Những câu hỏi liên quan
Hoàng Nhi
Xem chi tiết
Hoàng Nhi
26 tháng 11 2017 lúc 19:23

Lưu ý có sử dụng câu so sánh.≧◉◡◉≦

hahs
26 tháng 11 2017 lúc 19:24

Kim Lân là một nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Các tác phẩm của ông thường viết về cảnh ngộ của người nông dân và cuộc sống sinh hoạt của làng quê. "Làng" là 1 tác phẩm tiêu biểu của ông viết về đề tài đó. Truyện được sáng tác năm 1948 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong truyện ngắn "Làng", nhà văn Kim Lân đã thể hiện 1 cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. "Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được". "Ông snh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin". Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi.
 
Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân lang Việt gian.

Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại "lủi ra một góc nhà nín thít".

Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: "Biết đi đâu bây giờ". Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ hay là quay về làng nhưng lại hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ. Thế rồi ông đã dứt khoát theo cách của ông: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ 1 tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, 1 tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng.
       
Khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai sung sướng vô cùng. Cái nét mặt buồn thiu hàng ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Ông còn thay đổi thái độ với các con: mua bánh rán về chia cho các con. Sau đó ông chạy đi báo cho mọi người biết cái tin Tây nó đốt nhà mình rồi. Nhà bị giặc đốt mà ông không buồn không tiếc, lại lấy đó là niềm tự hào bởi đây là bằng chứng duy nhất chứng minh lòng trung thành của gia đình ông, của làng ông với kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn chặt với lòng yêu nước. Ông biết đặt tình yêu nước lên trên tình cảm cá nhân của mình. Phải chăng đó là nét đẹp tỏng con người ông Hai nói riêng và những người nông dân Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
       
Nhân vật ông Hai được khắc họa nhờ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Diến biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính được miêu tả 1 cách cụ thể, gợi cảm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai mang đậm tính khởi ngữ, là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động.
       
Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Hoàng Nhi
26 tháng 11 2017 lúc 19:26

Lưu ý chỉ 7 câu thoi pn na ;))

Hiệp Phan
Xem chi tiết
Ngô Lập Hưng
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
14 tháng 11 2021 lúc 19:41

Tham khảo!

 

Nhân vật Giôn-xi yếu đuối, tuyệt vọng:

   + Đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là kết thúc cuộc sống của mình

   + Giôn-xi thờ ơ,bỏ mặc bản thân mặc dù Xiu hết lòng thương yêu, chăm sóc.

- Phản ứng trước hai lần kéo mành:

   + Lần 1: Giôn-xi sợ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng, Xiu lo lắng.

   + Lần 2: Cả Giôn-xi và Xiu đều sững sờ, ngạc nhiên vì chiếc lá vẫn còn trên cây.

MinhDrake
Xem chi tiết
Trần Khánh Linh
Xem chi tiết
omg 1234
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
24 tháng 7 2021 lúc 9:12

Tham Khảo:

Tức nước vỡ bờ là chương thể hiện rõ cách nhìn con người trên binh diện giai cấp của Ngô Tất Tố. Qua đó, bộ mặt nông thôn Việt Nam hiện lên như là mối xung đột có kịch tính cao giữa bọn thống trị tay sai và người nông dân bần cùng khốn khổ vì sưu thuế. Bên cạnh những bộ mặt hung hăng tàn ác của bọn tay sai như cai lệ và người nhà lí trưởng là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân - nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng khi bị đẩy tới chân tường, cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Mười bảy chương truyện trước đã thuật lại biết bao cảnh khốn cùng của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Thuộc loại nghèo bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, đến vụ thuế, anh Dậu ốm liệt giường. Mọi việc dồn vào một tay chị Dậu lo toan chạy vạy. Chị đành bán chó, bán con trong cảnh mua bán cay nghiệt của vợ chồng Nghị Quế, phải nếm những nắm đấm của bọn lính và người nhà lí trưởng. Anh Dậu lại bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau. Sự tàn nhẫn, nỗi khốn cùng ngày càng quá quắt, vượt sức chịu đựng của người phụ nữ đáng thương ấy. Nộp xong suất sưu của chồng, chị những tưởng trả xong món nợ nhà nước. Nào ngờ bọn hào lí còn bắt anh Dậu phải đóng nốt suất sưu của Hợi. Anh Dậu tiếp tục bị đánh, bị trói đến ngất xỉu. Nửa đêm, người ta vác trả về cho chị anh Dậu rũ rượi như một xác chết. May có hàng xóm giúp đỡ, chị đã cứu được chồng. Ấy thế mà anh Dậu vừa run rẩy cầm bát cháo bọn họ đã rủa sả: Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy á?". Anh sợ quá lăn ra phản, không nói nên lời. Tên người nhà lí trưởng còn mỉa mai và sau đó đe đọa dỡ nhà. Căng thẳng nhất là lúc cai lệ bịch luôn vào ngực chị Dậu và tát vào mặt chị một cái đánh đốp.

Trong Tắt đèn, chị Dậu được miêu tả như một người phụ nữ rất mực dịu dàng. Vì bị áp bức bóc lột, chị Dậu đành chịu đựng, nhẫn nhục, và trong nhiều trường hợp, chị là người có thể nhẫn nhục, chịu đựng. Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối, chỉ biết than khóc. Thông minh, sắc sảo, đảm đang, tháo vát, chị Dậu còn tiềm tàng một khả năng phản kháng. Ngay giữa đình làng, trước mặt bọn hào lí, chị đã dám tru tréo, kêu to lên sự bất nhân của chế độ sưu thuế thực dân, phong kiến: "Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu, hở trời". Bị quăng từ đình làng về, rồi được cứu sống, anh Dậu chỉ còn biết khóc em, khóc cái Tí, khóc cho số phận của anh. Trái lại, chị Dậu tỏ thái độ bất cần. Chị bình tĩnh khuyên giải chồng "Còn như mấy đồng tiền sưu, tuy có nóng thật, nhưng lo chưa kịp thì khất. Thịt người tanh, chẳng ai ăn được. Thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ, không phải lo lắng gì cả".

Trong cảnh tức nựớc vỡ bờ, diễn biến tâm lí chị Dậu được miêu tả tinh tế và nhất quán. Chị có thể nhẫn nhục chịu đựng an phận người dân thấp cổ bé miệng, nhưng khi bọn tay sai qụá tàn ác đẩy chị đến chân tường, chị cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện khả năng phần kháng tiềm tàng.

Trước thái độ hung hăng, những lời quát tháo hách dịch của cai lệ, chị Dậu run run. Chị sợ thì ít, mà lo chọ chồng thì nhiều. Chị gọi cai lệ tự xưng là cháu. Chị van xin, cầu khẩn bằng giọng cố thiết tha: "Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất..."

Chị lập luận khá đanh thép, có sự thuyết phục lớn, có lí, có tình:

"Khốn nạn Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!"

Đến khi thấy tính mạng của chồng bị đe dọa, thái độ của chị Đậu thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin, nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất. Bên cạnh lời nói là hành động chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không để hắn đụng tới anh Dậu. Khi thấy sự nhún mình không có hiệu quả chị đã đứng lên ngang hàng với bọn bất nhân để lí luận, cảnh báo chúng. Đang xưng hô "ông-cháu", chị Dậu chuyển qua "ông-tôi" với cai lệ. Người đàn bà uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt ngang hàng với cai lệ để cảnh cáo hắn: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!".

Thái độ của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Người đàn bà dịu dàng bỗng trở nên đáo để. Chị hạ cai lệ xuống thứ "mày" và ngang nhiên thách thức: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Tư thế là tức nước vỡ bờ! Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ. Chị túm lấy cổ cai lệ ấn dúi ra cửa. Cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu hiện lên khỏe khoắn, quyết liệt bao nhiêu, thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười và hài hước bấy nhiêu.

Thương thay anh Dậu, con người được bảo vệ phải lên tiếng - tài tình và tinh tế thay ngòi bút của Ngô Tất Tố! Tiếng nói hiền lành, cam chịu lại là lời tố cáo bọn thống trị có giá trị nhất: "U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội". Chị Dậu như đã leo lên đến lưng cọp. Nghe anh Dậu can, chị càng phẫn uất: "Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được..." Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất ấy giống như lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật, có áp bức, dứt khoát sẽ có đấu tranh.

Sức mạnh kì diệu của chị Dậu lậ sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa. Một người đàn bà lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chồng, tới con, nhiều lần lấy thân mình che chở đòn roi cho chồng. Vì chồng con, người đàn bà ấy sẵn sàng thà ngồi tù.

 

Qua cảnh "Tức nước vỡ bờ", Ngô Tất Tố đã miêu tả tình thế diễn biến tâm lí chị Dậu một cách lô gích. Đó là một tính cách nhất quán. Chị Dậu có thể nhẫn nhục, chịu đựng, nhưng khi đã bị đầy tới chân tường thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Nguyễn Tuân gọi chân dung chị Dậu trong Tắt đèn là "bức chân dung lạc quan", Nguyễn Tuân quả quyết rằng ông đă gặp chị Dậu trong "một đám đông phá kho thóc của Nhật trong những ngày huyện kì tổng khởi nghĩa". Nói như thế là Nguyễn Tuân đã khẳng định tài năng miêu tả nhân vật của Ngô Tất Tố. Dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, nhân vật chị Dậu vừa hiện lên sống động giống như người có thật, vừa thể hiện được quy luật tất yếu của đời sống. Cho nên, chị Dậu của Tất Tố có khả năng bước ra khỏi trang văn để đến với cuộc đời và sống mãi trong đời sống tinh thần của chúng ta.

Minh Nhân
24 tháng 7 2021 lúc 9:12

Tham Khảo !

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật cần phân tích

- Ngô Tất Tố là nhà văn xuất sắc viết về đề tài ngươi nông dân trước Cách mạng Tháng Tám. Những tác phẩm của ông được giới phê bình đánh giá cao, vừa giàu giá trị nội dung và đặc sắc về nghệ thuật viết truyện. Trong đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" trong tiểu thuyết " Tắt đèn", nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu. 

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh sáng tác 

- Tác phẩm "Tắt dèn" viết năm 1936, xã hội bấy giờ là thực dân nửa phong kiến, người nông dân phải chịu nhiều tầng áp bức. Đời sống nhân dân đói khổ, bần cùng, đất nước lầm than, nô lệ.

- Nhân vật chị Dậu đã góp một mảng màu chân thực vào hiện thực bấy giờ, đồng thời còn thể hiện chiều sâu tư tưởng và nhân đạo của nhà văn.

b. Phân tích nhân vật chị Dậu

* Số phận

- Có hoàn cảnh đáng thương.

- Là người nông dân nghèo, vì gánh nặng sưu thuế mà phải bán hết gánh khoai, ổ chó và đứa con gái là cái Tý cho ông Nghị Quế nhưng chỉ đủ nộp sưu cho chồng. Chú Hợi là anh ruột của anh Dậu chết từ năm ngoái nhưng cũng không tránh khỏi nộp sưu. 

- Anh Dậu đang ốm nặng, bọn cường trói anh suốt ngay đêm sai tay chân vác anh về như cái xác chết rũ rượi. Mọi gánh nặng đổ dồn lên vai chị.

 

- Gánh nặng sưu thuế đã dồn người nông dân vào cuộc sống lầm than cơ cực. Đó là giai đoạn với bao nỗi kinh hoàng khi bọn thực dân phong kiến ra sức bóc lột nông dân với đủ mọi thứ thuế. Chị Dậu cũng như bao người nông dân bấy giờ là nạn nhân trong xã hội ấy.

* Phẩm chất

- Người vợ, ngươi mẹ giàu tinh yêu thương

- Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm đủ mọi cách để cứu chồng. Khi chồng ốm, trước hàng loạt những tiếng trống thúc thuế, chị vẩn khẩn khoản, thiết tha mời chồng: " Thầy em cố gắng ngôi dạy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Hành động ấy chứa đựng biết bao tình yêu thương vỗ về.

- Dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng 

- Bán đi đứa con minh đứt ruột đẻ ra, lòng người mẹ nào không đau cho được. Lòng chị chắc hẳn luôn quặn thắt luôn nhói đau.

- Người phụ nữ đúng mực có cương có nhu

- Lúc đầu khi bọn cường hào tới chị hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin chúng xem lại

Tên cai vệ " Dựt phăt dây thừng trong tay anh hậu cần lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu anh ra đình". Tức nươc vỡ bờ, để bảo về chồng cũng như nhân phẩm chị đã kiên quyết chống cự: " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Cách xưng hô thay đổi. Từ chỗ nhún mình chị đã vùng lên. Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất.Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhao ra thềm. Chị nói " Thà ngôi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Con giun xéo mãi cũng quằn, bị dồn tới bước đường cùng người nông dân phải tự giải thoát cho mình.

c. Đánh giá

Với nghệ thuật xây dựng nhân vật, sử dụng vốn từ ngữ giàu có sinh động, Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, qua đó thể hiện chiều sâu nhân đạo cũng như triết lý: Có áp bức thì sẽ có đấu tranh.

3. Kết bài

- Cảm nhận của em về nhân vật.

- Chị Dậu đã để lại trong ta những ấn tượng sâu sắc. Qua đó ta thêm hiểu hơn về cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ đồng thời ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ.

Nguyễn Thị Thu Phương
24 tháng 7 2021 lúc 9:13

Tham khảo: 

Tức nước vỡ bờ là chương thể hiện rõ cách nhìn con người trên binh diện giai cấp của Ngô Tất Tố. Qua đó, bộ mặt nông thôn Việt Nam hiện lên như là mối xung đột có kịch tính cao giữa bọn thống trị tay sai và người nông dân bần cùng khốn khổ vì sưu thuế. Bên cạnh những bộ mặt hung hăng tàn ác của bọn tay sai như cai lệ và người nhà lí trưởng là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân - nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng khi bị đẩy tới chân tường, cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Mười bảy chương truyện trước đã thuật lại biết bao cảnh khốn cùng của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Thuộc loại nghèo bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, đến vụ thuế, anh Dậu ốm liệt giường. Mọi việc dồn vào một tay chị Dậu lo toan chạy vạy. Chị đành bán chó, bán con trong cảnh mua bán cay nghiệt của vợ chồng Nghị Quế, phải nếm những nắm đấm của bọn lính và người nhà lí trưởng. Anh Dậu lại bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau. Sự tàn nhẫn, nỗi khốn cùng ngày càng quá quắt, vượt sức chịu đựng của người phụ nữ đáng thương ấy. Nộp xong suất sưu của chồng, chị những tưởng trả xong món nợ nhà nước. Nào ngờ bọn hào lí còn bắt anh Dậu phải đóng nốt suất sưu của Hợi. Anh Dậu tiếp tục bị đánh, bị trói đến ngất xỉu. Nửa đêm, người ta vác trả về cho chị anh Dậu rũ rượi như một xác chết. May có hàng xóm giúp đỡ, chị đã cứu được chồng. Ấy thế mà anh Dậu vừa run rẩy cầm bát cháo bọn họ đã rủa sả: Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy á?". Anh sợ quá lăn ra phản, không nói nên lời. Tên người nhà lí trưởng còn mỉa mai và sau đó đe đọa dỡ nhà. Căng thẳng nhất là lúc cai lệ bịch luôn vào ngực chị Dậu và tát vào mặt chị một cái đánh đốp.

 

Trong Tắt đèn, chị Dậu được miêu tả như một người phụ nữ rất mực dịu dàng. Vì bị áp bức bóc lột, chị Dậu đành chịu đựng, nhẫn nhục, và trong nhiều trường hợp, chị là người có thể nhẫn nhục, chịu đựng. Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối, chỉ biết than khóc. Thông minh, sắc sảo, đảm đang, tháo vát, chị Dậu còn tiềm tàng một khả năng phản kháng. Ngay giữa đình làng, trước mặt bọn hào lí, chị đã dám tru tréo, kêu to lên sự bất nhân của chế độ sưu thuế thực dân, phong kiến: "Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu, hở trời". Bị quăng từ đình làng về, rồi được cứu sống, anh Dậu chỉ còn biết khóc em, khóc cái Tí, khóc cho số phận của anh. Trái lại, chị Dậu tỏ thái độ bất cần. Chị bình tĩnh khuyên giải chồng "Còn như mấy đồng tiền sưu, tuy có nóng thật, nhưng lo chưa kịp thì khất. Thịt người tanh, chẳng ai ăn được. Thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ, không phải lo lắng gì cả".

Trong cảnh tức nựớc vỡ bờ, diễn biến tâm lí chị Dậu được miêu tả tinh tế và nhất quán. Chị có thể nhẫn nhục chịu đựng an phận người dân thấp cổ bé miệng, nhưng khi bọn tay sai qụá tàn ác đẩy chị đến chân tường, chị cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện khả năng phần kháng tiềm tàng.

Trước thái độ hung hăng, những lời quát tháo hách dịch của cai lệ, chị Dậu run run. Chị sợ thì ít, mà lo chọ chồng thì nhiều. Chị gọi cai lệ tự xưng là cháu. Chị van xin, cầu khẩn bằng giọng cố thiết tha: "Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất..."

Chị lập luận khá đanh thép, có sự thuyết phục lớn, có lí, có tình:

 

"Khốn nạn Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!"

Đến khi thấy tính mạng của chồng bị đe dọa, thái độ của chị Đậu thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin, nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất. Bên cạnh lời nói là hành động chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không để hắn đụng tới anh Dậu. Khi thấy sự nhún mình không có hiệu quả chị đã đứng lên ngang hàng với bọn bất nhân để lí luận, cảnh báo chúng. Đang xưng hô "ông-cháu", chị Dậu chuyển qua "ông-tôi" với cai lệ. Người đàn bà uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt ngang hàng với cai lệ để cảnh cáo hắn: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!".

Thái độ của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Người đàn bà dịu dàng bỗng trở nên đáo để. Chị hạ cai lệ xuống thứ "mày" và ngang nhiên thách thức: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Tư thế là tức nước vỡ bờ! Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ. Chị túm lấy cổ cai lệ ấn dúi ra cửa. Cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu hiện lên khỏe khoắn, quyết liệt bao nhiêu, thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười và hài hước bấy nhiêu.

Thương thay anh Dậu, con người được bảo vệ phải lên tiếng - tài tình và tinh tế thay ngòi bút của Ngô Tất Tố! Tiếng nói hiền lành, cam chịu lại là lời tố cáo bọn thống trị có giá trị nhất: "U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội". Chị Dậu như đã leo lên đến lưng cọp. Nghe anh Dậu can, chị càng phẫn uất: "Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được..." Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất ấy giống như lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật, có áp bức, dứt khoát sẽ có đấu tranh.

Sức mạnh kì diệu của chị Dậu lậ sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa. Một người đàn bà lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chồng, tới con, nhiều lần lấy thân mình che chở đòn roi cho chồng. Vì chồng con, người đàn bà ấy sẵn sàng thà ngồi tù.

 

Qua cảnh "Tức nước vỡ bờ", Ngô Tất Tố đã miêu tả tình thế diễn biến tâm lí chị Dậu một cách lô gích. Đó là một tính cách nhất quán. Chị Dậu có thể nhẫn nhục, chịu đựng, nhưng khi đã bị đầy tới chân tường thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Nguyễn Tuân gọi chân dung chị Dậu trong Tắt đèn là "bức chân dung lạc quan", Nguyễn Tuân quả quyết rằng ông đă gặp chị Dậu trong "một đám đông phá kho thóc của Nhật trong những ngày huyện kì tổng khởi nghĩa". Nói như thế là Nguyễn Tuân đã khẳng định tài năng miêu tả nhân vật của Ngô Tất Tố. Dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, nhân vật chị Dậu vừa hiện lên sống động giống như người có thật, vừa thể hiện được quy luật tất yếu của đời sống. Cho nên, chị Dậu của Tất Tố có khả năng bước ra khỏi trang văn để đến với cuộc đời và sống mãi trong đời sống tinh thần của chúng ta.

Le Nhat Minh
Xem chi tiết
Le Nhat Minh
5 tháng 3 2019 lúc 18:54

trong bài Đêm nay Bác ko ngủ nhé mn

uzumaki naruto
5 tháng 3 2019 lúc 18:56

Lần đầu chợt thức giấc, anh chiến sĩ ngạc nhiên, sững sờ và xúc động khi thấy trời đã khuya lấm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa sưởi ấm cho chiến sĩ. Niềm xúc động dâng cao khi anh chứng kiến Bác Hồ nhẹ nhàng dém chăn cho từng người. Lòng yêu thương hoà lẫn với niềm tôn kính, anh cảm nhận được sự lớn lao mà gần gũi của vị lãnh tụ tối cao. Rồi anh tha thiết mời Bác đi nghỉ. Anh nằm ngủ không yên vì nỗi lo cứ bề bộn trong lòng về sức khoẻ của Bác.

+Lần thứ ba thúc dậy, trời đã sắp sáng, anh chiến sĩ thấy Bác vẫn ngồi đinh ninhchòm râu im phăng phắc. Sự lo lắng đã chuyển thành hốt hoảng thực sự. Nếu ở lần đầu, anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ Bác thì lần này, anh năn nỉ khẩn cầu mời Bác đi nghỉ. Anh mong sao Bác chợp mắt được một chút để giữ gìn sức khoẻ. Tình thương yêu Bác dâng lên đến điểm đỉnh trong anh thì cũng là lúc anh thấu hiểu được tấm lòng cao đẹp của Bác. Bác không ngủ vì Bác thương đoàn dân công, Đêm nay ngủ ngoài rừng... Điều ấy đã giúp anh đội viên hiểu rõ tấm lòng nhân ái mênh mông của lãnh tụ đối với nhân dân.

Bùi Khánh Linh
5 tháng 3 2019 lúc 18:59

Thái độ, tâm trạng của anh đội viên:

-Hốt hoảng, giật mình -> Mất bình tĩnh vì quá lo lắng.

-Nằng nặc, vội vàng -> Năn nỉ, khẩn thiết, cương quyết mời Bác ngủ.

=> Tình cảm yêu thương tha thiết của anh đội viên với Bác.

Hoàng Thu Hằng
Xem chi tiết
Bùi Xuân Phương
15 tháng 5 2020 lúc 20:43

Bài thơ không kể về lần thứ hai anh đội viên thức dậy, mà từ lần thứ nhất chuyển ngay sang lần thứ ba. Điều này cho thấy trong đêm, anh đã nhiều lần tỉnh giấc và lần nào cũng chứng kiến cảnh Bác Hồ không ngủ. Từ lần thứ nhất đến lần thứ ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có sự biến đổi rõ rệt.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Tiến Pro ✓
Xem chi tiết
okazaki * Nightcore - Cứ...
8 tháng 8 2019 lúc 21:03

-Ngỡ ngàng vì:

+người em mình vẫn coi thường, ghen ghét lại vẽ mình trong bức tranh

+bức tranh đẹp quá, ngoài sức tưởng tượng của người anh

-Hãnh diện vì:

+mình được đưa vào trong tranh, bức tranh đoạt giải nhất

+trong tranh mình hiện lên thật đẹp, thật hoàn hảo

+em mình thật giỏi, thật tài năng

-Xấu hổ vì:

+mình hay ghen ghét, đố kị, xa lánh em, không hiểu em

+mình cư xử không tốt với em

hok tốt

Tsukune * Rosario to Vam...
8 tháng 8 2019 lúc 21:04

vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em, mà người em vẫn quý mến anh ta, chọn anh ta để vẽ. Anh còn ngỡ ngàng vì người đã vẽ anh rất đẹp một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư, chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng rủ, ghen tị.

Người anh tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được bao hàm nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đưa em gái có trí.

Sau đó người anh xấu hổ: Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Anh xấu hổ vì con người thật của anh ta không xứng đáng với người ở trong tranh.

hok tốt

okazaki *  Nightcore -...
8 tháng 8 2019 lúc 21:05

Khi nhận ra nhân vật chính trong bức tranh đoạt giải của em gái là mình, người anh ban đầu ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là xấu hổ. Em ngõ' ngàng vì không nghĩ rằng trong con mắt em gái, hình ảnh của mình lại toàn mĩ đến thế; sau những gì mình đối xử với em gái, em gái vẫn có cái nhìn hết sức hoàn hảo về mình. Từ sự ngỡ ngàng đó, người anh chuyển sang hãnh diện. Hãnh diện không chỉ vì tài năng của em, vì sự hoàn hảo của mình trong bức tranh, mà còn chính vì tâm hồn cao thượng và lòng vị tha của em gái. Cùng với dòng chữ đề Anh trai tôi là hình ảnh một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lèn từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chísự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Đó là một người anh trong những suy nghĩ và có cả sự tưởng tượng của người em gái. Chính lòng vị tha và lòng mong ước của em gái đã làm cho người anh chuyển từ hãnh diện sang xấuliổ. Dưới con mắt của em gái, người anh thật hoàn hảo, nhưng trong thực tế người anh chưa làm được những gì xứng đáng với suy nghĩ của người em, ngay trong cách đối xử và những suy nghĩ của em về em gái cũng không được như vậy. Người anh đã nhận ra những khuyết điếm của mình qua nội dung mà em gái diễn tả trong bức tranh.Như vậy có thể thấy, tâm trạng của người anh diễn biến hết sức phức tạp thông qua những hành động cụ thế của em gái. Đó là nét độc đáo trong việc thế hiện tính cách nhân vật của tác giả

hok tốt