Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phước Hoàng
Xem chi tiết
Lan Kim
Xem chi tiết
LUFFY WANO
Xem chi tiết
Đức Kiên
12 tháng 3 2023 lúc 20:49

tham khảo ở đây nha bạn 
 https://loigiaihay.com/tra-loi-cau-hoi-muc-trang-72-sgk-lich-su-6-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-a88776.html#ixzz7vkePmVnD

Luong Nguyen
12 tháng 3 2023 lúc 20:52
 Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: + Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Hán khiến đời sống của người Việt cực khổ => mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với nhà Hán ngày càng sâu sắc. + Tương truyền, chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại. đay nha bn 
Đoàn Thế Vinh
Xem chi tiết
ɣ/ղ✿ʑคภg✿♄ồ‿
16 tháng 3 2021 lúc 21:31

Cuộc nổi dậy của Trưng Trắc, theo Hán thư cùng Việt sử ghi lại, chỉ gói gọn trong lý do vì Thái thú khi ấy là Tô Định dùng biện pháp khắc chế, nên Trưng Trắc cùng phẫn mà nổi dậy. Hán thư không đưa ra lý do Thi Sách bị giết, trong khi Việt sử thì chỉ có Đại Việt sử ký toàn thư ghi lý do này, Đại Việt sử lược trước đó thì không.

Theo một số học giả như Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng..., do chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của nhà Đông Hán đối với người Việt tại Giao Chỉ đương thời, các Lạc tướng người Việt liên kết với nhau để chống lại nhà Hán. Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách.

Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Giang nay là xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Tô Định phải chạy về Nam Hải (Trung Quốc).

Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai Bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, hay còn gọi là Trưng Vương.

Khách vãng lai đã xóa
Dương Đức Hà
16 tháng 3 2021 lúc 21:30

Hai Bà Trưng (chữ Nôm: 𠄩婆徵; 13 tháng 9 năm 14 - 5 tháng 3 năm 43) là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc (徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt.[5] Trong sử sách, hai Bà được biết đến như là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai Bà xen giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương (徵女王).

Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, theo chính sử Trung Quốc thì hai bà đã bị chặt đầu đem về Lạc Dương. Còn theo người Việt tục truyền thì vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tự sát.

Ngoài chính sử, cuộc đời và sự nghiệp của Hai Bà Trưng được phản ánh trong rất nhiều ngọc phả và thần phả. Vì sự thiếu thống nhất giữa các nguồn tài liệu, nhiều sử gia đã dùng nguồn thần phả, ngọc phả bổ sung cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Khôi Nguyên
16 tháng 3 2021 lúc 21:41

mình ko biết

Khách vãng lai đã xóa
Phan Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
22 tháng 8 2023 lúc 9:52

- Bối cảnh: nhà Đông Hán đặt ách thống trị nặng nề lên vùng Giao Chỉ, khiến đời sống của các tầng lớp nhân dân cực khổ, lầm than. Mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ ngày càng sâu sắc

- Diễn biến chính:

+ Năm 40, Trưng Trắc, Trưng Nhị dấy binh khởi nghĩa ở Mê Linh. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định bỏ trốn. Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.

+ Năm 42, nhà Hán cử Mã Viện đưa quân sang đàn áp. Sau một thời gian kháng cự Hai Bà Trưng lui quân về Hát Môn.

+ Năm 43, Hai Bà Trưng hi sinh tại Hát Môn, cuộc khởi nghĩa tan rã.

- Ý nghĩa:

+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc đấu tranh vũ trang lớn đầu tiên, mở đầu quá trình đấu tranh giành lại độc lập, tự chủ lâu dài của người Việt trong thời kì Bắc thuộc.

+ Cuộc khởi nghĩa cũng thể hiện sức mạnh và ý chí quật cường của phụ nữ Việt Nam.

Nguyễn Thành Đồng
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
20 tháng 2 2016 lúc 14:44

*Nguyên nhân thắng lợi :
-Tinh thần yêu nước và đoàn kết của quân dân.
-Được nhân dân ủng hộ và tài chỉ huy của Hai Bà -
* Ý nghĩa:
- Độc lập dân tộc được khôi phục.
-Thể hiện tinh thần yêu nước , ý chí quật cường của dân tộc , của phụ nữ Việt Nam .

nguyen hoang anh
20 tháng 2 2016 lúc 22:32

-Đem lại độc lập cho đất nước
-Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta

Về ý nghĩa xã hội, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thể hiện vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử vẻ vang của dân tộc. 
lời thề Trưng Trắc vẫn còn lưu truyền đến ngày nay: 
“Một xin rửa sạch nước thù



Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng



Ba kẻo oan ức lòng chồng



Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này

“ Trích: “Thiên Nam ngữ lục”.

Cuộc khởi nghĩa mùa xuân năm 40 do Hai Bà Trưng lãnh đạo quả là bằng chứng hùng hồn của tinh thần yêu nước, yêu tự do cũng như khí phách “tấn công cả trời” của tổ tiên ta thời đó, đồng thời nó lại còn định ra một loại hình chiến tranh trước đấy chưa hề có và sau đấy dân tộc ta thường phải sử dựng: chiến tranh giải phóng dân tộc. 

Khi ấy cả nước đang ở dưới ách thống trị của giặc Hán. Từng huyện đều có quân thù, mà là quân thù đang trong thế cường thịnh. Nổi dậy chống lại cả một lực lượng ngoại tộc đô hộ có dư hai trăm năm kinh nghiệm cai trị là một việc làm thật sự phi thường. Lại không chỉ dám nổi dậy mà còn đánh thắng, quét sạch chúng ra ngoài bờ cõi thì quả là vĩ đại. 

Làm được như vậy tất phải là phong trào của quần chúng, của toàn dân. Nhân dân Âu Lạc ngày ấy đã ý thức được quyền làm chủ, thiết tha với tự do và độc lập, đã vươn mình đứng lên đấu tranh với một ý chí kiên cường, dám hy sinh xả thân. Có thế mới đủ sức quật ngã kẻ thù hung bạo. 

Mặt khác, cũng dễ nhận ra ngay là tập hợp và tổ chức được nhân dân lại thành một lực lượng để mà chiến đấu và chiến thắng kẻ thù thì đó chính là tài năng và công lao của những người lãnh đạo phong trào, đứng đầu là Hai Bà Trưng. Suốt hai nghìn năm trở lại đây là những người phụ nữ mà lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa thành công thì không chỉ ở nước ta mà ngay cả trên thế giới cũng không có ai. Tiếc rằng rất thiếu tài liệu nên chưa thể tìm hiểu về thiên tài quân sự của Hai Bà. Chỉ có thể khẳng định một sự thực là chính Hai Bà Trưng đã định ra một phương thức tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc chưa từng có trong lịch sử: cùng nổi dậy ở mọi nơi. Bên cạnh những mũi tiến công của nghĩa quân chủ lực, Hai Bà đã vận động nhân dân và lạc tướng ở các địa phương đồng loạt khởi nghĩa. Cùng trong một thời gian, tất cả nổi dậy tiến công những cứ điểm của quân thù. Như thế, kẻ địch ở chỗ nào cũng bị đánh và quân khởi nghĩa không chỉ còn là vài ba vạn người mà là toàn dân: mọi người dân Âu Lạc đều trở thành nghĩa sĩ. 

Định ra được loại hình chiến tranh ấy và đích thân tổ chức nên chiến thắng, đó chính là nghệ thuật quân sự tuyệt diệu, đầy sáng tạo của Hai Bà. 
 

*
**


Nếu nhìn rộng ra xung quanh thì ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa này còn có một tầm vóc khác. Thời đó không phải người Hán chỉ đô hộ có một nước Âu Lạc. Về phía bắc, họ chiếm Triều Tiên, cũng chia ra thành quận huyện. Phía tây họ thần phục các bộ tộc ở Tây Vực (Tân Cương, Tây Tạng...). Phía tây - nam họ thôn tính các nước Dã Lang (Quý Châu), Điền (Vân Nam), Cùng Đô (Tứ Xuyên) v.v... Phía đông - nam họ hoàn thành công cuộc chinh phạt các tộc Mân Việt, U Việt, Đông Việt, Nam Việt... (vùng các tỉnh Triết Giang, Phúc Kiến, Lưỡng Quảng).

Nhưng rõ ràng là chỉ có người Lạc Việt và Âu Việt tức nhân dân ta ngày ấy, nhân dân Âu Lạc, đã dám đứng lên đánh lại chính quyền đô hộ nhà Hán và đánh thắng. 

Nếu lại đặt ở bình diện nhân loại thì vào thời kỳ đầu Công nguyên, trên thế giới chỉ mới xảy ra ba cuộc khởi nghĩa của nhân dân bản địa chống chính quyền ngoại tộc đô hộ. Đó là cuộc khởi nghĩa của nhân dân xứ Gôlơ (nước Pháp thời cổ) do Vécxanhgiêtôric lãnh đạo nổ ra năm 52 tr.c.n chống chính quyền đô hộ La Mã của Xêda, cuộc khởi nghĩa của dân Do Thái ở Giêrudalem năm 66 s.c.n chống chính quyền đô hộ La Mã của Tituýt và cuộc khởi nghĩa của dân Cáctagiơ (Bắc phi Châu) do Goócđiên lãnh đạo năm 68 s.c.n cũng chống chính quyền Tituýt. Nhưng cả ba phong trào đấu tranh giải phóng đó đều thất bại! 

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đúng là niềm tự hào chính đáng của dân tộc Việt Nam ta.                        tick nhe 24 gio

Lương Đức Hưng
15 tháng 1 2017 lúc 20:53

- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết và anh dũng, bất khuất của dân tộc ta.

+ Được nhân dân hưởng ứng, ủng hộ và tài chỉ huy đánh giặc của Hai Bà Trưng.

- Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

+ Giành lại độc lập cho đất nước.

+ Thể hiện tinh thần đoàn kết, anh dũng của nhân dân ta.

+ Báo hiệu phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta.

Lê Như
Xem chi tiết
Chó Doppy
29 tháng 3 2016 lúc 20:01

Thể hiện ý chí quận cường , yêu nước của nhân dân ta

Nguyễn Quang Huy
29 tháng 3 2016 lúc 20:01

Điều này được các sử gia đánh giá là một sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc Việt, một sự tái nhận thức quan trọng về quyền sống theo cách riêng của người Việt. Cuộc khởi nghĩa phản ánh ý thức dân tộc đã khá rõ rệt của Lạc tướng và Lạc dân trong các bộ lạc hợp thành nước Âu Lạc cũ. Ý thức về độc lập chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt trên con đường hình thành qua hơn 200 năm mất nước - khoảng thời gian mà các triều đại phong kiến phương Bắc ráo riết thực hiện đồng hóa nhằm biến Âu Lạc vĩnh viễn là quận huyện của Trung Quốc – vẫn tồn tại và phát triển trong lòng người Việt.

Quyền Trần Hồng
29 tháng 3 2016 lúc 20:20

Ý NGHĨA CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG 
-Đem lại độc lập cho đất nước 
-Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta 
Về ý nghĩa xã hội, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thể hiện vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử vẻ vang của dân tộc. 
lời thề Trưng Trắc vẫn còn lưu truyền đến ngày nay: 
“Một xin rửa sạch nước thù 
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng 
Ba kẻo oan ức lòng chồng 
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này 

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
2 tháng 5 2017 lúc 4:00

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ra đời trong hoàn cảnh:

-Hai Bà Trưng sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, nên hai chị em sớm có lòng căm thù giặc.

-Lúc bấy giờ, Trưng Trắc và chồng là Thi Sách liên kết các thủ lĩnh để chuẩn bị nổi dậy. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định giết hại.

-Do đó, Hai Bà Trưng quyết tâm đứng lên khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

-Mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.

-Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, tấn công Luy Lâu.

-Bị đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí, lo chạy thoát thân.

-Tô Định sợ hãi đã cắt tóc, cạo râu giả dân thường trốn về Trung Quốc.

Kết quả:

-Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi.