}=\widehat{DOB}\)
OC=OB
Do đó: ΔAOC=ΔDOB
Cho tam giác ABC có góc A bằng 120 độ . Trên tia phân giác của góc A , lấy điểm E sao cho AE=AB+AC . Chứng minh rằng tam giác ABC = DBE
đầu bài lúc vẽ hình đâu có điểm D đâu, sao tự nhiên lúc hỏi lòi đâu zậy ạ? Bạn xem xem có sai đầu bài ko?
1. Cho tam giác MNP có góc M = 40 độ, góc N = 100 độ. Chứng minh tam giác MNP là tam giác cân.
2. Cho tam giác ABC có góc A = 80 độ, góc B = 50 độ. Đường thẳng song song với BC cắt tia đối của tia AB tại D và cắt tia đối của tia AC tại E. Chứng minh rằng tam giác ADE là tam giác cân
Bài 1:
Tam giác MNP có: \(\widehat{M}=40^o;\widehat{N}=100^o\)
Tổng số đo 3 góc của 1 tam giác là 180o, ta được:
\(\widehat{M}+\widehat{N}+\widehat{P}=180^o\\ \Leftrightarrow40^o+100^o+\widehat{P}=180^o\\ \Leftrightarrow140^o+\widehat{P}=180^o\\ \Leftrightarrow\widehat{P}=180^o-140^o=40^o\)
Vì: \(\widehat{M}=\widehat{P}=40^o\) => Tam giác MNP là tam giác cân tại N (ĐPCM)